|
|
Công tố nói rằng các bị can đã chuyển tiền cho ông Huỳnh Ngọc Sỹ |
Chuyên gia tư pháp nhận định Việt Nam có thể dùng tài liệu, chứng cứ mà cơ quan tố tụng Nhật Bản thu thập được trong quá đình
điều tra vụ công ty PCI đưa hối lộ quan chức Việt Nam.
Ông Hoa Hữu Long, Vụ phó Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp, nói với BBC hôm 11/12 rằng "kết quả điều tra do cơ quan có thẩm
quyền của Nhật Bản xác nhận có thể sử dụng ở Việt Nam".
“Theo quy định của luật tương trợ tư pháp, các giấy tờ do cơ quan thẩm quyền của nước ngoài lập và xác nhận thì có giá trị
pháp lý ở Việt Nam”.
Tuy nhiên, theo ông Long, việc sử dụng các chứng cứ này “ở mức độ nào thì phụ thuộc vào cơ quan tố tụng của Việt Nam”.
“Vì liên quan tới công dân của mình nên cơ quan Việt Nam có thể dùng tài liệu do cơ quan nước ngoài cấp, nhưng cũng phải điều
tra bổ sung”.
Hôm 9/12, Việt Nam đã khởi tố vụ án liên quan tới việc Công ty Tư vấn Quốc tế Thái Bình Dương (PCI) của Nhật hối lộ
cựu quan chức TP HCM Huỳnh Ngọc Sỹ hàng trăm nghìn đôla.
Quyết định này được đưa ra năm tháng sau khi báo chí Nhật nêu đích danh ông Sỹ bị cáo buộc nhận hối lộ.
Tokyo hồi đầu tháng cũng đã ngưng cấp viện cho Việt Nam, mà theo một số nhà quan sát là do sự chậm chễ trong quá trình điều
tra vụ việc.
'Cần thận trọng'
Tuy nhiên, Vụ phó Vụ Pháp luật quốc tế Hoa Hữu Long cho rằng không nên đề cập tới chuyện sớm hay muộn về quyết định khởi tố
vụ đưa nhận hối lộ PCI của Việt Nam.
“Liên quan tới quyền và lợi ích của công dân Việt Nam nên cần phải thận trọng. Các cơ quan tiến hành điều tra phải có căn
cứ xác đáng để tiến hành”.
“Pháp luật Việt Nam quy định trình tự thủ tục như thế nào thì ta đã tiến hành như thế. Phía Nhật đã yêu cầu quá những gì Việt
Nam quy định”.
|
Vì liên quan tới công dân của mình nên cơ quan Việt Nam có thể dùng tài liệu do cơ quan nước ngoài cấp, nhưng cũng phải điều
tra bổ sung
Ông Hoa Hữu Long, Vụ phó Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp
|
Liên quan tới khả năng Việt Nam muốn cho hai bên đưa và nhận hối lộ đối chất, ông Long cho rằng “không nhất thiết phải dẫn
độ trực tiếp vì Việt Nam và Nhật chưa có hiệp định này”.
“Ngày xưa còn có trở ngại, chứ giờ nếu muốn đối chất thì có thể thực hiện qua hệ thống truyền hình. Điều này hoàn toàn có
thể làm được”.
Trả lời BBC hôm 10/12, Tiến sĩ Khuất Văn Nga, Phó Viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân dân Tối cao, nói viện ông đã nhận được yêu
cầu hỗ trợ tư pháp từ phía Nhật và đã ''chuyển cho công an điều tra.''
''Họ yêu cầu bắt đầu từ tháng Chín và hiện nay theo tôi biết hồ sơ điều tra theo năm yêu cầu của họ đã hoàn thành 90% rồi"
|