THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 4.12.2008
PARIS,
ngày 4.12.2008 (PTTPGQT) - Viện Hóa Đạo vừa chuyển sang Phòng Thông tin
Phật giáo Quốc tế bản Tường trình của Hòa thượng Thích Nhật Ban để nhờ
quốc tế can thiệp và phổ biến.
Hòa thượng Thích Nhật Ban trước chùa Bà La Mật, ảnh chụp ngày 12.2.2007
Hòa
thượng Thích Nhật Ban, Chánh Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống
nhất (GHPGVNTN) tỉnh Đồng Nai, trú trì chùa Ba La Mật ở địa chỉ Dốc 47,
huyện Long Thành, Đồng Nai. Theo bản Tường trình gửi lên Hòa thượng
Viện trưởng Viện Hóa Đạo viết ngày 2.12 thì hôm 29.11.08 chùa Ba La Mật
nhờ anh Nguyễn Văn Ánh quét vôi lại tường chùa. Bỗng đâu có hai anh em
Mai Chí Cường và Mai Gia Cử xông vào chùa kiếm chuyện gây sự và hành
hung anh thợ quét vôi. Tên Cường chửi bới tục tằn, thô lỗ, bạt tai anh
Ánh rồi hung hăng đập phá đồ vật trong chùa. Việc đập phá tiếp diễn
trong ba ngày từ hôm 29 đến 1.12.08. Mặc dù Hòa thượng Thích Nhật Ban
cầu cứu Mặt trận Tổ quốc và Ban Tôn giáo huyện Long Thành, nhưng có sự
thông đồng, tiếp tay của công an địa phương nên chẳng ai đến can thiệp.
Sự
phá phách hành hung chùa Ba La Mật không là chuyện bất ngờ mà đã thành
thông lệ từ nhiều năm qua. Đầu tháng 10.2008 khi Hòa thượng Nhật Ban
đang nhặt củi trong sân chùa, thì cũng bị hai tên Cường và Cử nói trên
xông vào chùa gây sự, đánh vào mặt, vào đầu Hòa thượng gây thương tích
và bị xây xẩm choáng váng nhiều ngày.
Ngày 14.10.08, Hòa thượng
Thích Nhật Ban đến thăm chùa Phật Quang ở Bà Rịa – Vũng Tàu thì 20 công
an xã Chu Hải đến bao vây rồi áp tải về đồn công an làm việc. Ông
Trưởng công an hằn học mạ lỵ Hòa thượng và cảnh cáo rằng : “Ông là cái
thớ gì mà dám gọi là Chánh Đại diện GHPGVNTN tỉnh Đồng Nai ? Giáo hội
này Nhà nước không công nhận, ông về đây xúi giục phá rối gì đây ?”.
Thời gian làm việc kéo dài từ 10 giờ sáng đến 18 giờ chiều. Công an
thay phiên nhau thẩm vấn, nhục mạ. Khi Hòa thượng chưa kịp trả lời thì
công an đánh ngã lăn Hòa thượng xuống đất, khiến Hòa thượng bị đau đầu
từ đó đến nay chưa dứt.
Hòa thượng Thích Nhật Ban chụp trước chùa Ba La Mật ngày 2.12.2008 với đồ vật phá vỡ trong sân chùa
Do
khiếu nại liên tục, ngày 30.11.2008, cán bộ ấp, xã và huyện Long Thành
gồm 10 người mới đến chùa Ba La Mật xem xét hiện trường và các vật dụng
bị đập phá. Nhưng thái độ của các cán bộ này, theo Hòa thượng Nhật Ban
cho biết, là “thái độ ngạo nghễ, thiếu văn hóa”. Họ cũng lập biên bản
nhưng không trao bản sao khi Hòa thượng hỏi xin.
Kết luận bản Tường trình Hòa thượng Thích Nhật Ban viết :
“Những
sự việc cán bộ địa phương giả dạng côn đồ đập phá chùa Ba La Mật, hành
hung con trên như trên đây, việc nầy xảy ra liên tục từ nhiều năm nay,
chỉ vì con là thành viên GHPGVNTN. Hiện nay con luôn bị đe dọa, bất an,
tuổi cao nhiều bệnh. Kính mong quốc tế nhân quyền can thiệp giúp đỡ”.
Đây
là sự thật phũ phàng và đen tối xẩy ra hàng chục năm qua. Trong nhiều
năm bị tù tội vì ủng hộ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống, đặc biệt hai
lần ra tù năm 1989 và 1998, Hòa thượng Thích Nhật Ban không ngừng bị
sách nhiễu, đánh đập. Hòa thượng bị cấm về nơi ngôi chùa cũ xây dựng
trên Dốc 47 cạnh Thích Ca Phật Đài lộ thiên ở tỉnh Đồng Nai, huyện Long
Thành, xã Tam Phước. Sau nhiều năm khiếu nại, nhà cầm quyền mới cho
phép cất ngôi chùa Ba La Mật trong phạm vi phần đất cạnh chùa Linh
Phong.
Nhưng việc tu hành, hoằng đạo luôn bị cản trở, nhất là kể
từ tháng 10 năm 2005, khi Hòa thượng được Viện Hóa Đạo bổ nhiệm chức vụ
Chánh Đại diện tỉnh Đồng Nai.
Gạch đá công an lấp lối đi vào chùa Ba La Mật, ảnh chụp ngày 12.2.2007
Năm
ngoái, vào đầu tháng 2.2007, mỗi đêm nhiều kẻ lạ mặt liên tục vất đá
vào chùa, ban ngày thì hành hung Hòa thượng Thích Nhật Ban gây thương
tích trầm trọng phải chở vào bệnh viện. Những lần như thế, Hòa thượng
cầu cứu Công an xã đến bênh vực. Nhưng Công an làm ngơ không can thiệp.
Đêm 11.2.2007 kẻ lạ mặt khuân đá gạch lấp lối đi vào Chùa Ba La Mật,
ngăn cản Phật tử đến lễ Phật hay tiếp xúc với Hòa thượng. Mục đích gây
cảnh hương tàn khói lạnh trong những ngày Đón Xuân sắp tới năm ấy.
Bản
Tường trình của Hòa thượng Thích Nhật Ban đã được chuyển ngay đến Ủy
ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam hiện đang công tác tại Hội đồng
Nhân quyền LHQ ở Genève để đệ trình lên LHQ yêu cầu can thiệp.
|