Những nhóm đầu tư ngoại quốc lo lắng cho tình trạng làm ăn ở Việt Nam
hiện nay đã cảnh báo hôm qua rằng Việt Nam, một nơi chốn đầu tư được
nhiều nhà đầu tư ngoại quốc ưa chuộng cho đến một năm trước đây, giờ
đang đối diện “một cơn bão toàn diện” của những thách đố giữa cơn rối
loạn kinh tế đang xảy ra trên toàn cầu.
Nhà nước cộng sản Việt Nam phải hướng về và đẩy mạnh những cải cách vốn
bị trì hoãn trong một thời gian dài trước đây, hay có nguy cơ bị tụt
lại đằng sau hơn nữa những nước cạnh tranh trong vùng Á châu, nhiều
phòng thương mãi ngoại quốc lớn đã cảnh cáo như trên trong hội nghị
Diễn đàn Thương mãi Việt Nam (VBF) ở Hà Nội.
“Tin tức kinh tế trên toàn cầu hầu như đều xấu như nhau,” ông Michael Pease, chủ tịch Phòng thương Mãi Hoa Kỳ ở Việt Nam nói.
“Sự có sẵn nợ và tiền cho vay để đầu tư vào Việt Nam đã giảm mạnh mẽ
trong những tháng vừa qua. Có một sự bi quan đậm nét về viễn cảnh của
những dự án đã được thông báo và rằng những dự án này sẽ được tiến hành
để hoàn chỉnh."
| “nhưng
ngay cả giày dép và hàng may mặc và hàng hải sản cũng không thể tránh
khỏi được (sự suy giảm này) ngay sau đó khi nhu cầu đòi hỏi trên toàn
thế giới tiếp tục yếu đi." Nguồn: Bloomberg
|
Luật sư Fred Burke, trình bày bản báo cáo của Diễn đàn Thương mãi Việt
Nam (VBF) về mặt hàng sản xuất chính, đã cảnh cáo ngành sản xuất của
Việt Nam chỉ mới bắt đầu cảm thấy bị ảnh hưởng do sự suy sụp tài chánh
trên thế giới.
"Dựa vào một mô hình phát triển đặt trên căn bản hàng xuất cảng, các
nhà sản xuất của chúng ta và những nhà nhập cảng khác đang đối đầu với
một “cơn bão toàn diện” của những thách đố đến từ bên ngoài,” ông nói với một nhóm gồm nhiều thương gia và các viên chức nhà nước Việt Nam.
Những hăm dọa then chốt cho nền kinh tế phát triển, theo ông, bao gồm
một sự giảm sút mạnh mẽ nhu cầu đòi hỏi của những thị trường xuất cảng
chính cho mặt hàng sản xuất và giá hàng tiêu thụ cũng như dầu thô tăng
vọt trên thế giới, mà Việt Nam đang xuất cảng.
“Kỹ nghệ điện tử và trang thiết bị đã bị ảnh hưởng đến trước hết,
nhưng ngay cả giày dép và hàng may mặc và hàng hải sản cũng không thể
tránh khỏi được (sự suy giảm này) ngay sau đó khi nhu cầu đòi hỏi trên
toàn thế giới tiếp tục yếu đi," ông Burke của công ty luật Baker và McKenzie nói.
Ông Burke cảnh cáo sự nguy hiểm của “tình trạng thiếu hụt hối đoái ngoại quốc trầm trọng”
trong những tháng tới khi những dự án đầu tư từ ngoại quốc bị trì hoãn
hay bị hủy bỏ, ngành du lịch chậm lại và công nhân Việt Nam làm việc ở
nước ngoài gởi tiền về nhà ít hơn.
© DCVOnline
|