Nguyễn Hùng
bbcvietnamese.com
Những người theo dõi sát hai
luồng dư luận ở Nhật Bản và Việt Nam sẽ không ngạc nhiên trước quyết
định ngưng viện trợ phát triển chính thức cho Việt Nam của Tokyo.
Báo chí và công luận Nhật nói chung đều đi từ ngạc nhiên tới phẫn nộ
khi biết viện trợ của Nhật,
thực tế là
tiền của dân đóng thuế, đã bị ăn bớt ở nước ngoài trong đó có Việt
Nam.
Và khoản tiền
hơn hai triệu đô la, tương đương 10% giá trị các dự án cơ sở hạ tầng mà PCI
trúng thầu tư vấn, không phải là nhỏ.
Về phía Việt
Nam, báo chí không phải là hàn thử biểu tốt để đo sự bất bình của
dân chúng trong vụ việc này.
Đơn giản là vì
họ không được tự do thực hiện và đăng các phóng sự điều tra như họ muốn
cho tới khi đèn xanh được bật.
Nghi vấn
Đa số độc giả
bbcvietnamese.com đều đặt câu hỏi tại sao một vụ cáo buộc tham nhũng
với tầm cỡ lớn tới như vậy lại được xử lý với một tốc độ chậm
hiếm thấy.
|
Diễn biến nghi án PCI
29/6/08 - Một nhà quản lý của PCI nói
công ty đã hối lộ quan chức VN.
4/8/08 - Bốn người của PCI bao gồm chủ
tịch và giám đốc điều hành bị bắt vì cáo buộc đưa hối lộ. Truyền thông
Nhật rầm rộ đưa tin.
17/8/08 - Thứ trưởng ngoại giao Hồ Xuân
Sơn khuyên báo chí VN, Nhật Bản không nên đưa tin.
25/8/08 - Nhật truy tố bốn cựu quan chức
PCI
26/9/08 - Tuổi trẻ đưa tin tp Hồ Chí
Minh quyết định ngừng giải ngân các hợp đồng với PCI.
12/11/08 - Bốn cựu lãnh đạo PCI nhận tội
trong vụ mà bên công tố nói họ hối lộ ông Huỳnh Ngọc Sĩ hơn 2,4 triệu đô
la Mỹ.
13/11/08 - Trả lời chất vấn của đại biểu
quốc hội Nguyễn Minh Thuyết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói ''làm rõ tới
đâu sẽ xử lý tới đó''.
19/11/08 - Ông Huỳnh Ngọc Sĩ bị đình chỉ
công tác.
4/12/08 - Nhật tuyên bố ngưng viện trợ
ODA, đóng băng khoản 700 triệu đô la đã cấp cho năm 2008. |
Chỉ tới khi Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội và
có ý kiến trực tiếp thì ông Huỳnh Ngọc Sĩ mới bị cách chức.
Nhưng tiến trình
điều tra vẫn không có gì rõ ràng hơn trong những tuần sau đó.
Điều này trên
thực tế đã đặt Nhật Bản vào tình huống buộc phải có hành động để
phần nào giảm nhiệt các chỉ trích tại chính Nhật Bản.
Độc giả BBC
cũng đặt câu hỏi, nếu thực sự có tham nhũng thì thời gian vài tháng
có đủ để người ta kịp xóa các dấu vết hay không.
Người ta cũng đặt
câu hỏi về mối quan hệ của ông Sĩ với các quan chức cao cấp của
thành phố Hồ Chí Minh, địa phương đã không hề có động thái nào cho
tới khi có sức ép của chính quyền trung ương.
Trên thực tế chính
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, người hứa sẽ 'xử lý nghiêm khắc' vụ việc là
người đứng đầu về Đảng ở thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn có cáo buộc xảy
ra tham nhũng.
Quyết tâm
suông?
Những vụ việc
như vụ ông Huỳnh Ngọc Sĩ dễ cho người ta có cảm giác hoài nghi về
quyết tâm chống tham nhũng của Việt Nam.
Các thông tin về
vụ việc từ trước tới nay đều tới từ phía Nhật Bản trong khi Việt Nam chưa hề đưa
ra bất kỳ tuyên bố nào về quá trình điều tra và các nhân vật có liên quan ngoài
những lời hứa.
Hiện tượng lập
công ty ma để qua đó hợp pháp hóa các khoản tiền đưa hối lộ như trong vụ công ty
PCI của Nhật không phải là hiếm ở Việt Nam.
Người ta viết các
hóa đơn trả tiền cho những công ty, thậm chí những nhân viên mà trên thực tế
không hề tồn tại để 'giải thích' các khoản lót tay theo đúng nghĩa đen của từ
này cho các quan chức.
Những người đưa
hối lộ từ PCI nói nhiều lần họ đã mang hàng trăm ngàn đô la tiền mặt theo người
và tới trao tận tay cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ.
Cũng có những nhà
báo Việt Nam đã lên tiếng đòi hỏi phải kiểm tra tài sản hiện có của các quan
chức, của vợ con họ và so sánh với kê khai tài sản khi nhậm chức để đảm bảo tính
minh bạch.
Từ bắc chí nam
Trong khi vụ PMU18
ở Hà Nội còn đang để lại nhiều câu hỏi, cáo buộc tham nhũng trong dự án xa lộ
Đông Tây liên quan tới PCI xảy ra tại trung tâm kinh tế lớn nhất của Việt Nam.
Thành phố Hồ Chí
Minh được cho là đã tập trung chống tham nhũng sau vụ 'Năm Cam'.
Nhưng cáo buộc hối
lộ lớn chưa từng có trong một vụ liên quan tới nhà cung cấp viện trợ phát triển
lớn nhất của Việt Nam và cách giải quyết vụ việc cũng đã đặt ra nhiều câu hỏi.
Thậm chí một thứ
trưởng ngoại giao Việt Nam hồi tháng tám còn khuyên báo chí cả Việt Nam và Nhật
Bản không nên đưa tin về vụ việc.
Nhưng ông này cũng
nói Việt Nam quyết tâm chống tham nhũng và 'không loại trừ bất cứ ai'.
Trong lúc đó người
ta đang bàn thảo trên mạng internet rằng trên 'bàn cờ' tham nhũng này ngoài 'Sĩ'
ra liệu còn có 'Tướng' không.
Và câu hỏi này có
lẽ cũng là câu hỏi trị giá nhiều triệu đô la.
|