Thứ Tư, 2025-01-22, 11:36 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Hai » 1 » Tham nhũng trong chế độ độc tài đảng trị
9:30 PM
Tham nhũng trong chế độ độc tài đảng trị

Anthony Le

Trong thời vừa gian qua, có thể nói, cái tên Huỳnh Ngọc Sỹ đã trở thành cụm từ được người dân Việt Nam tìm kiếm nhiều nhất trên công cụ tìm kiếm của Google. Có rất nhiều bài viết trên các trong blog và các website từ cả trong và ngoài nước. Người dân thi nhau viết, thi nhau đọc như là một cách thỏa mãn duy nhất cho những nỗi bức xúc đè nén bao năm nay.

Ai ai cũng biết rằng, tham nhũng khiến cho nhân dân đói khổ, tham nhũng khiến nước mất nhà tan, tham nhũng khiến cho quốc gia nghèo nàn lạc hậu … Nhưng, có bao nhiêu người chịu nghĩ sâu xa hơn cho hai từ “tham nhũng” ấy ? Và có bao nhiêu người chịu quyết tâm đứng lên bài trừ tham nhũng ?

Ai ai cũng muốn chống tham nhũng nhưng có bao nhiêu người nghĩ đó trách nhiệm của mình, của mỗi người dân chúng ta ? Hay tất cả chúng ta đều nghĩ rằng đó chỉ là trách nhiệm của chính phủ, của nhà cầm quyền ?

Chúng ta cần nhìn nhận và đánh giá lại một cách nghiêm túc hai chữ “tham nhũng” nếu chúng ta muốn bài trừ tận gốc vấn đề này.

KHÁI NIỆM THAM NHŨNG

Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức quyền, vị trí công việc của mình để chiếm đoạt bất hợp pháp tài sản của nhà nước, tài sản của nhân dân, tài sản của người khác làm tài sản riêng của mình. (Xin phép cho tôi được định nghĩa tham nhũng một cách đơn giản nhất).

Các hình thức tham nhũng:

- Sử dụng các kỹ thuật, nghiệp vụ kinh tế để biến các tài sản của chung, của nhà nước thành tài sản riêng của mình như: Kê giá, rút ruột công trình, kê không các khoản chi… Hình thức này thường thấy trong các chức vụ của các đơn vị kinh tế.

- Lợi dụng chức quyền để ép buộc người khác phải nộp tiền cho mình. Hình thức này phổ biến trong các viên chức nhà nước trong khối hành chính sự nghiệp.

Hành vi tham nhũng được cấu thành bao giờ cũng gồm 2 (nhóm) đối tượng: Đối tượng/nhóm đối tượng tham nhũng và đồng phạm (những người hối lộ).

Người tham nhũng vì ham lợi mà bất chấp đạo lý, bất chấp lỗi công bằng, bấp chấp luật pháp để chiếm cho bằng được những thứ vốn không thuộc về mình.

Người hối lộ vì muốn chạy việc, muốn dễ dàng mà chấp nhận những yêu cầu của người tham nhũng, chấp nhận hành vi phạm pháp.

Nói một cách khách quan, những lỗi phạm của Bùi Tiến Dũng, của Huỳnh Ngọc Sỹ … không thiếu phần của người dân chúng ta hôm nay. Nếu chúng ta cương không chịu đút tiền cho những người cảnh sát giao thông thì sẽ không có những cảnh sát giao thông nhận tiền mãi lội. Nếu PCI không vì lấy được hợp đồng mà lại quả 10% thì không có vụ Huỳnh Ngọc Sỹ nhận hối lộ hôn nay… Nhưng tiếc rằng, chúng ta vì cái lợi nhỏ của chúng ta mà chúng ta đã gây nên cái họa lớn cho đất nước.

Ngược lại, nếu những người làm công chức nhà nước, những quan lớn của chế độ không làm khó dễ, không gây phiền hà, không bắt ép người dân cống nạp và không ngửa tay nhận những đồng tiền bẩn thỉu đó thì chúng ta chẳng dại gì mà đưa hối lộ, vừa mất tiền lại phạm pháp. Hơn nữa, nếu không đưa liệu có được không ?

Vậy đâu mới là vấn đề ? Đưa thì mới nhận hay đòi rồi mới đưa ?

