Thứ Ba, 2024-11-05, 8:45 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Hai » 5 » NGHI VẤN THẾ KỶ VỀ THÂN THẾ HỒ CHÍ MINH (2)
5:56 PM
NGHI VẤN THẾ KỶ VỀ THÂN THẾ HỒ CHÍ MINH (2)

Tiếp phần 1


2- ÐÔNG DƯƠNG CỘNG SẢN ÐẢNG :

 

Từ các tài liệu hiện còn lưu trữ nhất là của Ðảng VC thì tiền thân của đảng cọng sản Việt Nam là Nhóm Tân Việt Thanh Niên Ðoàn hay Tâm Tâm Xã của Việt Nam Quang Phục Hội do Phan Bội Châu và Cường Ðể thành lập. Sau đó là Việt Nam Kách Mệnh Thanh Niên Hội rồi Việt Nam Kách Mệnh Ðồng Chí Hội, lung tung danh xưng như chính con người Nguyễn Tất Thành, xác chỉ một mà tên thì có hằng trăm không biết đâu mà mò. Thật ra, các tổ chức trên chỉ một tổ chức ngoại vi với các tên tuổi có sẵn của Tâm Tâm Xã, để Hồ lấy đó thu hút và dụ dỗ các thanh niên yêu nước đang lạc lỏng trên con đường chống Pháp. Quyết định mọi sự đều do một tổ chức bí mật của Hồ đứng sau lưng, tức là Ðoàn Cọng Sản gồm những thành phần thân tín tuyển chọn, mà trong tài liệu của Ban Phương Ðông gọi là Việt Nam Kách Mệnh Hội (viết theo chữ của Nguyễn Ái Quốc).

 

Một bi thảm khác rất quan trọng mà ít người để ý tới, là từ xưa nay hầu hết những người Quốc Gia dấn thân, dù là ai chăng nữa cũng phải tự mưu sinh kiếm sống để hoạt động sinh tồn, cho nên họ dễ bị thất bại hay dang dở nữa chừng, điển hình là Việt Nam Cộng Hòa qua cuộc chiến ngăn chống cọng sản quốc tế từ năm 1955-1975, đã phải bõ dở cuộc chiến thắng gần kề, vì không còn phương tiện tự tồn khi bi Hoa Kỳ phản bội và tháo chạy. Trái lại VC nhất là Hồ Chí Minh, từ lúc bán thân cho đệ tam cọng sản quôc tế Liên Xô, thì không hề lo tới chuyện ăn sống. Liên Xô lúc đó qua chủ trương xuất cảng chủ nghĩa Tam Vô khắp thế giới, nên vơ vét hết tài nguyên của đất nước mình, để vung tiền mua chuộc người theo, nhất là với Trung Hoa ÐANG ÐÓI NGHÈO, LẠC HẬU VÀ BỊ Tây Phương-Nhật Bổn ức chế. Lý Thụy tức Hồ Chí Minh may mắn lọt vào kho vàng, vừa yên ổn múa may trên đất Tàu lại có hậu phương LX to lớn yểm trợ, thì sao không khuyến dụ được những thanh niên yêu nước, lúc đó đang sống bơ vơ thiếu thốn và đầy hiểm nguy trên đất Tàu, Nhật, Thái và khắp Âu Châu. Cuối cùng Nguyễn Ái Quốc vốn là một người làm chánh trị chuyên nghiệp, được đào tạo từ lò Lenin để làm chính trị nhà nghề. Bởi vậy người Quốc Gia chỉ với tấm lòng yêu nước nồng nàn, thì thất bại trước giặc cướp, cũng đâu có gì là lạ.

