Thanh Truc, phóng viên RFA
2008-12-10
Việt Nam cử người đi Qatar để thảo luận việc chính phủ xứ này ngừng cấp
hộ chiếu cho công nhân Việt đến xứ này trong những ngày tới.
Photo Vietnamnet
Cộng hoà Czech thủ đô Praha
Lý do là vì một số công nhân Việt ở Qatar phạm tội cờ bạc, ăn cắp, trấn
lột đồng hương, đánh nhau, làm rượu giả. Thanh Trúc trình bày chi tiết:
Công nhân VN phạm pháp gây tai tiếng
Báo chí Việt Nam như tờ Tiền Phong trong số ra tuần trước đưa tin công
nhân Việt ở Qatar nổi tiếng với những hành động có tính cách phạm pháp
như đánh nhau, bãi công, cờ bạc, ăn cắp, trấn lột, làm rượu giả.Báo
chí Việt Nam như tờ Tiền Phong trong số ra tuần trước đưa tin công nhân
Việt ở Qatar nổi tiếng với những hành động có tính cách phạm pháp như
đánh nhau, bãi công, cờ bạc, ăn cắp, trấn lột, làm rượu giả.
Tin nói một trong những vụ điển hình là có một băng khoảng
50 công nhân Việt dùng súng uy hiếp đồng hương, lấy hết tiền và điện
thoại di động của họ .
Hậu quả là nhà chức trách Qatar đã báo cho nhân viên ngoại giao Việt
Nam ở Doha biết quyết định ngưng cấp visa cho công nhân Việt muốn sang
Qatar trong những ngày tới.
Anh Toàn, đang lao động tại Bahrain cách Qatar không xa, kể lại khi từ
Việt Nam ghé phi trường Doha trước khi đến Bahrain, anh đã gặp một bạn
lao động Việt trở về nước và được nghe anh này nói về chuyện công nhân
Việt ở Qatar phạm pháp như thế nào:
Đúng rồi, gặp người Việt Nam thì mình cũng hỏi thăm coi xuất khẩu
lao động bên Qatar như thế nào , người đó trả lời là do qua bên đó lao
động rồi lương trả thấp không đủ tiền chi tiêu với trả ngân hàng này nọ
thì họ mới trốn ra ngoài để làm việc rồi cũng gặp nhiều khó khăn cho
nên có vấn đề là sanh ra trộm cắp, móc túi Anh nói có nhiều vấn đề phức
tạp lắm, biết vậy thì cũng thấy lo sợ.
Lệnh ngưng cấp visa chưa biết bao giờ sẽ được thi hành
Mặc dù khi thông báo sẽ ngừng cấp visa cho lao động Việt , chính quyền
Doha không nói rõ bao giờ quyết định này có hiệu lực và đến khi nào thì
chấm dứt. Mặc
dù khi thông báo sẽ ngừng cấp visa cho lao động Việt , chính quyền Doha
không nói rõ bao giờ quyết định này có hiệu lực và đến khi nào thì chấm
dứt.
Theo tin AFP từ Hà Nội , một phái đoàn Việt Nam vừa sang
Qatar để thương thảo vụ việc liên hệ. Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, phó chủ
nhiệm Phòng Lao Động Nước Ngoài trực thuộc Bộ Lao Động, Thương Binh và
Xã Hội Việt Nam, xác nhận có cử người sang Qatar để bàn thảo lại với
chính phủ xứ này về hợp đồng xuất khẩu và nhận lao động mà hai nước ký
với nhau từ tháng Giêng 2008.
Tháng trước, chính phủ nước Cộng Hoà Tiệp loan báo ngưng cấp visa cho
công dân Việt sang Tiệp với lý do cộng đồng Việt Nam ở Tiệp gây nhiều
chú ý với những vụ vi phạm đáng nói như làm hàng giả, trốn thuế , trồng
cây cần sa.
Cty môi giới phần nào liên đới trách nhiệm
Mặt khác, công nhân Việt ở xứ Cộng Hoà Tiệp cũng gặp hoàn cảnh bất ưng
và cũng bị tai tiếng phạm pháp như lao động ở Qatar. Ông Trần Ngọc
Thành, chủ tịch một tổ chức ở nước ngoài có tên là Uỷ Ban Bảo Vệ Người
Lao Động , văn phòng tại Ba Lan, giải thích:Nhưng
khi môi giới thu được tiền rồi thì thường mang con bỏ chợ. Qua thông
tin bên đó tôi biết được rằng rất nhiều người sang mà không có việc
làm, thời gian thì tạm bợ , có những trường hợp rất là khó khăn.
Ông Trần Ngọc Thành
Công nhân Việt Nam mình đi đâu cũng có thể phạm pháp
cả. Thứ nhất là vì môi giới Việt Nam mang công nhân Việt Nam qua và vẽ
ra cái viễn cảnh về ăn ở, về công việc về thu nhập… nhưng thực tế không
phải như thế.
Khi người Việt được đưa qua những nước gọi là xuất khẩu lao động thí
dụ ở Đông Âu như Tiệp Khắc chẳng hạn thì người ta nghĩ rằng nơi ăn chốn
ở và thu nhập tương đối để trang trải những món nợ khi đi. Nhưng khi
môi giới thu được tiền rồi thì thường mang con bỏ chợ.
Qua thông tin bên đó tôi biết được rằng rất nhiều người sang mà
không có việc làm, thời gian thì tạm bợ , có những trường hợp rất là
khó khăn. Khi mà công việc không ổn định, khi đói thì đầu gối phải bò,
không còn cách nào khác là đưa đến con đường tội phạm.
Thứ hai nữa là ở Ba Lan hay ở Tiệp Khắc chẳng hạn một số ít người
Việt Nam bản thân họ từng là tội phạm khi ở Việt Nam thì đi đâu cũng có
thể ngựa quen đường cũ …
Năm 2007, Việt Nam gởi 85.000 lao động sang nước ngoài, phần đông tới Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc va 2một số nước Châu Á khác.
Tính đến lúc này khoảng 10.000 công nhân Việt đến xứ dầu mỏ Qatar, vào
khi chính phủ Việt Nam hy vọng có thể xuất khẩu thêm nhiều lao động nữa
qua xứ này trong vòng ba năm tới.
|