Thứ Năm, 2025-01-23, 11:02 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Hai » 12 » Thư gửi cho con của Ông Giáo Già
4:56 PM
Thư gửi cho con của Ông Giáo Già

Nhân Quyền Tiến VC Lùi

Ngày 10-12-2008

H,

Ðúng 6 năm trước đây, ngày 10 tháng 12 năm 1948, tại điện Chaillot, thủ đô Paris, Pháp quốc, Ðại Hội đồng Liên Hiệp Quốc ký kết Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, nhằm bảo đảm những quyền con người, tránh đại chiến bùng phát và giải phóng các nước thuộc địa, sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, với hàng chục triệu người thiệt mạng, gây ra bởi chủ thuyết quốc gia cực đoan, phân biệt chủng tộc, tham vọng thống trị tòan cầu... Từ đó, mỗi năm cả thế giới đều lấy ngày 10 tháng 12 làm ngày kỷ niệm Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ra đời.

Năm nay, Tiến sĩ Hà Văn Hải [đại diện nhân quyền của chánh phủ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc ở Geneve, Thụy Sĩ, năm 2004] nhắc lại ý nghĩa Ngày Quốc tế Nhân quyền [tin RFA], và cho biết:

“Ðây là ngày kỷ niệm 60 năm kể từ khi các quốc gia ngồi lại với nhau để cùng đấu tranh đòi hỏi nhân quyền cho người dân ngay tại nước họ. Theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc thì bất cứ một chính thể nào đều không có quyền sử dụng quyền lực của mình để tứơc đoạt nhân quyền trong dân tộc của mình. Quyền tối thượng mà Thượng đế dành cho nhân loại là quyền tự do của con người, nhất là tự do tôn giáo”.

Trong tinh thần đó, Mạng Lưới Nhân quyền Việt Nam sẽ tổ chức lễ trao giải “Nhân quyền Việt Nam năm 2008”, vào ngày 14 tháng 12 tới đây, tại Nam California, để trao giải cho 2 nhơn vật ở quốc nội và một tờ báo ngoài vòng kiểm soát của Ðảng và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ðó là:

1.       Thượng tọa Thích Thiện Minh;

2.       Nhà báo Ðiếu Cày;

3.       Bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận.

Cùng lúc, ở quốc nội, nhân kỷ niệm lần thứ 60 ngày Quốc tế Nhân quyền, 10/12/1948 - 10/12/2008, 7 [bảy] phụ nữ, gồm vợ và thân nhân của các nhà đấu tranh Dân Chủ Hóa Việt Nam, đã cùng ký tên trên một thư yêu cầu Ðảng và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trả tự do cho chồng và thân nhân của họ; những người đã bị công an Cộng sản Việt Nam bắt từ ngày 10 tháng 9 năm 2008, hiện đang bị giam tại nhà tù Hỏa Lò 1, tức B14 Hà Nội, Việt Nam, gồm nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, giáo viên Vũ Hùng, Phạm Văn Trội, Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Kim Nhàn, Phạm Thanh Nghiên và Nguyễn Văn Tính. Văn thư này cho biết:

Từ năm 1982, Việt Nam đã đặt bút ký, cam kết tôn trọng và không vi phạm các quyền cơ bản của con người, được qui định cụ thể trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền như quyền tự do tư tưởng, tự do lập hội, tự do ngôn luận, tự do bày tỏ quan điểm. Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là khuôn mẫu chung để các quốc gia, dân tộc hướng tới trong tinh thần tôn trọng các giá trị nhân quyền mang tính toàn cầu, và không vì bất cứ lý do gì có thể diễn giải theo ý hướng ngầm cho mục tiêu đàn áp các tiếng nói bất đồng... Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi nhà nước CHXHCNVN chấm dứt đàn áp, tôn trọng các qui định trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền mà Việt Nam đã ký và trả tự do cho chồng và thân nhân chúng tôi”.

