THƯỢNG
HẢI -- Một người đàn ông 28 tuổi bị kết tội giết hại sáu nhân viên cảnh
sát đã bị xử tử hình bằng cách tiêm thuốc độc vào sáng thứ Tư, theo tin
từ truyền thông nhà nước, kết thúc vụ án từng lôi cuốn một số lượng lớn
đáng kinh ngạc về sự đồng cảm của công chúng đối với anh ta.
Bản án
tử hình đã được thi hành nhanh chóng sau khi tòa tối cao quốc gia, gọi
là Tòa án Nhân dân Tối cao tại Bắc Kinh, đã không chấp nhận một đề nghị
kháng án nhân danh người đàn ông Bắc Kinh thất nghiệp, anh Dương Gia,
từng lao vào một đồn cảnh sát ở Thượng Hải ngày 1 tháng Bảy và đâm sáu
nhân viên cảnh sát cho tới chết.
Anh
Dương cho biết mình bị buộc tội oan là đã ăn cắp một chiếc xe đạp, rồi
bị cảnh sát Thượng Hải đánh đập vào tháng Mười năm 2007; cảnh sát thừa
nhận rằng họ đã hỏi anh ta về việc anh sử dụng một chiếc xe đạp không
đăng ký song lại phủ nhận là đã đánh đập anh. Anh Dương đã gửi thư cho
cảnh sát Thượng Hải và đòi có sự đền bù những tổn thất về tâm lý. Cuối
cùng anh đã coi cuộc tấn công của mình vào đồn cảnh sát là một hành
động báo thù.
Đối với
nhiều người Trung Quốc, anh đã trở thành một biểu tượng về một kẻ tầm
thường mà đã dám đứng lên chống lại thói quấy rối của cảnh sát và sự
bất công của chính quyền. Trong thời gian diễn ra hai phiên toà, những
người ủng hộ anh đã tập họp thành những đám đông bên ngoài phòng xử án
tại Thượng Hải. Một số người đã mặc những chiếc áo phông có hình ảnh
anh Dương; một số khác đã gọi anh là một người anh hùng.
Bên ngoài Thượng Hải, một số tờ báo đã cho đăng tải những bức chân dung của Dương với vẻ mặt dễ mến.
Các luật
sư bảo vệ cho anh Dương nói là anh đã không ổn định về tinh thần và
không đủ sức khỏe để ra tòa. Thế nhưng các công tố viên đã liệt anh vào
loại sát nhân có máu lạnh, kẻ đã phạm tội ác với "bản tính hiểm độc có
dự tính trước và chuẩn bị kỹ lưỡng." Anh đã bị tuyên là có tội vào ngày
1 tháng Chín và bị kết án tử hình.
Vào hồi
9 giờ hôm thứ Tư, sau khi ăn một ít cháo đặc, anh Dương đã bị hành
quyết bằng cách tiêm thuốc độc, theo tin từ báo chí của nhà nước cho
hay.
Trong
một cuộc phỏng vấn qua điện thoại vào tối thứ Tư, cha anh Dương, ông
Dương Phú Sinh, cho biết ông căm giận hệ thống luật pháp của đất nước
Trung Quốc và đã choáng váng trước bản án tử hình đứa con trai của
mình.
"Tôi đã
có những nỗ lực lớn nhất để giúp cho con trai tôi, để cứu lấy cuộc sống
của nó, thế nhưng tôi đã thất bại, Tôi có thể nói gì bây giờ?" ông giãi
bày qua điện thoại. "Đó là một trải nghiệm cay đắng đau buồn suốt bốn
tháng này, là quãng thời gian khắc nghiệt và tối tăm nhất trong cuộc
đời chúng tôi. Tôi sẽ nghi nhớ sâu đậm trong trái tim mình mọi giây
phút đau đớn, mọi nỗ lực và mọi lời khẩn cầu mà tôi đã cố gắng; tôi hứa
là sẽ không bao giờ quên nó. Và giờ đây tôi đã mất con trai rồi. Tôi
nhận ra là những người dân bình thường đã phải bất lực đến thế nào."
Một ngày
sau khi anh Dương Gia bị cáo buộc đã giết các nhân viên cảnh sát, mẹ
anh, bà Vương Tinh Mỹ, đã bị bắt giữ tại Bắc Kinh và bị đưa tới một
bệnh viện tâm thần địa phương. Gia đình bà kể là họ đã không hề được ai
nói cho biết nơi bà bị giam giữ hoặc ai đã giam giữ bà; họ chỉ biết
rằng bà đã biến mất. Bà được thả ra hôm Chủ nhật tuần trước, họ kể, và
được phép tới thăm con hôm thứ Hai.
