|
|
Bộ trưởng Mạnh Kiến Trụ được coi là người có nhiều kinh nghiệm về an ninh |
Việt Nam và Trung Quốc tuyên bố sẽ tăng cường hợp tác về mặt an ninh giữa hai nước nhằm phòng chống tội p̣hạm.
Tuyên bố này được đưa ra trong cuộc gặp đầu tiên của bộ trưởng an ninh hai nước tại Hà Nội hôm 5/12.
Bộ
trưởng an ninh Việt Nam Lê Hồng Anh nói với người tương nhiệm
của Trung Quốc là Mạnh Kiến Trụ rằng lực lượng cảnh sát hai
nước cần gia tăng hợp tác để “đảm bảo đời sống yên bình cho
công dân của hai nước”.
Ngoài việc đảm bảo an ninh tại mỗi nước, được biết mục tiêu của việc hợp tác này còn là để “đảm bảo an
ninh cho khu vực biên giới chung”.
Trước cuộc gặp này, Việt Nam đã chỉ đạo các địa phương “tập trung cao độ” để hoàn thành cắm mốc biên giới
đất liền Việt-Trung trước 10/12/2008.
Bộ an ninh của hai nước còn đề xuất hai chính phủ ký thoả thuận song phương về chuyện dẫn độ và ngăn ngừa
tình trạng buôn người.
Hợp tác quốc phòng
Ngay trước chuyến thăm của ông Mạnh Kiến Trụ sang Hà Nội, Tổng Tham mưu trưởng và là thứ trưởng Quốc phòng
Việt Nam Nguyễn Khắc Nghiên cũng có chuyến thăm chính thức Trung Quốc.
Trong
chuyến thăm này, Việt Nam nhất trí sẽ tăng cường hợp tác với
quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, trong đó có việc phối hợp
tuần tra chung trên biển, tăng cường trao đổi quân sự các cấp
và duy trì cơ chế đối thoại quốc phòng.
Hai phía cũng nhất trí sẽ “đàm phán hoà bình” nhằm tìm kiếm giải pháp cho xung đột biển Đông.
|
|
Cảnh sát Trung Quốc bị chỉ trích trước Thế Vận hội Bắc Kinh |
Các
cuộc thăm viếng và cam kết hợp tác diễn ra trong lúc quan hệ
hai bên được cho là đang căng thẳng, sau khi tập đoàn dầu khí
Trung Quốc Cnooc Ltd công bố dự án gần 30 tỷ đôla để thăm dò
dầu khí nước sâu tại Biển Đông vào cuối tháng 11 vừa qua,
trong đó có khu vực Hoàng Sa và Trường Sa mà Việt Nam nhận có
chủ quyền.
Người phát
ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Dũng, hôm 27/11 tuyên bố rằng:
"Mọi hoạt động tiến hành trên vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam mà
không được sự chấp thuận của Việt Nam đều là vi phạm quyền chủ quyền và
lợi ích quốc gia của Việt Nam và hoàn toàn không có giá trị."
PPT, Việt Nam Đang khi việc tranh chấp Biển Đông đang trở thành vần đề giữa hai nước Việt-Trung thì việc hợp tác giữa hai
bộ Công an là điều ngạc nhiên nếu không được cập nhật thông tin:
1/
Trước hết tranh chấp Biển Đông được coi là việc quốc gia mà
về mặt nào đó đảng CS hai nước có thể đã có những thỏa
thuận ngầm không muốn cho dân Việt Nam biết. Nghi vấn này được
nhiều người truyền miệng sau khi Lê Dũng chỉ phản đối cầm
chừng.
2/ Vấn đề
"an ninh nội bộ" mới là việc chung của hai nước, của phòng
tuyến cuối cùng mang tính "môi hở răng lạnh" của các đảng CS
cầm quyền.... Người ta biết rằng cả hai chính phủ đang đặt
quan tâm số 1 cho sự tồn tại của thể chế.
Ab, HCM Đây
đúng là bản chất 2 mặt của TQ, một mặt thì hô hào hợp tác trên biển
Đông, một mặt thì lại thông qua công ty quốc doanh khai thác dầu khí ở
khu vực biển Đông của Việt Nam. Nếu VN phản ứng không đủ mạnh thì toàn
bộ khu vực biển Đông sẽ thuộc quyền quản lý của TQ. Đấy không chỉ là
vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề an ninh sống còn vì VN tuy có hon
3000km bờ biển nhưng tàu bè không thể đi được vì bị TQ khống chế khu
vưc biển Đông.
|