 

Ðể đạt mục đích nhuộm đỏ quê hương, đầu tiên là phải có thực lực và Nguyễn Ái Quốc đã trồng người và những cây người mọc rể từ Tâm Tâm Xã có trước như Lê Thiết Hùng, Lê Quang Ðạt, Trương văn Lệnh, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Trần Phú. Tóm lại, tất cả đều là người Việt bằng xương thịt nhưng tim óc do Liên Xô tưới trồng với nhiệm vụ duy nhất ‘quảng bá tư tưởng Mac-Lê’ trên quê hương Việt Nam. Bắt đầu từ ngày 21-6-1925, Hồ qua tổ chức Việt Nam Kách Mệnh Thanh Niên Hội, bắt đầu truyền bá tư tưởng Lenin, qua các báo Thanh Niên, Lính kách mệnh, Công Nông, Tiền Phong. Theo sử liệu, thì cơ sở VC đầu tiên trong nước là Kỳ Bộ Nghệ-Tỉnh vào năm 1926, do Lê Huy Lập làm Bí thư. Kế tiếp mới tới Hải Phòng, Hà Nội và sau rốt là Nam Kỳ.

 

Tuy nhiên dù được tổ chức chặt chẽ, có đầy đủ tiền bạc, phương tiện nhưng lúc đó không có bao nhiêu người biết Việt Nam Kách Mệnh Thanh Niên Hội hay Nguyễn Ái Quốc là gì. Trái lại khắp nước, mọi người nô nức gia nhập các đảng phái Quốc Gia vừa được thành lập như Việt Nam Quốc Dân Ðảng của nhóm Nguyễn Thái Học ra đời tại Bắc Kỳ năm 1927. Tại Trung Kỳ có Việt Nam Cách Mạng Ðảng hay Tân Việt Ðảng. Trong Nam, mọi người theo Ðảng Lập Hiến và Cao Ðài giáo. VC bấy giờ chẳng những bị dân chúng tẩy chay, mà còn bị Mật Thám Pháp ruồng bố, nên rốt cục các thủ lãnh như Phạm văn Ðồng, Nguyễn Lương Bằng, Hoàng văn Hoan phải trốn sang Xiêm La, Tàu hay bị bắt.

 

Cũng trong năm 1925, Phan Bội Châu bị mật thám Pháp bắt cóc ở Thượng Hải, rồi bí mật giải về Hà Nội hiện nay vẫn còn là một nghi án, mặc dù đa số tài liệu trong và ngoài nước, đều xác quyết do Lý Thụy, tức Hồ Chí Minh cùng Lâm Ðức Thụ, bán đứng cho thực dân, để nhận số tiền thưởng rất lớn lúc đó, lên tới 150.000 phật lăng. Cũng tại Quảng Châu, theo tin tình báo của Pháp, ngày 18-10-1926, bac ‘Hồ’ cưới một nữ hộ sinh người Hoa trong đảng CS Trung Hoa tên Tăng Tuyết Minh, làm vợ. Sau này vào tháng 5-1991, báo Nhân Dân và Tuổi Trẻ của VC mới chịu đăng tin xác nhận là ‘bác’ cũng có vợ như mọi người.

 

Tại Trung Hoa, đầu năm 1925, Tôn Dật Tiên qua đời đột ngột, khiến nội bộ TH Quốc Dân Ðảng phân hoá trầm trọng vì tranh giành quyền lực. Trong lúc đó đảng CS Trung Hoa, từ phong trào Ngũ Tứ ngày 4-5-1919, của 3000 sinh viên biểu tình chống Hội Quốc Liên, bắt Tàu cắt nhượng Tô Giới Ðức cho Nhật Bổn. Trong phong trào này, hàng lãnh đạo có nhiều người Mácxít tả phái như Trần Ðộc Tú, Trương Thái Lôi, Lý Ðại Chiêu đã giúp cho đảng bành trướng rất nhanh, tới tháng 7-1921 khắp nước đã có hơn 60.000 đảng viên hoạt động. Rồi ngày 30-5-1925, toàn quốc phát động phong trào Ngũ Táp, đình công bãi thị, khiến Nhật, Anh, Pháp tại các tô giới thẳng tay đàn áp, đe doạ trầm trọng tình trạng an ninh khắp nước. Ðể cứu vãn tình hình, trong tháng 3-1927, Tưởng Giới Thạch từ miền Nam xua quân lên Bắc, mượn danh đánh Nhật, bất thần tiêu diệt toàn bộ cơ sở của đảng cọng sản Trung Quốc tại Bắc Bình, Thượng Hải, treo cổ lãnh tụ Lý Ðại Chiêu.

