Thứ Tư, 2024-12-04, 0:08 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Hai » 4 » Dự thảo quản blog: Các blogger lên tiếng
5:58 PM
Dự thảo quản blog: Các blogger lên tiếng

04/12/2008 14:04 (GMT + 7)
Bộ Thông tin và Truyền thông đang dự thảo ra Thông tư về hoạt động cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử cá nhân. Giới blogger nghĩ gì về điều này?


>> Biến thông tin blog thành thông tin báo chí là phạm luật
>> Quản lý blog bằng Luật Báo chí, được không?

Trào lưu blog chưa phải là điểm đến cuối cùng của mạng xã hội ảo (nguồn: teradici)



Bộ nên hỏi ý kiến blogger trước khi chính thức thực thi

Từ lúc VN bắt đầu mở cửa để phát triển internet đến giờ, mới khoảng trên dưới 10 năm. Chúng ta có thể tự hào vì thậm chí đã phát triển hơn nhiều nước về độ nhanh - rẻ của công nghệ và sự tiếp cận tốt với CNTT của người dân. Có được kỳ tích đó, cần khẳng định chính là nhờ sự mở cửa rộng rãi của các nhà lãnh đạo.

Mở cửa rõ ràng là cần thiết. Tuy nhiên, như đứa trẻ con đang lớn, đến một giai đoạn nhất định, nó cần được uốn nắn, kìm giữ để đi cho đúng đường, tốt cho nó và tốt cho cả cha mẹ.

"Tôi đồng ý với việc phải quản lý Blog. Nhưng trước khi chính thức thực thi, Bộ cần nói rõ các quy chế, nguyên tắc, tuyên truyền và lấy ý kiến sâu rộng từ người sử dụng. Có như thế, cư dân mạng mới biết mà hành xử cho đúng".
(Đông Hải)

Blog chỉ sau 3 năm vào VN đã có số lượng khủng khiếp. Cùng với sự thuận lợi của Internet, nó trở thành một phương tiện có sức mạnh không lường hết nổi. Nhưng một đứa trẻ mà cầm trong tay món đồ quá nguy hiểm, đòi hỏi trách nhiệm và ý thức cao như thế, sẽ dễ dẫn đến việc chơi dao đứt tay.

Việc Bộ TT- TT quyết định kiểm soát là đúng. Kiểm soát ko phải để chặn đứng sự phát triển, mà để giúp những đứa trẻ chưa đủ trưởng thành hiểu và nhận thức rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình. Khi đã nhận thức đúng, chúng ta sẽ biết tận dụng thế mạnh và tránh được những sai lầm không đáng có do thiếu hiểu biết.

Vấn đề lúc này chỉ là Bộ cần tuyên truyền cho những người đam mê blog nói riêng công nghệ nói chung, hiểu chính xác vấn đề kiểm soát blog là thế nào, nhằm mục đích gì, để việc kiểm soát được hiệu quả vì người dân sẽ hợp tác.

Tóm lại, tôi - cũng như rất nhiều blogger - đồng ý với việc cần kíp của quản lý blog. Nhưng tôi mong muốn Bộ sẽ nói rõ các quy chế, nguyên tắc, tuyên truyền và lấy ý kiến sâu rộng hơn các vấn đề cụ thể như thế trước khi chính thức thực thi. Có như thế, cư dân mạng có cơ sở để noi theo mà hành xử cho đúng.

Đông Hải (cây bút quen thuộc của Tuần Việt Nam)

Nhà báo là người cần ý thức cao nhất với những gì mình viết,
kể cả trên báo hay trên nhật ký cá nhân (nguồn: stanford)


"Nhà báo 1 đằng, blogging 1 nẻo"

Theo tôi, khi đã ra một quy định mang tính chất pháp quy của Nhà nước, dù chưa phải là luật cũng phải có những nội dung mang tính khả thi, chứ đừng để khi đưa ra, lại mang nhiều bất cập phải thay đổi cho đúng thực tế.

Trong việc quản lý Blog, không phải không có lý khi Nhà nước chuẩn bị ra quy định, bởi hoạt động Blog ở Việt Nam thời gian qua có khá nhiều vấn đề không mang tính tích cực, chưa kể những Blog “đen” có những nội dung vi phạm pháp luật. Nhưng quản lý như thế nào, khi đã ra văn bản thì phải rõ ràng, tránh sự “nhập nhằng” chữ nghĩa mà việc thực hiện sẽ khó khăn.

Một trong những “dự định” trong quy định quản lý Blog là việc phân biệt Blog là trang web “Nhật ký cá nhân”, thông tin không phải là “thông tin báo chí”. Đứng về mặt ngôn ngữ, bản thân chữ “thông tin” đã mang “tính” báo chí rồi, vì bây giờ “báo chí” không chỉ là in ấn thành chữ trên giấy, mà còn báo mạng, báo hình, báo tiếng… nên làm sao phân biệt được “thông tin” nào là “báo chí”, hay không phải báo chí? Cái gì thuộc phạm vi cá nhân, cái gì nằm trong chế tài của pháp luật?

"Quản lý Blog, theo tôi là việc cần để người sử dụng Blog phải ý thức trách nhiệm của mình với thông tin đưa ra trên web, cho dù là của cá nhân nhưng vẫn phải tuân theo luật pháp". (Hoài Hương)

Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây, là phải có những phân biệt và chế tài riêng với những người làm trong các cơ quan báo chí: khi viết Blog, họ phải viết như thế nào.

Tôi đã đọc được rất nhiều blog của các phóng viên các báo, cũng vẫn đề đó khi họ viết báo thì viết rất “xuôi”, rất thuyết phục, không “vượt rào”, “phạm huý”, hay vi phạm điều 10 Luật Báo chí & Xuất bản của Việt Nam. Nhưng trong Blog của mình, thì họ quay ngược 360 độ. Thậm chí tôi không thể hiểu nổi họ viết ra như thế để phản kháng hay để mục đích gì.