Cha của
anh Dương nói là ông chỉ được tới thăm con trai mình một lần, vào hôm
16 tháng Mười, và anh đã không được phép có cuộc thăm viếng nào khác.
Bản miêu tả của báo chí nhà nước về cái chết của con trai ông đã không
giải đáp được những điều nghi vấn nhất của ông.
"Tôi vẫn
không biết nơi mà nó bị hành hình, cách họ hành hình nó, nó chết nhẹ
nhàng hay đau đớn, nó muốn nói với tôi và mẹ nó điều gì," cha anh Dương
than thở. "Thật là vô nhân đạo khi chính quyền đã tước đi cái quyền của
tôi được nhìn thấy con trai tôi; điều này đã dạy cho tôi bài học cay
đắng, là cán cân công lý và luật pháp luôn luôn nghiêng về phía những
kẻ có quyền lực, về phía một chính quyền hùng mạnh như thế."
Trần Dương đã bổ sung thông tin từ Bắc Kinh.
Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008
-----------------------
Shanghai Higher People's Court, via Agence France-Presse — Getty Images
Yang Jia during his trial in October in Shanghai on charges of killing six police officers.
The New York Times
------------
Police Officers’ Killer, Hero to Some Chinese, Is Executed
By DAVID BARBOZA
Published: November 26, 2008
SHANGHAI
— A 28-year-old man convicted of killing six police officers was
executed by lethal injection on Wednesday morning, according to state
media, ending a case that drew a surprising amount of public sympathy
for the man.
The
execution came shortly after the nation’s highest court, the Supreme
People’s Court in Beijing, rejected an appeal on behalf of the
unemployed Beijing man, Yang Jia, who stormed a Shanghai police station
on July 1 and stabbed six officers to death.
Mr. Yang
said he had been wrongly accused of stealing a bicycle and been beaten
by the Shanghai police in October 2007; the police have acknowledged
that they questioned him about riding an unlicensed bicycle but denied
beating him. Mr. Yang wrote to the Shanghai police and demanded
compensation for psychological damage. He eventually called his assault
at the police station a revenge attack.
To many
Chinese, he became a symbol of the little guy standing up against
police harassment and government injustice. During his two trials,
supporters gathered in crowds outside the courthouse in Shanghai. Some
wore T-shirts with Mr. Yang’s image; some called him a hero.
Outside of Shanghai, some Chinese newspapers published sympathetic portraits of Mr. Yang.
Lawyers
for Mr. Yang said he was mentally unstable and not fit to stand trial.
But prosecutors labeled him a cold-blooded murderer who had committed
the crime with “ premeditated malice and thorough preparation.” He was
convicted Sept. 1 and sentenced to death. The courts rejected several
appeals.
At 9
a.m. on Wednesday, after eating some porridge, Mr. Yang was executed by
lethal injection, according to the state-run news media.
In a telephone interview Wednesday evening, Mr. Yang’s father, Yang Fusheng, said he was outraged at China’s judicial system and devastated by his son’s execution.
“I’ve
tried my best to help my son, save his life, but failed, what can I
say?” he said by phone. “It was a bitterly sad experience for these
four months, the hardest and darkest time in our life. I’ll remember
firmly and deeply in my heart every minute of suffering, every attempt
and every appeal that I tried; I promise I will never forget it. And
now I lost my son. I’ve realized how powerless common people are.”
A day
after Mr. Yang was accused of killing the officers, his mother, Wang
Jingmei, was detained in Beijing and sent to a local mental hospital.
Her family said they were never told where she was held or by whom;
they knew only that she had disappeared. She was released last Sunday,
they said, and allowed to visit her son on Monday.
Mr.
Yang’s father said that he visited his son once, on Oct. 16, and that
he was not allowed another visit. The state media account of his son’s
death did not answer his deepest questions.
“I still
don’t know where he was executed, how they executed him, if he died
calmly or painfully, what he wanted to say to me and to his mother,”
Mr. Yang’s father said. “It’s inhuman that the government deprived my
right to see my own son; it taught me bitterly, that the scale of
justice and law is always leaning toward to the one who has the power,
toward so mighty a government.”
Chen Yang contributed research from Beijing.
|