 

Khắp nơi, quân Quốc Dân Ðảng xuống tay tiêu diệt trọn vẹn từ cơ sở tới chi nhánh, đảng bộ.. khiến cộng đảng chỉ còn đường trốn chạy. Tính đến tháng 12-1927 hơn 40.000 đảng viên cọng sản Trung Hoa đã bị Tưởng Giới Thạch bắt giết, khiến Chu Ðức, Mao Trạch Ðông phải chạy về vùng nông thôn tỉnh Giang Tây cố thủ. Tại Quảng Châu, trụ sở đảng Việt Nam Kách Mệnh của Hồ bị tàn phá. Hồ Tùng Mậu bi bắt, các thanh niên Việt Nam đang theo học tại trường Võ Bị Hoàng Phố bi giam lỏng để thanh lọc. Borodin bị gọi về Liên Xô, còn Hồ thì trốn theo cánh quân Trung Cộng tới Sa Ðầu để về Nga Sô Viết. Tóm lại giai đoạn đi thực tế đễ trở thành một chuyên viên cọng sản, Hồ đã hoàn thành và cũng kể từ đó, chỉ còn có một bổn phận duy nhất ‘tiếp tục trung thành, hữu dụng cho đế quốc Liên Xô và mưu đồ độc chiếm ngai vàng cho mình’.

 

Nhờ em ruột của Nguyễn thị Minh Khai là Nguyễn Hữu Dung, mới đây có khoe thành tích của anh rễ mình là Lê Hồng Phong, trên báo đảng Thế Giới Mói, số 328 ngày 22/3/1999, chúng ta mới biết thêm nhiều chuyện cán bộ VC bí mật theo học tại Liên Xô mà trước đây Ðảng dấu nhẹm vì sợ bại lộ chân tướng. Theo tài liệu cho biết, trước khi Hồ Chí Minh qua nhân vật Lý Thụy tới Quảng Châu để phụ tá Toàn Quyền Liên Xô là Boradin, thì tại đây đã có tổ chức Tâm Tâm Xã thuộc VN Quang Phục Hội, do Phan Bội Châu và Cường Ðể thành lâp. Trong nhóm đa số gồm nhiều thanh nước yêu nước trí thức, đa số người hai tỉnh Nghệ An và Hà Tỉnh, trong đó có Phạm Hồng Thái, Lê Hồng Phong .Chính Phan Bội Châu đã can thiệp với Tưởng Giới Thạch, lúc đó là Giám Ðốc Chỉ Huy trưởng Trường Sĩ Quan Hoàng Phố, thu nhận các thanh niên VN vào học. Do trên Lê Hồng Phong đã được nhập học tại đây từ tháng 7/1924.

 

Năm 1925, Hồ và Lâm Ðức Thụ bán Phan Bội Châu cho Pháp, đồng thời tiếm trọn tổ chức Tâm Tâm Xã lúc đó như rắn mất đầu, bằng tiền bạc, khuyến dụ đưa những thanh niên yêu nước chân thành trong trắng, bước vào con đường nhuộm đỏ VN, cũng như giúp xác, máu, đưa Hồ lên đài danh vọng. Do trên, vào tháng 10/1926, Lý Thụy bí mật đưa nhiều thanh niên như Lê Hồng Phong, Trần văn Giàu... sang học tại trường Phương Ðông Lenin ở Liên Xô. Trước đây không ai biết trường này đã dạy những gì nhưng theo lời Nguyễn Hữu Dung, thì tại đây Lê Hồng Phong được học đủ thứ, qua một thời gian dài từ tháng 10/1926 cho tới năm 1931, mới tốt nghiệp. Theo đó thì Phong đã trải qua các khóa Lý luận quân sự không quân tại Leningrad, lớp phi công tại Borisglevsk, trước khi chính thức vào học các khóa 2 và 3 tại trường Phương Ðông mà Hồ đã học khóa trước.