Những người cùng ký tên gồm có:

1-      Nguyễn Thị Nga, Vợ của Nguyễn Xuân Nghĩa, Hải Phòng, VN;

2-      Lý Thị Tuyết Mai, Vợ của Vũ Hùng, Hà Tây, VN;

3-      Nguyễn Thị Huyền Trang, Vợ của Phạm Văn Trội, Hà Tây, VN;

4-      Bùi Thị Rề, Vợ của Nguyễn Văn Túc, Thái Bình, VN;

5-      Nguyễn Thị Lộc, Vợ của Nguyễn Kim Nhàn, Bắc Giang, VN;

6-      Phạm Thanh Loan, Chị của Phạm Thanh Nghiên, Hải Phòng, VN;

7-      Dương Thị Hài, Vợ của Nguyễn Văn Tính, Hải Phòng VN.

Hình [từ trái]: chị Nguyễn Thị Nga (vợ của nhà văn Nguyễn Văn Nghĩa), chi Lý Thị Tuyết Mai (vợ của thầy giáo Vũ Hùng), chị Nguyễn Thị Lộc (vợ của Nguyễn Kim Nhàn) và chị Nguyễn Thị Huyền Trang (vợ của Phạm Văn Trội)

Trước đó, ở Paris, Pháp quốc, ngày 7-12-2008, cuộc biểu tình lên án các chế độ vi phạm nhân quyền trên thế giới, trong đó có Cộng sản Việt Nam, đã được tổ chức rầm rộ, với sự tham dự của nhiều ngàn người, đặc biệt là dân tộc của các quốc gia đang bị độc tài cai trị, cho dầu chúng có tìm cách biến đổi ngôn từ, né tránh thực hiện Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền dưới mỹ từ “cải tạo”, khi đày đọa con người nhiều năm trong các trại khổ sai không bản án...; hay mới đây ngụy tạo tội “trốn thuế” để xử tù nhà báo Ðiếu Cày 30 tháng tù giam [Tòa án thành phố Sài Gòn vừa y án trong phiên xử phúc thẩm hôm thứ Năm 4-12-2008].

Một vị sư đang tụng kinh cầu an, trước mặt là hình ảnh vi phạm nhân quyền đã và đang diễn ra ở các quốc gia bị độc tài cai trị

Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc ra đời với hy vọng sẽ đem đến sự tốt đẹp hơn cho tương lai của nhân loại trên thế giới, nhưng quê hương Việt Nam vẫn còn nằm trong danh sách những quốc gia không may mắn được hưởng hương vị ngọt của Nhân quyền, nhất là sau ngày Cộng sản Bắc Việt hoàn tất cuộc xâm lăng Miền Nam Việt Nam 30/4/1975 đến nay, mọi người đều thấy chỉ có đau thương của một nhà tù vĩ đại. Do đó, để chia sẻ những cay đắng của dân tộc, tại Bankstown, Australia, các khối cùng Yểm Trợ Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền Cho Việt Nam đã hợp lực tổ chức buổi Thánh Lễ và Thắp Nến Cầu An cho những nhà đấu tranh dân chủ đang bị CSVN cầm tù hay quản chế. Buổi lễ được thực hiện tại nhà thờ St Felix (Bankstown-Australia) do Linh mục Dominic Ðinh Văn Trung chủ tế, với sự góp mặt của Thượng Tọa Thích Phước Nhơn là đại diện chính thức của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất hiệp lời cầu nguyện với ước ao góp phần vào công cuộc tranh đấu cho Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền cho Việt Nam.

Trong khi đó, đúng ngày thứ Tư 10-12-2008, chừng hơn hai chục người đã quì bên ngoài cổng Bộ Ngọai giao Trung Quốc với những bảng kêu gọi chính phủ Bắc Kinh xem xét lại những vụ bắt giam trái phép, họat động trưng thu đất đai, cũng như tình trạng lạm dụng quyền hành của tòa án các cấp. Một số người biểu tình còn đeo các bảng yêu cầu bảo vệ nhân quyền, hoặc trương ảnh chụp của thân nhân bị đánh đập trong các trại tù lao cải. Tin tức cũng cho thấy cảnh sát Bắc Kinh đã phải dùng dây bao vây khu vực những người biểu tình lại và để cho họat động này chỉ kéo dài chừng một tiếng đồng hồ. Sau đó những người biểu tình bị bắt lên xe và đưa đi trước sự chứng kiến của những phóng viên ngoại quốc có mặt tại đó.

