Thứ Ba, 2024-11-05, 8:36 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Hai » 3 » Quản lý blog bằng Luật Báo chí, được không?
9:37 AM
Quản lý blog bằng Luật Báo chí, được không?

03/12/2008 10:17 (GMT + 7)
Không được! Nhiều bloggers sẽ khẳng định ngay như thế. Nhưng với nhà quản lý thì khác, khi cho rằng: Nếu blog "đưa thông tin báo chí thì phải tuân thủ và chịu sự điều chỉnh của Luật Báo chí . Người nào vượt quá phạm vi blog, biến thông tin trên blog thành thông tin báo chí là vi phạm Luật Báo chí".


Câu chuyện quản lý blog lại tiếp tục "nóng" khi dự thảo "Thông tư về hoạt động cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử cá nhân (blog)" vừa được đưa ra bàn thảo và dự kiến có hiệu lực từ tháng 02/2009.

Nan giải chuyện "quản" hay "xiết"

Blog là một dạng "báo chí công dân"? 

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn đã cho biết cách hiểu "Yếu tố cá nhân trong blog là yếu tố cơ bản. Yếu tố này quy định blog không đại diện cho một tổ chức hay thông tin chính thống nào. Những blog vượt quá thông tin cá nhân là sai quy định".

Và như vậy, trên trang "nhật ký cá nhân" blog, mỗi người chỉ được bàn chuyện... "của mình" chứ không được bàn chuyện "thời cuộc" (nếu hiểu thông tin về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, thể thao... xoay quanh thời đại mình đang sống là "thông tin báo chí" - một khái niệm chưa có sự rạch ròi).

Nói như Karl Marx, "bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội", mà bây giờ blog chỉ được ghi chép "Ngày... tháng... năm... tôi đi đâu, tôi làm gì, tôi mộng mơ, nhớ nhung người tôi yêu và gia đình tôi ngăn cản cuộc tình riêng..." thế nào thì blog không khác gì "cuốn sổ" trên màn hình máy tính nối mạng. Chẳng còn nữa, nhiều "hot" bloggers đình đàm.

Nhạt buồn như thế thì tốt nhất, các nhà cung cấp mạng xã hội (social networks) cũng được "khuyến cáo" rằng không được thiết lập chức năng "Public" (công cộng, cho mọi người đọc) mà chỉ để "Private" (Riêng tư) hay "Friends Only" (chỉ bạn bè được xác định trước mới được đọc).

Điều này phù hợp với quan điểm của các nhà quản lý: "Đã là nhật ký cá nhân thì chỉ viết cho mình, cùng lắm là người thân của mình đọc. Nếu đưa ra đại chúng thì không thể là nhật ký mà vô tình biến nó thành trang thông tin điện tử, như vậy phải chịu sự quy định như đối với trang thông tin điện tử".

Từ nhiệm vụ làm trang nhật ký cá nhân, blog đã mở rộng ra đời sống

Vấn đề ở đây là, nếu quả thực, blog chỉ được phép đưa thông tin cá nhân như thế thì nó trở thành một công cụ bị bó hẹp về mặt tính năng; trong khi quyền sử dụng một công cụ trong tay của mình thế nào trước hết phụ thuộc vào chính kiến, ý muốn chủ quan từ chủ nhân của nó.

Blog được sinh ra và phát triển nở rộ như ngày nay chính vì nó có những thế mạnh riêng mà nhiều công cụ khác không có được. Báo chí Việt Nam có thể đứng dưới quyền của một cơ quan chủ quản nào đó và cơ quan ấy chịu trách nhiệm về những gì mình sẽ đưa; còn cơ quan chủ quản của blog chính là mỗi cá nhân và hoạt động trong quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm công dân của mình.

Với các doanh nghiệp cũng vậy, họ cung cấp các mạng xã hội là vì lợi nhuận được tính trong bài toán kinh doanh của mình. Quyết định đầu tư được đưa ra là từ thế mạnh của blog, từ nhu cầu người dùng và từ phân khúc thị trường "để ngỏ" của blog so với báo chí chính thống và các kênh thông tin đa phương tiện khác.

