Thứ Năm, 2025-01-23, 11:08 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Hai » 7 » Vn Và Ngày Văn Bút Quốc Tế Vì Quyền Tự Do Phát Biểu Bênh Vực Nhà Văn Và Nhà Báo Bị Ngược Đãi Và Cầm Tù
6:20 AM
Vn Và Ngày Văn Bút Quốc Tế Vì Quyền Tự Do Phát Biểu Bênh Vực Nhà Văn Và Nhà Báo Bị Ngược Đãi Và Cầm Tù
(Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ)

Ngày 10 tháng 12 năm 2008 đánh dấu 60 năm Khai Sinh bản Tuyên Ngôn Toàn Cầu về Nhân Quyền. Ba tuần lễ trước, ngày 15 tháng 11 năm 2008, Văn Bút Quốc Tế cử hành Ngày Nhà Văn Bị Cầm Tù. Biến cố này là một trong những dịp quan trọng nhứt mỗi năm để vận động công luận làm áp lực, thuyết phục và thúc giục các chính phủ dân chủ can thiệp nhiều hơn nữa cho chính nghĩa của những người cầm bút độc lập bị trấn áp tàn nhẫn. Hiệp Hội Nhà Văn Thế Giới cam kết bảo vệ Nhân Quyền trong lãnh vực Quyền Tự Do Phát Biểu và Ngôn Luận. Để thực hiện mục đích đó, Văn Bút Quốc Tế biết có thể trông cậy vào tinh thần văn hữu đoàn kết tự nguyện của đông đảo hội viên thuộc hàng trăm Trung tâm Văn Bút ở khắp năm châu. Ngay từ giữa tháng 10, Văn Bút Quốc Tế đã ghi nhận được sự hưởng ứng của các Trung tâm Hoa Kỳ, Áo, Anh, Đan Mạch, Ghana, Gia Nã Đại, Guinée, Hòa Lan, Malawi, Na Uy, Nga, Québec, Sierra Léone, Somalie, Sydney, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Trung Hoa Độc Lập, Uganda, v.v. Ngày Nhà Văn Bị Cầm Tù còn được giới thiệu với công chúng đi viếng nhiều Hội chợ Sách Báo, ở Copenhague (Đan Mạch), Barcelone (Tây Ban Nha), Anvers (Bỉ), Francfort và Bá Linh (Đức) v.v.
Riêng ở Thụy Sĩ, ba Trung tâm Văn Bút Đức, Ý và Pháp thoại đã cùng nhau tổ chức Ngày Nhà Văn Bị Cầm Tù, ngày 12 tại Zurich (vùng nói tiếng  Đức), ngày 13 tại Lugano (tiếng Ý) và ngày 14 tháng 11 tại Genève (tiếng Pháp). Năm nay, hai nhà thơ lưu vong nước Irak được mời đến nói chuyện tại Zurich, Lugano và Genève về kinh nghiệm bản thân và tác phẩm. Hai thi hữu cũng đọc thơ bằng tiếng Á rập và bản dịch một số thi phẩm được các kịch sĩ Thụy Sĩ diễn ngâm trong mỗi buổi họp và hội thảo.