Riêng tại Ấn Ðộ, kỷ niệm 60 năm ngày Quốc tế Nhân quyền được người Tây Tạng lưu vong ở Ấn Ðộ tổ chức thắp nến cầu nguyện cho quê hương.

Các sư và dân Tây Tạng biểu tình ở Ấn Ðộ - AFP photo

Ở Việt Nam, vấn đề nhân quyền càng được đặt ra càng thấy rõ hơn bộ mặt “đểu” của các cấp đảng viên và cán bộ Ðảng và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, từ lãnh đạo hàng đầu Bộ Chánh trị ở Bắc Bộ phủ Hà Nội như Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đến địa phương như tên phó công an tùy tiện trị dân Hoàng Thanh Hùng của xã Minh Sơn [Ðô Lương - Nghệ An], kẻ đã dùng tay tát, và đấm vào mặt anh Hồ Thọ Thuận khi anh này mới bước chân vào trụ sở làm việc của công an xã [tin VietnamNet 12-9-2008].

Tuy nhiên, nhìn chung, trên tiến trình Dân Chủ Hóa Việt Nam, những chuyển biến thời cuộc gần đây cho thấy Cộng sản Việt Nam đang từng ngày lùi bước trước áp lực của dư luận, đặc biệt là dư luận quốc tế, mà hai vụ án nổi bật được kể tới là vụ PCI sử dụng vốn ODA của Nhật Bản và Giáo xứ THÁI HÀ.

1. Vụ PCI [Pacific Consultant Institute]: Trong phiên họp ngày 4-12-2008 tại Hà Nội, gồm đại diện các cơ quan Tư vấn Quốc tế và các nhà tài trợ cho Việt Nam, Ðại sứ Nhật tại Việt Nam, Mitsuo Sakaba, đột ngột loan báo rằng Nhật tạm ngưng tín dụng cho Việt Nam, trừ phi nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam có những hành động “nhiều ý nghĩa” để tiêu trừ tham nhũng trong các dự án đầu tư phát triển hạ tầng sử dụng vốn vay ưu đãi (lãi suất nhẹ). Nói xong ông Ðại sứ bỏ ra về.

Nên nhớ, vụ PCI nổ ra từ tháng 7 ở Nhật. Họ đã cho bắt giữ ngay 4 cán bộ cao cấp liên quan đến vụ hối lộ cán bộ cao cấp của Cộng sản Việt Nam. Họ thu thập khẩu cung, tài liệu giao dịch, sổ sách, chứng từ... rồi chuyển dần cho Hà Nội. Họ cũng cử người sang Hà Nội trình bày và yêu cầu phối hợp. Nhưng phía Việt Nam cứ lờ; nên đến tháng 8, sau hơn một tuần lễ gởi công văn qua con đường ngoại giao không được trả lời, họ mới hỏi thẳng Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm rằng các ông có nhận được chưa thì được Khiêm lúng túng trả lời rằng “chưa nhận được gì”. Do đường thông tin liên lạc hiện đại quá mau chóng khiến không ai tin điều này có thể xảy ra, nên nó đã khiến một nhà báo Nhật giận dữ nói với Khiêm: “không thể thế được, ông nói dối, ông không xứng đáng là bộ trưởng ngoại giao”.

Ðại sứ Nhật tại Việt Nam, Mitsuo Sakaba.