Khi báo chí tư nhân là khái niệm "mới" ở VN thì phải chăng blog là "báo chí công dân" theo nghĩa mỗi người làm chủ và chịu trách nhiệm với hành vi đưa tin của mình?

Trong cuộc cạnh tranh giành giật người sử dụng hiện nay của các mạng xã hội trong và ngoài nước, thế mạnh xem ra sẽ vẫn thuộc về mạng nước ngoài thay vì các mạng xã hội của "các tổ chức, cá nhân tham gia việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet tại VN" như Nghị định 97 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử. Với nhà quản lý, nắm "kẻ có tóc" (các nhà cung cấp VN hoặc đã có đăng ký kinh doanh tại VN) sẽ dễ hơn nhiều so với nắm "kẻ trọc đầu" (hoạt động độc lập ở nước ngoài).

Blogger cần khai báo danh tính 

Các trang blog và mạng xã hội vẫn tiếp tục mọc nên như nấm

Điều mà những nhà quản lý đặt ra và lo ngại rõ ràng là dạng blog kiểu "báo chí công dân" đi quá trớn, quá đà, gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức. Khi một phương tiện truyền thông như báo chí đưa thông tin "xấu" sẽ bị xử phạt theo Luật Báo chí và các văn bản Luật khác thì không lẽ blog truyền tin thất thiệt lại đứng ngoài vòng?!

Thế nên nếu đã đề ra hướng đi, lề đường, thì các phương tiện rõ ràng phải đi theo các hướng đó, nếu chệch hướng, kể cả blog của cá nhân cũng sẽ bị "tuýt còi". Đó là điều mà các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý blog nói riêng và thông tin trên Internet nói chung hướng đến trong phạm vi của mình.

Như vậy, liệu có thể dùng Luật Báo chí để quản lý blog khi blog đưa thông tin báo chí? Nếu tiến hành như vậy thì e sẽ là... to tát quá với một công cụ vẫn được xem là không phải báo chí chính thống như blog. Vụ ca sĩ Phương Thanh kiện blogger Cô Gái Đồ Long - phóng viên Hương Trà, liệu có thể mang Luật Báo chí ra phân xử?

Những hành động mang tính chất cảm xúc cá nhân như phản ứng, bày tỏ thái độ với những hành vi xâm phạm chủ quyền đất nước chẳng hạn thì có vượt quá quyền hạn hay đó là "quyền của mỗi người" như Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn nhấn mạnh với việc trao đổi, tham gia, đóng góp ý kiến về chính sách, chính trị trong xã hội .

Trong vụ tấn công đẫm máu ở Mumbai (Ấn Độ) vào cuối tháng 11/2008 vừa qua, phương tiện truyền tin blog lại được nhắc đến như một trong những công cụ có sức cạnh tranh mạnh mẽ với báo chí.

Từ bancông một tòa nhà ở nam Mumbai, Arun Shanbhag ghi lại mọi diễn biến cảnh cháy ở khách sạn Taj Mahal và cảnh xe cứu hỏa đổ tới đây và tải lên Internet. Phó giáo sư Shanbhag là người Boston và đang làm việc tại Đại học Harvard, tình cờ có mặt tại Mumbai khi cuộc tấn công xảy ra, đã chụp ảnh và ghi lại mọi diễn tiến trên blog cá nhân tại Twitter.com. Nhờ vậy, báo chí có thêm thông tin và góp phần giúp lực lượng giải cứu lần ra dấu vết các con tin.

Blog và bogger góp phần làm xã hội thông thoáng


Cherian George, một chuyên gia về truyền thông kiểu mới, cho rằng những sự kiện như vụ tấn công Mumbai hay vụ đánh bom London cách đây 3 năm đã minh chứng cho sức mạnh của "báo chí công dân”.