 

Ngày 23/11/1925, Pháp mở phiên tòa đại hình tại Hà Nội để xử Phan Bội Châu. Ngay tức khắc, cả nước từ nam tới trung-bắc, hầu như tất cả mọi người, mọi đảng phái từ Phục Việt, Thanh Niên cho tới nhóm Jeune của Phạm Quỳnh đều nhất loạt đứng lên tranh đấu cho nhà ái quốc, khiến cho thực dân phải nhượng bộ, ân xá cho Sào Nam, chỉ bắt ông phải sống tại Huế, qua sự kiểm soát gắt gao của Chánh Sở mật thám Trung Kỳ là Léon Sogny. Từ đó cụ sống ẩn dật bên lề lịch sử cho tới lúc qua đời vào năm 1940, nhưng ngọn lửa đấu tranh và tiếng thơm của người chí sĩ, đã được các thế hệ em, con thay nhau tiếp nối, làm rạng danh ông ngàn đời trong dòng sử Việt. Tại Sài Gòn, Phan Chu Trinh bệnh nặng và mất ngày 26/3/1926. Theo nhận xét của các sử gia, con đường đấu tranh của ông lúc còn sinh tiền, chỉ để chống lại chế độ quân chủ nhưng tôn thờ nước Pháp làm thầy để học hỏi. Tuy vậy, quốc dân VN vẫn kính trọng những người yêu nước, và toàn quốc đã tổ chức Lễ Quốc Táng Phan Chu Trinh ngày 4/4/1926 tại Sài Gòn, trong sự đàn áp của người Pháp nhưng tất cả đều vô vọng, chứng tỏ tinh thấn quốc gia yêu nước của người Việt thế hệ mới, đang đối mặt công khai chống lại giặc cướp, sau 60 năm bị đô hộ.

 

Từ những biến chuyển trên, công cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp cũng bước vào một lối rẽ quan trọng với hai khuynh hướng chính trị: Hợp tác và chống Pháp bằng võ lực. Phái hợp tác chủ trương ‘Pháp-Việt đề huề’ hay như Phan Chu Trinh khi còn sống ‘thờ người Pháp làm người Pháp làm bậc thầy để cầu tiến bộ’ đứng đầu có Phạm Quỳnh, Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long... chỉ mong chủ Pháp nhả cho một chút quyền hạn. Cũng thuộc nhóm này, có Nguyễn An Ninh, Phan văn Trường theo gương Phan Châu Trinh, đòi thêm phần bãi bỏ chế độ quân chủ, đồng thời cải thiện tình trạng xã hội, giáo dục, luật pháp. Nguyễn An Ninh phát hành tờ báo bằng tiếng Pháp tại Việt Nam ‘La Cloche Fêlée ã Chuông Rè’, được coi như tờ báo đầu tiên của người Việt, công khai đối lập với Pháp. Khuynh hướng chống Pháp bằng võ lực, bắt đầu từ phong trào Văn Thân, Cần Vương được nối tiếp bởi Phan Bội Châu, Cường Ðể và Nguyễn Hải Thần qua Việt Nam Quang Phục Hội rồi Việt Nam Cách Mệnh Ðảng hay Phục Việt do Lê Huân thành lập tại Côn Ðảo. Từ tháng 7/1925, đảng đổi tên là Hưng Nam, hoạt động tại Nghệ An, quy tụ nhiều thành phần ưu tú gồm công chức, sinh viên thời đó như Ðào Duy Anh, Tôn Quang Phiệt, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Vịnh. Tiếc thay Ðảng yêu nước đã bị Nguyễn Ái Quốc khuyến dụ và trở thành công cụ cho đảng cọng sản cùng Hồ vào năm 1929, sau khi lãnh tụ Lê Huân chết trong tù ngục tỉnh Nghệ An.