Ðến đầu tháng 11, không thể tiếp tục đợi sự hợp tác của Việt Nam, Tokyo cho mở phiên toà để bắt đầu xử các kẻ phạm tội, cho dầu mọi chuyện đều xảy ra ở Việt Nam, các dự án đều nằm trên đất Việt Nam, tài liệu vết tích rất nhiều trên đất Việt Nam.

Trước đó, điều khiến Nhựt bực bội là Thứ trưởng Ngoại giao Cộng sản Việt Nam Hồ Xuân Sơn đã nói rằng phía Nhật nói những điều “không có cơ sở” và tìm cách bịt miệng dư luận bằng yêu cầu Nhật “đừng cho báo chí nói tới” nó nữa, trong khi dự án Ðại lộ Ðông Tây tuy được chuẩn bị thiết lập từ năm 1997, nhưng mãi đến 2005 mới bắt đầu khởi công xây dựng, và đến nay vẫn còn dang dở, các đốt hầm làm đường hầm ngầm chui qua sông Sài Gòn đang có vấn đề nứt nẻ nghiêm trọng đến nỗi một công ty tư vấn của Úc phải được mời đến để lượng giá xem sửa chữa thế nào.

Phần Ðại sứ Nguyễn Phú Bình ở Tokyo sau khi nhận được “cái tát” của Ðại sứ Mitsuo Sakaba đã không biết nhục lại còn lên tiếng cho rằng “Nhật Bản có nghĩa vụ giúp Việt nam”, một cách nói cho đồng nhịp với Bộ trưởng Kế hoạch Ðầu tư Võ Hồng Phúc khi ông này cũng không biết nhục để không nhận ra sai lầm của mình trong việc quản lý vốn ODA; Phúc đã không nói được một lời xin lỗi, lại còn bảo “nếu không bị ‘sự cố’ này thì cam kết ODA dành cho Việt Nam có thể vượt con số 6 tỷ đô la”; và hy vọng sẽ sớm ký công hàm nối lại ODA với Ðại sứ Nhật. Ðã vậy, Vụ trưởng của bộ này còn mong chỉ 2 tháng Nhật sẽ nối lại ODA, nối lại ít nhất 7 dự án quan trọng vừa bị trở ngại vì Nhật chờ xem chế độ Hà Nội chống tham nhũng ra sao.

Nên nhớ, vụ PCI liên quan đến nhiều cấp lãnh đạo hàng đầu Cộng sản Việt Nam, đó là 2 nguyên Chủ tịch Thành phố Sài Gòn Trương Tấn Sang và Lê Thanh Hải, đó là nguyên Bí thư Thành ủy Nguyễn Minh Triết, đó là nguyên Bộ trưởng Giao thông Vận tải Ðào Ðình Bình, đó là nguyên Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến, đó là một số không nhỏ cận thần của Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh... Nó càng lộ rõ hơn khi Giám đốc Sở Giao thông Vận tải cho biết dự án Ðại Lộ Ðông Tây và Môi trường Nước Sài Gòn là dự án “thuộc nhóm A”, tức những dự án quan trọng do trung ương quản lý. Tuy là giám đốc sở, nhưng ông không có quyền hành, và cũng không là cấp chỉ huy của phó giám đốc sở đối với dự án này. Nói cách khác, “chủ đầu tư” thật sự của dự án nằm ở Hà Nội và mọi chuyện điều đình, chấm mút, móc ngoặc gì cũng phải nói chuyện ở Hà Nội. Vậy, những người phải được nói chuyện đó là ai?

Huỳnh Ngọc Sỹ đang thuyết trình tại một cuộc họp khi còn là Giám đốc Dự án Ðại lộ Ðông Tây - Photo courtesy Vietnamnet