"Nếu như sự kiện diễn ra với quy mô quá lớn, ảnh hưởng đến quá nhiều người, sẽ không một hãng thông tấn nào đủ năng lực để theo dõi kip thời cùng lúc mọi diễn biến từ nhiều góc nhìn khác nhau. Nhưng với báo chí công dân, không có gì là không thể", ông nói (Theo Tuổi Trẻ ngày 30/11).

Còn nhiều sự kiện như thế có thể kể ra từ khi blog ra đời. Ví dụ, khi tiến hành vận động tranh cử, tân Tổng thống Obama của nước Mỹ đã biết khai tác tối đa sức mạnh của các mạng xã hội để phục vụ những chiến dịch tấn công đối thủ. Như vậy, ông Obama có làm quá chức năng của các blog cá nhân và hành động đó liệu chịu sự kiểm soát của công luận (như là một sự "hậu kiểm") hay của các cơ quan quản lý?

CHÙM BÀI VỀ BLOG VÀ QUẢN LÝ BLOG 
Cộng đồng blog sẽ "quản lý" nhau bằng văn hoá ứng xử
Quản lý blog: Nắm người có tóc, ai nắm kẻ trọc đầu?
Công khai danh tính blogger: Nên hay không?
Dũng "khùng": "Không ngại blog nặc danh"
Nhà văn Võ Thị Hảo: "Sẵn sàng đón nhận hệ lụy của blog"
"Nếu tôi bị xuyên tạc trên blog..."
Hợp tác kiểm duyệt blog: Khó!
Trước khi là blogger, tôi là công dân Việt Nam
Cộng đồng blog Việt đang tự điều chỉnh
Quản lý hay ứng xử với blog?
"Không nên thấy khó quản lý mà cấm blog phát triển!"
Món "Trà - Chanh" và câu hỏi "khi blogger là nhà báo?"
Cũng ngay từ các ví dụ trên có thể thấy nếu blog gần với báo chí thì cũng cần thiết phải như báo chí, blog nên được yêu cầu nêu danh đầy đủ (nickname - như bút danh báo chí - có thể được hiện, còn tên thật ẩn đằng sau, tùy chọn).

Và việc quy định khai báo danh tính blogger sẽ dễ nhận diện được hơn là việc đi bóc tách thế nào là thông tin cá nhân, thế nào là thông tin báo chí và kiểm soát thông tin đó bằng cách "cấm", "quản" hay "xiết".

Các blogger có uy tín nhất cũng như các bloggers đình đám nhất hiện nay ở VN (bất kể thọ tham gia mạng nào) thì cũng đều để "lộ" thông tin cá nhân của mình dù ít dù nhiều. Nói như Hiệp sĩ CNTT Nguyễn Tử Quảng, không có gì khó để xác định danh tính chủ nhân một blog bằng nghiệp vụ kỹ thuật.

Và rõ ràng, bloggers càng uy tín thì lại càng lộ danh, như là cách để công khai, minh bạch. Cây không ngay mới sợ chết đứng. Chính độc giả sẽ "kiểm duyệt" mỗi blogger và mỗi blogger tự "định vị" bản thân mình là người viết nhật ký đơn thuần hay một "nhà báo công dân".

Tóm lại, hãy để blog là bog. Blog chỉ có những điểm giống với trang tin điện tử, với báo chí; cũng như blog có chức năng gần với chiếc điện thoại di động bé xinh bạn đang dùng.

Là chủ nhân của nó, bạn có thể truyền đi những tin nhắn, hình ảnh mà bạn muốn. Bạn sẽ phải khai báo danh tính như các nhà cung cấp mạng thông tin di động của chúng ta đang kêu gọi. Và nếu bạn gửi đi thông tin tổn hại người khác hay phát tán "spam" nguy hại, bạn sẽ bị phản ứng, lên án bởi cộng đồng.

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 917 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 210
Khách: 210
Thành Viên: 0