 

Trong giai đoạn này, nổi bật hơn hết vẫn là Việt Nam Quốc Dân Ðảng, được thành lập ngày 24/12/1927 do hai lãnh tụ Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu tại miền Bắc, theo khuynh hướng Tam Dân Chủ Nghĩa của Tôn Dật Tiên. Cuối năm 1928, đảng bành trướng mạnh khắp nước với hơn 100 chi bộ và 1500 đảng viên. Nhiều cán bộ đảng hoạt động trong quân đội Pháp. Nhưng sau vụ tên Pháp kiều Horne Bazin, giám đốc công ty mộ phu đồn điền cao su bị ám sát tại Hà Nội ngày 17/2/1929, Pháp bắt đầu triệt hạ Việt Nam Quốc Dân Dảng, nhiều cán bộ cao cấp bị bắt, chỉ có Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu trốn thoát nên đầu năm 1930 đã ra lệnh Tổng Khởi Nghĩa. Lúc này Nguyễn Ái Quốc an vị tại Liên Xô tuy Ðệ Tam Quốc Tế Cọng Sản hay Việt Nam Kách Mệnh Thanh Hội vẫn hoạt động tại Việt Nam nhưng chỉ là cái bóng mờ trước Việt Nam Quốc Dân Ðảng, Hưng Nam và Cao Ðài giáo.

 

Tại Liên Xô, Stalin lên kế quyền Lenin, ban lệnh tiến tới ‘xã hội chủ nghĩa’ mà thí điểm đầu tiên là nước Nga. Nguyễn Ái Quốc được lệnh công tác tại Bá Linh, sau khi đề nghị Trần Phú làm Bí thư nhóm VC đang hoạt động tại Việt Nam, đồng thời xin cho Lê Hồng Phong vào học tại Viện thợ thuyền Ðông Phương. Ðầu năm 1928, Nguyễn Ái Quốc được lệnh trở lại hoạt động tại Ðông Nam Á, địa bàn lần này là Xiêm La.

 

Theo Hoàng văn Hoan, Hồ có mặt ở đây vào tháng 6/1928 qua các bí danh Mr Tho, Nam Sơn và Thầu Chín. Trong lúc Hồ đang làm quốc tế vận, thì đảng VC trong nước qua Nghị quyết hành động của Ðại Hội Quốc Tế Cọng Sản lần thứ VI năm 1928, đã tách thành 5 nhóm cùng những hiềm khích bùng nổ lớn. Nói chung từ tháng 9/1929 Việt Nam Kách Mệnh Thanh Niên Hội coi như tan rã. Vì vậy Quốc phải xin lệnh Stalin cho mình giải quyết. Ðầu năm 1930, Quốc tới Hồng Kông để hàn gắn tranh chấp nội bộ, giữa hai đảng Dông Dương Cọng sản đảng và An Nam cọng sản đảng. Cuối cùng Quốc đưa lệnh của Bộ Phương Ðông, khiến hai phe đồng ý hợp nhất thành một, đó là ‘Ðảng Cọng Sản Việt Nam’, do Trần Phú (1904- 1931) được Liên Xô chỉ định là Tổng Bí Thư đầu tiên.

 

Hai cuộc nổi dậy của VN Quốc Dân Ðảng vào dịp Tết Canh Ngọ (1930) và các cuộc biểu tình bạo động của giới lao công và nông dân, từ tháng 6/1930 tới giữa năm 1931, dù thất bại nhưng cũng đã gây chấn động khắp nước và lan tới Pháp, mở màn cho cao trào đấu tranh của người Việt, dù thực dân tại Ðông Dương cố đánh dẹp. Ngày 26-1-1930 tại hội nghị Phú Thọ, đảng trưởng Nguyễn Thái Học, quyết định tổng khởi nghĩa, trong đêm giao thừa tết Canh Ngọ. Ông tuyên bố ‘không thành công cũng thành nhân’, chứ không thể sống mãi đời nô lệ nhục nhã dưới gót giầy nô lệ ngoại bang. Cuộc chiến đã thất bại vì nghĩa binh không đủ thực lực chống với giặc Pháp có đầy đủ phương tiện chiến tranh. Làng Vĩnh Bảo thuộc tỉnh Hải Dương bị bom của Pháp san bằng, hầu hết cán bộ trong đảng bị bắt. Ngày 17-6-1930, Ðảng trưởng Nguyễn Thái Học cùng 12 đồng chí lên đoạn đầu đài tại Yên Bái. Ông và các anh hùng đã chết nhưng khí tiết và danh dự luôn là ngọn đuốc soi sáng tâm hồn các thế hệ trong dòng sử Việt. Cũng từ đó, qua ảnh hưởng cuộc khởi nghĩa trên, cộng với hoàn cảnh kinh tế khủng hoảng, đã tạo nên tình trạng rối loạn khắp nước. Lợi dụng cơ hội trên, Trần Phú và cán bộ đảng VC, sách động dân chúng biểu tình chống phá Pháp khắp nơi nhưng rầm rộ nhất là tại Nghệ An, khiến cho hằng trăm người bị Pháp bắn chết.