Tại Thư Viện thành phố Genève, chiều ngày 14 tháng 11, hai thi hữu Irak, Ali Al-Shalah và Khazal Al-Majidi được văn hữu Alfred de Zayas, Chủ tịch Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại giới thiệu để mở đầu chương trình. Sau đó, văn hữu Tổng thư ký Zeki Ergas đọc bức thư viết trong trại tù của nhà văn He Depu gởi chủ tịch Ủy Ban Thế Vận quốc tế trước lễ khai mạc Thế Vận Bắc Kinh. Nữ triết gia kiêm nữ sĩ Fawzia Assaad tường trình về hoạt động của Văn Bút Quốc Tế tại các khóa họp Ủy Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Tiếp lời các văn hữu, nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt trình bày về hiện trạng Việt Nam. Thi hữu đọc một phần ‘’Lá Thư Ngỏ của một nhà thơ Việt Nam lưu vong nhân dịp Ngày Văn Bút Quốc Tế Vận Động Bảo Vệ Quyền Tự Do Phát Biểu, Bênh Vực Nhà Văn và Nhà Báo bị Ngược Đãi và Cầm Tù’’.* Thi hữu cho biết một số tin gần nhứt về tình trạng giam cầm luật sư Lê Thị Công Nhân, hội viên danh dự Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại, luật sư Nguyễn Văn Đài, linh mục Nguyễn Văn Lý, v.v. Kết thúc phần này, thi hữu đọc lá tâm thư của nữ sĩ Trần Khải Thanh Thủy viết sau khi ra khỏi trại tù. Bức thư đã được gởi đến Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị cầm tù (CODEP/WIPC), Trung tâm Văn Bút Anh quốc mà bà là hội viên danh dự, Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại cùng các Trung tâm Văn Bút Quốc Tế khác từng quan tâm đến tình cảnh của bà sau khi bà bị bắt giam trái phép ở Hà Nội. Trong những năm trước, các bức thư của một số cựu tù nhân, như bác sĩ Phạm Hồng Sơn, nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, nhà báo Nguyễn Vũ Bình, v.v. cũng đã được đọc tại buổi họp và hội thảo nhân dịp Ngày Nhà Văn Bị Cầm Tù. Phần cuối chương trình dành cho sự trao đổi ý kiến giữa các nhà văn và cử tọa. Nhiều người đã đến tham dự từ bên kia biên giới Pháp hoặc ở vùng Thụy Sĩ Đức thoại, khá xa. Phần đọc thơ tiếng Á rập và tiếng Pháp, cũng như phần trình diễn ca nhạc Thổ Nhĩ Kỳ và Kurdistan của ban nhạc Ozan Cagdas rất được tán thưởng. Tại buổi họp, có phân phát Bản Tin Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại và tài liệu liên quan đến Nhà Văn Bị Cầm Tù. Trong Bản Tin, ngoài Lá Thư Ngỏ của nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt còn có bài thơ Nỗi Sợ Hãi ở Lhassa của nữ  sĩ Tây Tạng lưu vong Tsering Woeser với bản dịch tiếng Pháp của nữ văn hữu Claude Levenson; một bài của nữ văn hữu Dinah Lee Kung giới thiệu nhà văn Trung Hoa He Depu, hội viên danh dự Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại; một bài của nhà báo Hervé Kempf (Le Monde) viết về nhà khoa học Youri Bandajevski, cựu tù nhân chế độ độc tài Biélorussie, hiện sống lưu vong tại Vilnius, nước Lithuanie, hội viên danh dự Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại. Cũng vào dịp đó, lần đầu tiên ra mắt tập thơ Dấu Tích Phượng Hoàng của Nguyên Hoàng Bảo Việt và tập thơ L’Empreinte du Phénix, bản dịch Pháp văn của bà Hoàng Nguyên, do Bạn Văn (Paris) xuất bản và Trung tâm Âu Châu Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại (PEN Club vietnamien en Europe) phát hành giữa mùa thu 2008.

* Đôi lời giới thiệu về  ‘’Lá Thư Ngỏ của một nhà thơ Việt Nam lưu vong nhân dịp Ngày Văn Bút Quốc Tế Vận Động Bảo Vệ Quyền Tự Do Phát Biểu, Bênh Vực Nhà Văn và Nhà Báo bị Ngược Đãi và Cầm Tù’’.

Bức thư đó đã được phổ biến đến các giới truyền thông báo chí Thụy Sĩ và quốc tế, kể cả các cơ sở vô tuyến truyền thanh. Lá Thư Ngỏ cũng được tác giả gởi để thông tri Văn Bút Quốc Tế, Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn bị cầm tù và khoảng một trăm Trung tâm Văn Bút từng bày tỏ tình đoàn kết và sự ủng hộ đối với các nhà văn, nhà báo và dân chủ đối kháng, tranh đấu cho Nhân Quyền, Tự Do và Dân Chủ ở Việt Nam. Văn Bút Quốc Tế đã nồng nhiệt cám ơn sự đóng góp của Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại và Nhà văn Việt Nam lưu vong. Lá Thư Ngỏ sẽ được Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh vực Nhà Văn bị cầm tù (CODEP/WIPC) ghi chép trong bảng Tổng Kết Cuộc Vận Động Toàn Cầu cho Ngày Nhà Văn Bị Cầm Tù vào đầu tháng 12. Ngoài ra, trước Ngày Thế Giới Nhân Quyền 10 tháng 12 năm 2008, Lá Thư Ngỏ sẽ được đính kèm một bức thư viết chung của Trung tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong và Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam gởi đến Tổng trưởng Bộ Ngoại Giao và  Chủ tịch hai Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện và Hạ Viện Quốc Hội Liên Bang Thụy Sĩ. Tại Genève, nhựt báo thông tin ngôn luận độc lập Le Courrier đã dành hơn một phần ba trang báo cho Lá Thư Ngỏ. Một số nhựt báo và tuần báo Thụy Sĩ khác, như tờ Tribune de Genève, Genève Home Informations…cũng trích đăng Lá Thư Ngỏ. Trên Mạng lưới Internet, Trang Nhà Thông tin ProtectiOnline.Org của tổ chức quốc tế Protection International chuyên về vấn đề bảo vệ Nhân Quyền, đã đăng toàn văn Lá Thư Ngỏ dưới tựa đề tiếng Pháp ‘’Journée du PEN International pour la Protection de la Liberté d’Expression (http://www.protectionline.org/Journee-du-PEN-International-pour,7673.html) và tiếng Anh ‘’International PEN Day to Protect Freedom of Expression’’ (http://www.protectionline.org/International-PEN-Day-to-Protect,7669.html).

Genève ngày 2 tháng 12 năm 2008

Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

(Đính kèm là bản tiếng Việt ‘’Lá Thư Ngỏ’’ chuyển dịch từ hai bản tiếng Pháp và tiếng Anh của nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt. )

Category: Tiếng nói dân chủ | Views: 843 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 36
Khách: 36
Thành Viên: 0