Đây mới là điều rất nguy hiểm. Bạn đọc đọc báo thấy một đằng, đọc Blog cũng của người đó thì lại thấy một nẻo, chưa tính đến những suy nghĩ - hay suy diễn của họ (không biết có thật của họ hay của người khác mà họ a-dua) đưa người đọc đến đâu. Và như thế thì tính sự thật của bài báo - chính là thông tin được công khai hợp pháp với đại chúng, với thông tin trên Blog, biết tin đâu? Đấy là còn chưa kể đến việc người đọc sẽ đánh giá tư cách người làm báo, phóng viên đó như thế nào.

Quản lý Blog, theo tôi là việc cần để người sử dụng Blog phải ý thức trách nhiệm của mình với thông tin đưa ra trên web, cho dù là của cá nhân nhưng vẫn phải tuân theo luật pháp.

Hoài Hương (hoaivan612@yahoo.com.vn)

Blogger sẵn sàng đợi chờ một thông tư phù hợp với mình (nguồn: tutor2u)


Cách tốt nhất là bắt tay - chứ không phải giết chết doanh nghiệp trong nước

Nếu có thể phân biệt được giữa "thông tin cá nhân" và thông tin báo chí", chúng tôi đợi Bộ đưa ra ranh giới.

Bất cứ thông tin gì của cá nhân cũng có thể trở thành thông tin báo chí. Một học sinh đi học bị tắc đường, bụi, ho, bị chậm học, đến trường ăn cơm bị đau bụng, về nhà ăn 1 mình vì bố mẹ bận rộn đi vắng... đều là thông tin báo chí. Rõ ràng hơn, ở một số tờ báo hiện nay có chuyên mục cho blogger viết bài, hoặc lấy lại bài của blogger đăng lên trang. Như thế, rõ ràng là biến nhật ký cá nhân thành bài báo. Thế thì có đóng cửa tất cả các blog đó lại không?

"Blog nhiều vô vàn, Bộ không thể quản lý từng cái nhỏ một. Bộ chỉ nên quy định rõ thế nào là vi phạm, thế nào là không vi phạm và đưa ra khung xử lý với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ dung túng cho blogger của mình vi phạm. Nếu như thế, lấy cửa đâu để blog bẩn tồn tại?"
(Cao Mạnh Tuấn)

Song song với sự khai sinh của Blog, lập tức có sự xuất hiện của Blog bẩn. Kể cả không nghĩ ra một thông tư mới nào thì vẫn có cách chặn được loại Blog này. Trường hợp blog OnlyU là một ví dụ. Blog không lành mạnh bị phản ánh, nhà cung cấp dịch vụ kiểm định, thấy đúng thì xử lý.

Nếu Bộ nhất quán như vậy, dựa vào nhà cung cấp dịch vụ mà quản lý thì sẽ tốt hơn. Để nhà cung cấp dịch vụ, cộng đồng blogger xung quanh phát hiện cái xấu, Bộ xử lý. Luật về sử dụng Internet đã có sẵn rồi, không cần nghĩ ra thêm luật mới. Chỉ cần để những người sử dụng blog hiểu sâu sắc rằng thế nào là đúng, thế nào là sai, sai thì thì sẽ bị phạt thế nào.

Blog nhiều vô vàn, Bộ không thể quản lý từng cái nhỏ một. Bộ chỉ nên quy định rõ thế nào là vi phạm, thế nào là không vi phạm và đưa ra khung xử lý với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ dung túng cho blogger của mình vi phạm. Nếu như thế, lấy cửa đâu để blog bẩn tồn tại?

Khó có thể quản lý 1 cách đầy đủ như yêu cầu của Bộ Thông tin Truyền thông mong muốn. Quản lý blog bằng luật báo chí thì vô hình trung đã thừa nhận blog là báo chí. Vậy thì Bộ cứ ra luật cho phép blogger đăng ký lập trang thông tin báo chí, để ai đăng ký thì người ấy chịu kiểm soát bởi luật báo chí. Nếu không, chỉ đề ra cách quản lý "kỹ" thế này, chỉ là lưỡi dao giết chết các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong nước, đẩy người sử dụng sang lựa chọn các dịch vụ rất sẵn có của nước ngoài.

Với điều kiện cơ sở hạ tầng của Việt Nam, cũng không nên nói tới việc ép buộc công khai danh tính blogger. Qua các cửa đăng ký, không hiểu bao giờ tôi mới có được 1 cái blog!

Cao Mạnh Tuấn (Giám đốc Tinnhanhblog.com)

CHÙM BÀI VỀ BLOG VÀ QUẢN LÝ BLOG 
Cộng đồng blog sẽ "quản lý" nhau bằng văn hoá ứng xử
Quản lý blog: Nắm người có tóc, ai nắm kẻ trọc đầu?
Công khai danh tính blogger: Nên hay không?
Dũng "khùng": "Không ngại blog nặc danh"
Nhà văn Võ Thị Hảo: "Sẵn sàng đón nhận hệ lụy của blog"
"Nếu tôi bị xuyên tạc trên blog..."
Hợp tác kiểm duyệt blog: Khó!
Trước khi là blogger, tôi là công dân Việt Nam
Cộng đồng blog Việt đang tự điều chỉnh
Quản lý hay ứng xử với blog?
"Không nên thấy khó quản lý mà cấm blog phát triển!"
Món "Trà - Chanh" và câu hỏi "khi blogger là nhà báo?"

  • Nguyên Nhung (thực hiện)
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 730 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 36
Khách: 36
Thành Viên: 0