 

Cũng trong giai đoạn hỗn loạn này lần đầu tiên tại VN, cán bộ cọng sản quốc tế, đã rập khuôn Trung Cộng biến biểu tình thành du kích chiến, tổ chức các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, thiếu nhi gọi là Sô Viết, tại hai huyện Nam Ðàn và Thanh Chương, nên sau này mới có danh từ Sô Viết Nghệ Tĩnh. Hậu quả của cuộc xúi bậy này, làm cho Toàn Quyền Ðông Dương Pasquer cho lệnh bắn giết thẳng tay bằng phi cơ giội bom làng mạc, song song với cuộc tảo thanh của Lính Lê Dương, gây nên cảnh tang tóc chưa từng có cho những lương dân vô tội, trước cảnh dao thớt đoạn trường. Loạn lạc kéo dài tới nửa năm 1931, khi cán cộng đầu sỏ không còn và nạn đói khắp nơi, mới tàn lụn.

 

Ngày 10/10/1931 Tại Cửu Long-Hương Cảng, Trần Phú mở hội nghị Trung Ương Ðảng lần thứ 1, ngoài việc gián tiếp chỉ trích sự bất tài của Nguyễn Ái Quốc, còn đổi tên VN cọng sản đảng thành Ðông Dương cọng sản đảng. Do trên Quốc không tới tham dự dù cũng còn chỉ huy Chi Nhánh Bộ Phương Ðông của Sô Viết tại Hồng Kông. Từ đây, âm mưu tài trợ của Stalin cho các đảng cọng sản địa phương làm loạn bị bại lộ, đã khiến thực dân Tây Phương liên kết với nhau để chống đỡ. Cũng từ đó, Cục Phương Nam do Hồ chỉ huy cùng thủ hạ đang hoạt động tại VN, bị mật thám các nước lùng bắt dữ dội. Tháng 4/1931 Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn thị Vịnh bị Anh bắt tại Hồng Kông. Trong nước Trần Phú chết trong tù. Ðây cũng chỉ là cuộc tắm máu khởi đầu (1930-1931) của Quốc Tế Cọng Sản, vì phía sau còn có một hậu phương vĩ đại, chịu chung tiền bạc, vũ khí và bạo lực, để đạt dược thắng lợi cuối cùng, là nhuộm đỏ cả thế giới, trong đó có Ðông Dương.

 

3 - NGHI ÁN NGUYỂN ÁI QUỐC  CHẾT TRONG NHÀ TÙ HỒNG KÔNG 1932 :

 

Cũng trong chuyện dài về Nguyễn Tất Thành-Hồ Chí Minh, huyền thoại đáng kể nhất là vụ Nguyễn Ái Quốc chết trong nhà tù Hồng Kông vào cuối năm 1932, vì nghiện thuốc phiện và bị bệnh lao. Vụ này trước sau, từ Hồ Chí Minh, Nguyễn Lương Bằng, Võ Nguyên Giáp cho tới cơ quan tuyên truyền của VC, đều nói là do Pháp phao tin để làm hạ uy tín Hồ. Riêng vợ luật sư Frank Loseby, người được Cọng Sản Quốc Tế mướn để biện hộ cho Hồ, sau năm 1969 khi ‘bác’ chết, đã nói tin đó là có thật, và do chính chồng bà ta tung ra, để đánh lạc hướng mật thám Pháp.