Khó có thể xác nhận được ai là người gây lỗi cho ai. Tuy nhiên, tất cả luật pháp của các nước đã phạt người nhận hối lộ nhiều hơn người đưa hối lộ đã nói lên rằng, trong tất cả các trường hợp, thì người nhận hối lộ có lỗi nhiều hơn trong hành vi tham nhũng này. Tại sao? Vì người nhận hối lộ là người đại diện cho chính quyền, đại diện cho nhân dân. Họ có quyền có thế, am hiểu pháp luật và đa số trường hợp là do họ yêu cầu, đòi hỏi trước.

Cho dù là ai có tội lớn hơn và ai là ngưới chủ động trong hành vi tham nhũng này đi nữa thì cũng có thể kết luận: Cả hai cùng có tội. Cũng chính vì vậy mới cần có pháp luật để duy trì một trật tự chung của xã hội.

Vậy, trách nhiệm của chính phủ, của pháp luật đối với tham nhũng như thế nào ?

Chính phủ là những người đại diện cho cả một quốc gia, một dân tộc trước cộng đồng thế giới. Chính phủ là những người thực thi pháp luật. Chính phủ có quyền và sử dụng quyền đó để bảo vệ quốc gia, bảo vệ xã hội, để bảo đảm một môi trường tốt, một xã hội tự do, công bằng cho mọi thành viên trong xã hội. Chính phủ được nhân dân trả lương để làm những việc làm ấy. Vì vậy nên mọi trách nhiệm lại quy về cho chính phủ.

Có thể nói rằng, tham nhũng thời nào cũng có, nước nào cũng có. Nhưng không thể vì thế mà chính phủ phủi bỏ trách nhiệm của mình. Một xã hội càng văn minh, tiến bộ, pháp luật càng được thực thi công bằng, nghiêm minh thì tham nhũng càng ít. Ngược lại, xã hội càng nghèo nàn, lạc hậu, chính phủ càng bỏ bê, tắc trách, pháp luật càng lõng lẽo thì tham nhũng càng cao.

THAM NHŨNG VÀ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT NAM – MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG

Xã hội Việt nam, từ 1975, được lãnh đạo bởi một tập thể những người cộng sản. Những người tôn sùng chủ nghĩa tam vô: vô gia đình, vô tổ quốc và vô tín ngưỡng. Họ là những người tôn sùng vật chất (chủ nghĩa duy vật). Vậy nên đối với họ, tiền là tất cả. Để có tiền họ sẵn sàng bất chấp tất cả: đạo lý, lương tâm và cả luật pháp. Cũng bởi vì họ theo chủ nghĩa tam vô nên họ không có tình người, đối với họ chỉ đơn giản mạnh được yếu thua. Và cũng vì cái chủ nghĩa tam vô ấy mà xã hội ngày càng sản sinh ra nhiều kẻ bán nước cầu vinh, thượng đội hạ đạp vì họ không có tổ quốc.

Xã hội Việt Nam được cai trị bởi những con người cộng sản ưu tú chưa qua được lớp 5 trường làng, những con người mà phần lớn thời gian là sống trong rừng và các hang động. Những con người cộng sản ưu tú ấy biết được rằng, nếu không dùng vũ lực thì khó có thể thuyết phục được quần chúng bởi vì họ quá ưu tú. Chính vì vậy, họ điên cuồng chém giết những người dân vô tội để uy hiếp và răn đe mọi thành phần chống đối. Và từ đó bạo lực là nguồn sống của họ.

Những người cộng sản lãnh đạo đất nước với kinh nghiệm và kiến thức ngộ được từ rừng núi Trường Sơn nên sau 30 năm đất nước đã trở nên lạc hậu hơn so với các quốc gia khác hàng trăm năm. Ấy vậy nhưng những người cộng sản vẫn không dám dùng người tài giỏi hơn mình mà chỉ dám xây dựng xung quanh mình những người cũng ưu tú như mình mặc cho đất nước ngày càng khốn khổ. Bởi vì nếu sử dụng những người tài giỏi hơn mình cùng đồng nghĩa với việc quyền hành sẽ mất, quyền lợi không còn. Bởi vì họ không có tính người nên họ không hề quan tâm tới người dân phải sống như thế nào dưới sự thống trị của họ. Bởi vì họ không có tổ quốc nên họ không hề quan tâm tới tương lai và vận mệnh đất nước. Họ chỉ có thể sử dụng những kẻ bất tài vô tướng như là một biện pháp bảo vệ địa vị và uy quyền của họ. Bởi vì đó chính là tiền, là mục đích sống và là tất cả đối với họ.