Tới nay, dư luận chỉ mới nghe Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rằng “Việt Nam trân trọng từng đồng vốn ODA” và Chủ tịch Nguyễn Minh Triết khi gặp mặt Thủ tướng Nhật tại Hội Nghị APEC ở Peru đã “khẳng định quan điểm của Việt Nam là kiên quyết chống tham nhũng” [bản tin của website CSVN] và nói “Việt Nam sẽ làm rõ các nghi vấn liên quan đến công ty PCI với một số quan chức Việt Nam và có biện pháp xử lý nghiêm khắc”. Kết quả, chưa biết lời nói dối của hai kẻ chuyên nói dối là Dũng và Triết sẽ đưa vụ án tới đâu, nhưng kẻ bị nêu đích danh nhận hối lộ là Huỳnh Ngọc Sỹ đã bị ngưng chức sau thời gian dài im lặng rất bí hiểm, và nhà cầm quyền CSVN chỉ loan báo “khởi tố vụ án hình sự tội đưa và nhận hối lộ” để điều tra tham nhũng trong dự án Ðại lộ Ðông Tây ở Sài Gòn sau “cái tát nẩy lửa” của Ðại sứ Mitsuo Sakaba.

Nếu như lời các viên chức PCI nhìn nhận trong các cuộc thẩm vấn rằng họ đã phải hối lộ một số tiền trị giá 10% của gói thầu [PCI chỉ thực hiện dự án tư vấn thiết kế còn nhà thầu thực hiện dự án là một nhóm nhà thầu Nhật Bản và các nhà thầu phụ từ các nước khác được nhà thầu chính thuê mướn với sự chấp thuận của ‘chủ đầu tư’ tức Việt Nam] số tiền mà các nhà thầu ngoại quốc phải hối lộ cho đám quan chức CSVN trên tổng dự án có thể lên đến $60 triệu USD. Các nhà thầu, để có tiền đưa hối lộ và vẫn bảo đảm lời hơn 20%, đã phải tăng trị giá gói thầu lên, các viên chức PCI nhìn nhận như vậy trong cuộc điều tra.

Các nhà tài trợ quốc tế khuyến cáo Việt Nam cần phải có nhiều biện pháp mạnh và thích hợp để ngăn chặn nạn lạm phát tăng cao, khiến đời sống dân chúng thêm khó khăn

AFP PHOTO/Hoang Dinh Nam

Ðiều cũng cần biết thêm là trong khi Ðại sứ Mitsuo Sakaba tuyên bố rằng ông không tin nổi vụ tham nhũng, hối lộ có thể xảy ra tại một dự án lớn như thế thì tin được đài RFA loan đi ngày 4-12-2008 nói rằng:

Hãng thông tấn AFP cho biết Liên minh Châu Âu, EU, đã lên tiếng tại hội nghị rằng khối muốn nhấn mạnh với phía Việt Nam rằng dân quyền và quyền chính trị quan trọng như nhau, không thể tách rời hai lĩnh vực này với nhau. Trong thông cáo đưa ra, EU cho rằng việc không tôn trọng dân quyền và quyền về chính trị sẽ gây cản trở nghiêm trọng cho tiến trình phát triển của Việt Nam. Hoa Kỳ trong thông cáo gửi đến hội nghị cũng nói rằng thành quả kinh tế và uy tín quốc tế của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng do những giới hạn đối với quyền tự do công dân trong nước. Một nhóm bốn quốc gia gồm Canada, Na Uy, Thụy Sĩ, New Zealand cũng lên tiếng kêu gọi Việt Nam hãy tiếp tục cải thiện cởi mở tự do tôn giáo tại Tây nguyên. Nhóm này cũng nhắc đến tình hình đói nghèo gia tăng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số”.

2. Vụ án THÁI HÀ. Tóm lược nội vụ cho thấy sau khi vụ tranh chấp đất tại Giáo xứ Thái Hà, quận Ðống Ða, nổ ra hôm 15-08-2008, công an đã bắt và đề nghị khởi tố 8 giáo dân. Truyền hình nhà nước chiếu cảnh cho là “giáo dân phá tường” và đặt câu hỏi về động cơ đằng sau các vụ việc. Các tội “Gây rối trật tự công cộn” và “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” dựa trên các điều 245 và 143 Bộ luật Hình sự Việt Nam được nói tới. Nếu bị xử là có tội họ có thể bị phạt tù cao nhất từ hai đến bảy năm.

