Thứ Năm, 2024-11-21, 6:38 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Hai » 6 » Thử nhận định về phiên tòa 8/12
9:23 AM
Thử nhận định về phiên tòa 8/12

§ Alfonso Hoàng Gia Bảo

Chẳng còn mấy hôm nữa tám giáo dân Hà Nội sẽ phải ra tòa, vậy chuyện gì đang chờ đợi họ trong ngày này? Tất cả đều được trở về nhà để chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh vui vẻ cùng giáo xứ Thaí Hà hay một vài người trong họ sẽ phải buồn bã tiếp tục trở lại nhà tù?

Câu hỏi chắc hẳn đang làm ‘đau đầu’ không chỉ các bị can, thân nhân họ mà còn cả với những ai quan tâm đến phiên tòa. Sở dĩ chúng khó đoán vì luật pháp trong những phiên tòa kiểu này chỉ lớp sơn phủ bề ngoài nhằm ngụy trang che đậy những lý do và mục đích hoàn toàn khác bên trong, màu này chưa hợp đã có màu khác thay tùy ý nhà cầm quyền, vì thế không còn ai dám dựa vào luật mà suy đoán.

“Công khai” vẫn còn thua “xin phép”?

Những năm gần đây, trong nước ngày càng có nhiều phiên tòa có tên gọi là “xét xử công khai” nhưng đã bách hại được không ít người công chính dám công khai tên tuổi mình khi đứng lên đấu tranh đòi hỏi chính quyền tôn trọng các quyền tự do căn bản của người dân và phản đối sự cai trị độc quyền của đảng cộng sản VN.

Vì sao sự công khai, tính minh bạch vốn là những điều cần phải có để giữ cho chiếc cân công lý luôn được thăng bằng, mà đến nay nhà nước ta mới quan tâm đến nó? Có lẽ chẳng còn lý do nào khác ngoài việc ‘gỡ gạc’ lại cái uy tín đã xuống quá thấp của ngành tòa án với quá nhiều các phiên tòa xử kín trước nay vả bây giờ là lúc không còn thể nào tiếp tục được lối hành xử này nữa nên mới công khai.

Tòa án ở VN bấy lâu nay là một trong những loại vũ khí hữu hiệu được dùng để bảo vệ đảng an toàn khỏi các “kẻ thù” tấn công bằng con đường “diễn tiến hòa bình” một cách danh chính ngôn thuận, vì thế ngày nay thời hội nhập càng được ưu ái trang bị khá đầy đủ các loại phương tiện nghe nhìn hiện đại cho ra vẻ dân chủ tiến bộ cùng các nước. Các phòng dành cho khách với hệ thống camera với màn hình video khổ lớn luôn sẵn sàng phục vụ những ai không được (phép) vào phòng xử có thể theo dõi live từ bên ngoài cùng các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại lưu động có thể phát sóng trực tiếp phiên xử trên truyền hình v.v…

Nhìn chung, tòa án trong nước bây giờ cái gì cũng có đủ, ngoại trừ mỗi một cái quan trọng nhất là CÔNG LÝ thì lại luôn luôn… “vắng nhà” !!!

Bảo là “xét xử công khai” nhưng ai quan tâm muốn dự phải làm đơn xin phép, thật… không còn biết phải dùng loại ngôn từ nào để diễn tả cho hết cái cảnh ‘vụng chèo khéo chống’ của họ và ‘vụ án Thái Hà’ lần này chắc chắn cũng không nằm ngoại lệ.

Số phận các giáo dân rồi sẽ ra sao?

Trong số hai tội danh mà nhà nước gán cho họ, tội “gây rối nơi công cộng” thoạt nghe tưởng rằng nhẹ, nhưng thật ra đây mới chính là tội danh đáng ngại nhất ở VN khi “miệng họ bảo vậy nhưng không phải vậy mà là nguy hiểm hơn vậy”.

Nếu hơn chục năm trước với loại tội này, ắt phải có đến ¾ số bị can phải vào tù là điều chắc chắn. Nhưng nay tình hình đã khác đi rất nhiều, nên không phải đã hết chỗ cho những ai còn hy vọng vào công lý. Tất nhiên công lý ấy nếu có chẳng phải vì chính quyền này thương các giáo dân mà vì áp lực dư luận cả trong lẫn ngoài nước và kể từ sau vụ Thái Hà tình hình đã có những biến chuyển mới:

1. Trước hết hãy xem phiên tòa này nhằm giải quyết việc gì?

Nếu nhìn lại toàn bộ cục diện vụ Thái Hà, rõ ràng phiên tòa này chỉ là sự ‘thanh lý’ giải quyết nốt những vướng mắc giữa đôi bên, vì mấu chốt chính của vụ việc là mảnh đất tranh chấp, trên thực tế đã kết thúc kể từ khi bị đem làm công viên hai tháng trước.

Sở dĩ bắt bớ và truy tố tám giáo dân trên, thì chỉ cần xem qua những hàng ‘sơ yếu lý lịch’ sống đạo tích cực của họ, mọi người cũng đã có thể nhận ra ngay đâu là lý do đưa đến cảnh tù tội cho họ, vì sao lại là họ mà không phải người khác giữa đám đông hàng vài ngàn con người? Đơn giản chỉ vì họ được các ‘tai mắt nhân dân’ quan sát rất kỹ lưỡng và tinh thần cầu nguyện của tám người này đã được chính quyền phường Quang Trung quận Đống Đa ‘chấm điểm’ rất cao, được họ đưa vào hàng các ‘thủ lĩnh’ có ảnh hưởng đến việc dẫn dắt phong trào cầu nguyện tại Thái Hà. Mà nếu cứ tiếp tục để họ ‘thoải mái’ cầu nguyện, việc xử lý vụ Thái Hà sẽ trở nên khó khăn hơn. Vì thế phải bằng mọi cách bắt họ trước rồi mới tính đến chuyện giải quyết cái đám đông kia sau.