Để duy trì sự thống trị, để bảo vệ quyền lợi của mình, họ cần có sự trung thành tuyệt đối của những người cấp dưới. Nhưng cái gì khiến những người cấp dưới trung thành với họ trong khi họ ngu dốt và đầy những xấu xa? Bởi vì những người cộng sản không hề có niềm tin, không hề có lý tưởng, cái mà họ có thể ban cho cấp dưới của mình để đổi lấy sự trung thành và tận tụy không gì khác là những đặc quyền đặc lợi.

Về phần mình, những người cộng sản cấp nhỏ hơn, những người không có trình độ và kiến thức, những người cũng không có niềm tin và lý tưởng, để có thể nhận được đặc quyền đặc lợi, là lẻ sống của mình, phải cúc cung tận tụy, một lòng trung thành với lãnh đạo, với đảng. Thay vì dốc sức mình ra xây dựng xã hội, những người cộng sản tay sai này lại ra sức cung phụng các lãnh đạo của mình bằng tiền bạc, bằng các cuộc chơi trác tán, trụy lạc.

Nhưng tiền ở đâu ra để chi cho các khoản này ?
Tiền ở đâu ra để có thể sống vinh hoa phú quý ?
Với mức lương ba cọc một đồng ăn cơm còn không đủ lấy đâu cung phụng mấy nhà lãnh đạo cấp cao ?

Con đường duy nhất là tham nhũng.

Bởi vì xã hội được cai trị bởi những con người cộng sản ưu tú nên tiêu chuẩn để đánh giá không phải là trình độ, là cống hiến cho xã hội, mà là mức độ trung thành và khả năng cung phụng cấp trên tới đâu. Bởi vì họ cũng biết rằng, cấp trên cần sự trung thành và cung phụng của họ nên họ nên các quan chức cộng sản thi nhau tham nhũng, thi nhau cướp bóc để cung phụng cho lãnh đạo. Ai cướp bóc nhiều, tham nhũng nhiều thì tiền càng nhiều và khả năng làm hài lòng cấp trên càng cao và từ đó chức càng cao hơn. Và đối với họ, đó chính là mục đích sống mặc cho xã hội ra sao, người dân sống như thế nào? Do họ, những người cộng sản không có tổ quốc nên vận mệnh của đất nước không liên quan tới họ nên họ cướp bóc, họ tham nhũng với sự thích thú và hãnh diện.

Ngược lại, những người cấp trên thừa biết rằng số tiền mà cấp dưới đưa cho mình, những cuộc chơi thác loạn mà cấp dưới đưa cho mình được lấy từ đâu. Tuy nhiên, với họ, những người không quốc gia, thì những chuyện đó có liên quan gì đến họ đâu mà ngược lại họ còn được cung phụng, còn được cấp dưới trung thành. Chính vì vậy họ sẵn sàng bảo vệ cho cấp dưới của mình khi sự việc bại lộ như là một cách thức mua lấy sự trung thành. Từ đó, tham nhũng như là một biện pháp để duy trì sự độc tài.

Cũng bởi vì họ độc tài nên không ai dám nói gì. Cũng vì họ độc tài nên họ sẵn sàng dùng bạo lực để trấn áp những người dám phản đối họ.

Cứ như vậy, một hệ thống quyền lực từ trên xuống dưới, từ trung ương đến địa phương sản sinh ra một hệ thống tham nhũng và bao che xuyên suốt chế độ. Đó cũng chính là câu trả lời cho tất cả các vụ án tham nhũng từ xưa đến nay và cho tới khi nào cộng sản còn nắm quyền thống trị.

Từ đó có thể thấy rằng:

Chế độ độc tài sản sinh và bảo vệ tham nhũng và ngược lại tham nhũng nuôi dưỡng chế độ độc tài ngày càng lớn mạnh và táo bạo hơn.

Những người dân Việt Nam thân yêu mong chờ gì ở những cam kết chống tham nhũng ? Sẽ không bao giờ có một cuộc chiến như thế vì sẽ không có ai tự chống lại mình.

Con đường duy nhất để chống và bài trừ tham nhũng trong xã hội Việt Nam này là phá bỏ sự thống trị độc tài của đảng Cộng sản Việt Nam, bài trừ cả tập thể ung nhọt của xã hội.

Nguồn: Anthony Le's Blog
Category: Hồ sơ Tham nhũng CSVN | Views: 867 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 10
Khách: 10
Thành Viên: 0