 

Theo nhận định của các sử gia, việc Nguyễn Ái Quốc ‘giả chết’ đều theo ý Liên Xô, nhằm phục vụ nhu cầu chính trị. Với Nga, Nguyễn Ái Quốc chết mới có cơ hội đưa các cán bộ khác lên thay thế và gầy dựng lại đảng VC đã bị tan tác. Với Tây Phương, khai tử con người cọng sản quốc tế chuyên nghiệp, để một bí danh mới của Nguyễn Tất Thành đóng vai điệp viên tam trùng, đang cần thiết tại mặt trận Viễn Ðông sắp tới. Tất cả đều nằm trong vòng bí mật và có lẽ chẳng bao giờ tình báo Nga, chịu mở hồ sơ vụ trên, dù Hồ đã chết thật từ lâu rồi.

 

Tháng 11-2008 vừa qua, một quyển sách viết bằng Hoa văn qua tựa đề ‘ Hồ Chí Minh sanh bình khảo ‘ mà tác giả là Giáo Sư Sử Học tên Hồ Tuấn Hùng, sinh năm 1949 hiện là một công chức cao cấp trong Bộ Giáo Dục của Trung Hoa Dân Quốc. Sách được nhà xuất bản Bạch tượng Văn Hóa tại Ðài Loan phát hành ngày 1-11-2008. Tiếp theo là bài viết của tác giả Chân Mây trên Hải Ngoại Phiếm Ðàm ngày 25-11-2008 với tựa ‘ Hồ Chí Minh là người Khách Gia (Hakka). Cùng ngày một tác giả khác tên Tạ Phong Tần đã đưa bài viết ‘ HCM là người Tàu ‘ của GS Hùng lên blog.360.Yahoo.com.

 

Tóm lại tài liệu mới vừa được phổ biến từ các tác giả trên về các chi tiết cũng gần giống như các tài liệu cũ đã được phổ biến từ lâu, chỉ khác ở chổ là GS Hùng đi vào chi tiết và nói là mình có chứng cớ xác nhận việc trên là đúng sự thật, mặc dù ai cũng chỉ đọc được bản tin trên diễn đàn mà thôi.

           

Chúng ta biết, năm 1931 trong ngục, Nguyễn Ái Quốc giả vờ đóng kịch với người Anh qua màn hợp tác diệt Cộng, để thoát thân. Nhưng cũng từ đó, Hồ bị xuống giá, chỉ trích là bọn thời cơ. Tập sách Ðường Kách Mệnh, dùng làm kim chỉ nam cho cán bộ VN Kách Mệnh Thanh niên Hội, của Hồ được coi là thứ dỏm, sặc mùi quốc gia, tiểu tư sản. Tháng 12/1934, Hồ bị ngay chính cơ quan ngoại vi của Ðảng Cọng Sản Ðông Dương, chỉ trích nặng nề trên tờ báo đảng là Bôn-sơ-vic.. Trong giai đoạn này, Ban Phương Nam do Lê Hồng Phong lãnh đạo, thế Nguyễn Ái Quốc đã bị khai tử. Lúc này Hà Huy Tập làm Tổng Bí Thư Ðông Dương CSD, còn Hồ Nam Trần Văn Giàu được lệnh về Nam tổ chức lại đảng.

 

Tóm lại từ năm 1934, Ban lãnh đạo ngoại vi của VC, dời về Ma Cau và tập hợp lại gần như đầy đủ các thành phần có trước trong Tâm Tâm Xã, kể cả Cô Duy, tức Nguyễn thị Minh Khai. Tháng 7-1936, Nga ra lệnh cho Lê Hồng Phong, đua Ban Phương Nam, tức là cơ quan lãnh đạo tối cao của VC về Nam Kỳ hoạt động. Trong năm 1936, đảng Bình Dân Pháp đã ra lệnh phóng thích hàng ngàn tù nhân chính trị VN, trong đó phần lớn là cán bộ cọng sản như Phạm văn Ðồng, Nguyễn văn Cừ, Hạ Bá Cang, Lê Duẩn, Nguyễn văn Linh.