Cũng cần lưu ý rằng, mặc dù được chính quyền chấm “điểm ưu" là vậy, nhưng cũng qua những gì nhà nước rêu rao họ vẫn không xem tám anh chị giáo dân phải ra tòa nay mai này là những người “chủ mưu” mà chỉ là “nghe theo lời xúi giục”. Về việc này, tôi không dám lạm bàn vào chuyện của các luật sư nhưng ảnh hưởng của các vai trò khác nhau luôn đi kèm với các mức hình phạt cao thấp rất khác nhau là điều ai cũng biết.

2. Sau nữa phải kể đến bản nghị quyết của Quốc Hội Châu Âu đang gây áp lực với VN về tự do tôn giáo và nhân quyền và việc nhiều dân biểu Mỹ đang kiến nghị đưa VN trở lại danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt CPC, chắc chắn cũng sẽ có tác động rất lớn đối với Hà Nội. Ngoài ra còn phải kể đến nhiều lời lên án lẫn kêu gọi của hàng chục tổ chức tôn giáo khắp nơi trên toàn thế giới liên quan đến Thái Hà.

3. Cuối cùng là cơn lũ lụt lạ kỳ đầu tháng 11 vừa qua, thiên tai xảy ra cùng lúc với sự đe dọa của giặc phương Bắc ngày một lộ rõ, nhiều người cho đó đó là dấu hiệu của điềm “họa vô đơn chí” chẳng lành đối với chế độ qua các tuyên bố cứng rắn mới đây nhất của chính quyền Bắc Kinh về biển Đông, chắc chắn cũng sẽ góp phần buộc chính quyền VN phải xem xét lại toàn bộ những vần đề mâu thuẫn nội tại trong nước.

Cùng là mâu thuẫn về đất đai nhưng chỉ có ai điên rồ mới xem nguy cơ từ tám giáo dân nghèo nàn kia của giáo xứ Thái Hà lại lớn hơn tập đoàn dầu khí TQ Cnooc trị giá những 29 tỷ đôla. Những dấu chỉ cho thấy một thời kỳ quan hệ Việt- Trung mới đã bắt đầu bằng sự thay đổi ngôn từ đáng ngạc nhiên của nhà cầm quyền Hà Nội mấy ngày qua. Từ chỗ kín đáo né tránh nay đã chuyển sang công khai đối đầu, những lời kêu gọi bảo vệ giang sơn tổ quốc xuất hiện trên khắp các báo trong nước kể từ tuần rồi cho ta thấy rõ điều đó. Hiện đang có dư luận chính quyền VN sẽ làm ngơ cho sinh viên biểu tình tại SG và HN nay mai?

Ngoài ra còn phải kể đến một loạt những rối rắm khiến uy tín của đảng ngày càng xuống dốc thảm hại, đó là vụ buôn lậu ‘sừng tê giác’ của bên Nam Phi, vụ Công hòa Séc ngưng cung hộ chiếu cả hai do tai tiếng liên quan đến cán bộ ngoại giao VN tại những nước này nhưng quan trọng hơn cả vẫn là vụ PCI tiền viện trợ ODA của Nhật. Hôm nay Đại sứ Nhật Bản tại VN Mitsuo Sakaba vừa tuyên bố chính thức sẽ không đảm bảo như hồi đầu năm nhằm gây áp lực rất lớn cho nhà nước VN sau khi vụ tham nhũng trên 2 triệu USD tiền tài trợ của Nhật bị phát hiện gần đây.

Tóm lại trong bối cảnh đầy rối ren hiện nay, “thù trong giặc ngoài” hoặc “thêm bạn bớt thù” giữa hai điều giới cầm quyền Hà Nội sẽ phải ưu tiên chọn một. Để có thể đối phó với ‘đàn anh’ Bắc Kinh nhiều tham vọng bành trướng, cái gì có thể ‘nhịn’ hoặc né tránh như với Thái Hà và tám giáo dân trên chắc chắn họ sẽ phải xem xét cẩn trọng.

Có lẽ điều duy nhất đang khiến chính quyền phải ‘lấn cấn’ lúc này, kinh nghiệm rút ra từ phiên tòa xử hai nhà báo cho thấy, chắc hẳn họ đang rất mong các bị can chịu nhận tội để họ có lý do chính đáng cho hưởng sự khoan hồng cho xong chuyện.

Bởi hơn ai hết họ hiểu, nếu chẳng may các bị can vẫn cương quyết không nhận tội như nhà báo Nguyễn Việt Chiến và sẽ tiếp tục kháng án, một phiên toàn tiếp theo với những tranh luận về chủ sở hữu mảnh đai lại phải diễn ra, càng làm lớn chuyện hậu sự chẳng đáng này, họ mới chính là người phải chịu nhiều dư luận bất lợi nhất.

Sàigòn, 05/12/2008

Alfonso Hoàng Gia Bảo

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 841 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 58
Khách: 58
Thành Viên: 0