Ðiều cũng nên biết thêm là sau vụ tranh chấp tại phố Nhà Chung và khu Thái Hà không đạt thỏa thuận, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã chớp nhoáng cho an ninh cùng công nhân và cơ giới vào xây hai công viên cây xanh một cách kỳ quặc.

Cho đến ngày thứ Hai 8-12-2008, chính quyền thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa lưu động xét xử 8 giáo dân thuộc Giáo xứ Thái Hà về tội phá hoại tài sản và gây rối trật tự công cộng. Họ không được xử tại tòa án mà lại bị xử tại Uỷ Ban Nhân Dân phường Ô Chợ Dừa và các “bị cáo” đều ăn mặc sang trọng đẹp đẽ, ngực đeo Thánh giá, tay cầm cành thiên tuế, mặt mày tươi cười hớn hở được hàng ngàn giáo dân tiễn đưa từ nhà thờ đến phiên xử như đưa đi dự lễ hội...

Bị can Ðắc Hùng và Bà mẹ chị Nhi (được cõng đi) vào tòa. Photo courtesy Vietcatholic

Kết quả Toà án quận Ðống Ða, Hà Nội, đã kết án tù treo đối với 7 trong số 8 giáo dân bị cáo buộc đã ‘hủy hoại tài sản’ và ‘gây rối trật tự công cộng’. Bảy bị can nhận án tù treo từ 12 đến 15 tháng, còn một người khác bị cảnh cáo. Thời gian thử thách tối đa là hai năm. Ðây là kết quả bất ngờ, quá nhẹ so với tiền lệ “độc tài pháp trị”, khiến dư luận cho rằng Cộng sản Việt Nam đã biết sợ không dám xử nặng mà cũng không dám tha bổng vì cũng sợ không dám nói họ... không có tội [cái tội do Nhà nước dàn dựng bất kể lẽ phải và luận lý].

Tin AFP cho biết 8 bị cáo này nằm trong số hàng ngàn người tham gia những buổi cầu nguyện và tụ họp ôn hòa trong năm qua tại thủ đô Hà Nội để đòi trả lại những đất đai của Giáo hội bị nhà nước tịch thâu nửa thế kỷ trước đây. Ðể minh chứng cho những lời buộc tội của nhà nước, công tố viên đã cho chiếu trước tòa những đoạn phim video có hình các tín đồ Công giáo phá vỡ một bức tường gạch bao chung quanh miếng đất bị tranh chấp nằm bên cạnh Giáo xứ Dòng Chúa Cứu Thế ở Thái Hà. Ða số đất đai của Giáo hội cùng với nhiều nhà cửa và ruộng nương đã bị nhà nước tịch thu sau khi quân Cộng sản chiếm quyền kiểm soát Bắc Việt năm 1954. Miếng đất tại Thái Hà và một miếng đất khác bị tranh chấp tại trung tâm thủ đô Hà Nội, nơi trước kia là Tòa Khâm Sứ, nằm cạnh nhà thờ lớn, đã bị nhà nước đột ngột biến thành những công viên trong những tháng gần đây.

Giáo dân tay cầm lá Thiên tuế biểu tượng chiến thắng kéo tới chờ đợi bên ngoài phiên tòa