 

Nhờ vậy đảng cộng sản Ðông Dương đã phục hồi nhanh chóng và liên kết với các thành phần tả phái không cọng sản, thành lập Mặt Trận Dân Chủ Ðông Dương, trong đó có Ðặng Xuân Khu (Trường Chinh), Võ Nguyên Giáp, Phạm văn Ðồng, Trần Huy Liệu. Nhưng chưa được bao lâu thì Stalin ra lệnh cho nhóm Stalinist tức Ðông Dương cọng đảng, đệ tam quốc tế, phải cắt đứt liên hệ với phe Ðệ tứ cọng sản hay là nhóm Trốt-kít của Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu.. ở Sài Gòn. Tại miền Trung, các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi Bình Ðịnh đã bắt đầu có Tỉnh Ủy lâm thời. Riêng kinh đô Huế, từ năm 1937, VC hoạt động bán công khai qua tờ báo L’épi du Riz (Nhành lúa), do VC cao cấp HẢI TRIỀU Nguyễn Khoa Văn, chủ biên. Lợi dụng những cuộc đấu tranh hợp pháp, từ năm 1939 cán bộ Quốc Tế Cọng Sản tại Ðông Dương, ra sức tổ chức và phát triển các nghiệp đoàn lao động bất hợp lệ, nông hội cùng nhiều hội đoàn bô lão, thanh niên, phụ nữ, đánh giày, bán báo, bình dân giáo dục... lúc đó, khắp nước đã có trên 1000 cán bộ chính thức. Trong giai đoạn này, cộng sản đệ tam phát triển mạnh nhất là tại Việt Bắc với nhiều cơ sở, còn có cả một tiểu đội du kích do Lê Quảng Ba và Hoàng Sâm chỉ huy tại Cao Bằng.

 

Thế chiến thứ 2 bùng nổ, tại Ðông Dương vào đầu năm 1940, Pháp lại thẳng tay càn quét và gần như toàn thể đảng viên VC, trong đó có hầu hết các cán bộ từ Bộ Phương Ðông về. Ðúng lúc đó thì Nguyễn Tất Thành qua bí danh Thiếu Tá Hồ Quang, xuất hiện tại Quảng Tây và Côn Minh, trong sứ mạng điều khiển Ban Hải Ngoại của đảng. Lần tái xuất này, ‘bác’ lại gặp hên, vì hầu hết các ‘đảng chúa’ trong nước đều nằm rọ. Hồ chợp cơ hội tuyển cán bộ mới, để làm hậu thuẫn cho mình sau này, qua mộng bước lên ngai vàng An Nam vào tháng 9-1945. Trong giai đoạn này, Hồ ngoài cái tên Trần Vượng, còn là Thiếu Tá Hồ Quang của Ðệ Bát lộ quân, do Diệp Kiếm Anh chỉ huy, đồng thời cũng chỉ đạo Ban Hải Ngoại của Phùng Chí Kiên.

 

Ðây cũng chỉ là một phần nhỏ, tóm lược về cuộc đời của Nguyễn Tất Thành, qua huyền thoại ‘xuất dương’ tìm đường cứu nước, một con người trăm tên, trăm mặt, thay đổi hình dạng và thủ đoạn chính trị, đâu có khác gì loài tắc kè xanh xanh đỏ đỏ.. Bởi vậy sau khi đã được sống thật với người cộng sản dưới chế độ Việt Cộng , thì bất cứ người nào khi nghe qua các câu chuyện có liên quan tới bắc bộ phủ nhất là chuyện về ‘ bác ‘, làm cho ai cũng phì cươi vì cứ nghe hoài mà đâu có đoạn cuối.

Category: Đạo đức Hồ Chí Minh | Views: 1192 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 539
Khách: 539
Thành Viên: 0