Tin của AP thì cho hay từ sáng sớm thứ Hai, khoảng 1,000 tín đồ Công Giáo đã tụ tập bên ngoài tòa án nằm trong quận Ðống Ða. Nhiều người mang theo hình ảnh Ðức Mẹ, tay cầm lá Thiên tuế và biểu ngữ bày tỏ sự hậu thuẫn cho các bị cáo. Ðông đảo cảnh sát đứng bao quanh tòa án, nhưng không có một vụ đụng độ nào xảy ra. Trong buổi cung khai hôm thứ Hai, một vài bị cáo nhìn nhận tham gia vào những vụ tụ họp không có giấy phép trước lễ Giáng Sinh năm 2007, nhưng nói với Tòa rằng họ hành động như vậy chỉ để bảo vệ tài sản của Giáo hội. Bị cáo Ngô Thị Dung, 54 tuổi - một trong hai phụ nữ bị bắt giữ từ vài tháng nay - khai rằng bà biết chắc miếng đất đó thuộc quyền sở hữu của Giáo hội. Bị cáo Nguyễn Thị Nhi, 46 tuổi, nhìn nhận có cầm những biểu ngữ và đánh chiêng trong các buổi tụ họp, nhưng cho hay bà cũng chỉ tìm cách bảo vệ đất đai của Giáo hội. Cũng bị mang ra xử nhưng được tại ngoại hầu tra trước đó là hai nữ bị cáo Ngô Thị Việt 59 tuổi và Lê Thị Hợi 61 tuổi, và 4 nam bị cáo gồm Lê Quang Kiên 63 tuổi, Phạm chí Năng 50 tuổi, Ngô Ðắc Hùng 31 tuổi và Thái Thanh Hải 21 tuổi. Bà Hợi bác bỏ lời buộc tội gây rối trật tự công cộng. Theo bà Hợi, khi cầu nguyện, mọi người rất yên tĩnh. Giới hữu trách Hà Nội nói rằng nhà thờ Thái Hà và miếng đất chung quanh thuộc quyền sở hữu của thành phố. Theo họ, một linh mục trước kia của giáo xứ đã ký giấy tờ trao miếng đất lại cho thành phố Hà Nội năm 1962, nhưng giáo dân nói là họ có đủ tài liệu chứng minh rằng miếng đất này thuộc về Giáo hội. Viện cớ phòng xử chật hẹp, tòa đã chỉ cho phép 4 nhà ngoại giao và 2 nhà báo nước ngoài được theo dõi phiên xử trên màn ảnh của hệ thống truyền hình riêng của tòa.

Theo hãng tin Anh Reuters, đã có hơn một ngàn giáo dân tập hợp vào hôm nay trước tòa án để phản đối phiên xử. Họ hát thánh ca và trương lên các biểu ngữ đòi hỏi công lý cho 8 người bị đem ra xét xử.

Hoa cho người vô tội

Phóng viên AFP có mặt tại chỗ ghi nhận là đám đông đã reo mừng và tặng hoa cho 8 bị cáo khi những người này bước ra khỏi toà án. Sau khi phiên xử kết thúc, giáo dân Xứ Thái Hà đã tập trung tại nhà thờ để dâng lễ tạ ơn. Sau đó Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải, Phát ngôn viên Giáo xứ Thái Hà, Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội, đã phổ biến một thông cáo đề ngày 8-12-2008 “về bản án và hình phạt đối với các nạn nhân vì công lý và sự thật ở giáo xứ Thái Hà” cho biết:

Giáo xứ Thái Hà chúng tôi xác tín rằng 8 giáo dân bị kết án và bị hình phạt như trên đây là bất công, vì các giáo dân trên đây không làm điều gì vi phạm pháp luật. Do đó, Giáo xứ tiếp tục làm hết mức có thể để các giáo dân trên đây được bảo toàn danh dự. Ngay khi phiên toà kết thúc, các luật sư bảo vệ các nạn nhân đã cho chúng tôi biết các nạn nhân sẽ tiếp tục kháng cáo kêu oan lên Toà Phúc thẩm. Kính xin toàn thể quý ông bà anh chị em tiếp tục hiệp thông cầu nguyện cho 8 nạn nhân vì công lý và sự thật vừa bị kết án trên đây”.

Có thể nói, ngày 8-12-2008 là ngày dài nhất đối với những người yêu chuộng tự do và công bằng, kể từ khi người dân Thái Hà thắp nến cầu nguyện cho công lý và sự thật trên quê hương Việt Nam, và qua phiên tòa này, người dân Thái Hà đã chứng minh cho tất cả mọi người thấy rằng, sự thật vẫn luôn tồn tại ngay cả trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất bằng chính sự nỗ lực và dấn thân của họ.

Họ cũng như ông Ðại sứ Nhựt Mitsuo Sakaba đã đẩy Cộng sản Việt Nam lùi thêm những bước lùi đáng kể trên đường chuyển hóa nếu chúng không muốn tình hình tồi tệ hơn, bởi sau vụ án PMU18 và cuối cùng là cú dứt ngoạn mục của Ðại sứ Mitsuo Sakaba trong vụ PCI, với câu nói nặng như “cái tát ngoại giao” chưa từng xảy ra trong lịch sử bang giao giữa hai nước Việt-Nhật, cộng thêm với nụ cười rạng rỡ của “8 nạn nhân vì công lý và sự thật vừa bị kết án trên đây” không ai không thấy những bước lùi vừa lùi vừa run của Cộng sản Việt Nam khi hai mảnh đất có giá hàng trăm triệu đô la Mỹ tưởng về tay đảng viên cán bộ cao cấp Ðảng và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam lại có cơ may trở về với “khổ chủ”, khi tám người bị kết tội, nhưng không nhận tội, đã đoàn tụ với gia đình... và khi Huỳnh Ngọc Sỹ phải đối mặt với vụ án mà không cấp lãnh đạo nào có thể “khoanh” cho nó nằm im lâu hơn nữa.

Ðiều này đã gợi ý cho Bác sĩ Phạm Hồng Sơn dàn trải thành bài viết rất hay, xin được trích lại nơi đây:

Một cuộc tập dượt thành công

Bác sĩ Phạm Hồng Sơn

Hai mảnh đất có giá hàng trăm triệu Ðô-la Mỹ đã trở lại phục vụ cộng đồng, tám người bị kết tội, nhưng không nhận tội, đã đoàn tụ với gia đình. Ðó là thành quả dễ thấy nhất từ những cuộc cầu nguyện của hàng trăm, hàng nghìn đồng bào Công giáo tại Thái Hà và Nhà Chung đã diễn ra không ngưng nghỉ suốt hàng tháng trời, giữa những đêm giá rét nhất trong lịch sử đất nước hay trong bầu khí ngột ngạt của sự khiêu khích, hăm dọa.

Thành quả này tuy vẫn còn rất khiêm tốn so với những khát khao tiến bộ của toàn xã hội hiện nay, nhưng đó là một thành quả chưa từng có nếu không tự cho là một kỳ tích trong hơn 50 năm qua trên miền Bắc và hơn 30 năm qua trên khắp mảnh đất có tên Việt Nam. Trong suốt thời gian đó và trong khắp không gian đó, chưa có một vụ án chính trị nào mà bị cáo lại xuất hiện đàng hoàng, tự tin trong vòng vây của đám đông dân chúng thể hiện công khai sự ủng hộ và cũng tự tin như thế!

Phán quyết miễn chấp hành hình phạt tù (án treo), cải tạo không giam giữ hay cảnh cáo vẫn chưa phải là công lý nhưng điều chắc chắn là song sắt nhà tù đã nằm lại phía sau. Các bị cáo, những người thân và công chúng quan tâm đã trút bỏ được nhiều ưu phiền. Và áp lực đối với người cầm quyền cũng phần nào được giảm bớt. Thật đáng tiếc khi hệ thống truyền thông của người cầm quyền vẫn chưa thoát được áp lực bắt bẻ cong sự thật hiển nhiên trong phiên tòa. Thật có lý khi nhiều người dân vẫn chưa hài lòng hoặc vẫn cảnh giác với động cơ nằm sau phán quyết sơ thẩm. Và có thể phán quyết của tòa án cũng chỉ là một quyết định khiên cưỡng của người cầm quyền. Nhưng dân chủ hóa sẽ là gì nếu không phải là một quá trình nhằm tiến đến những nhượng bộ và nhượng bộ nhiều hơn của quyền lực độc đoán, là nhằm mở ra những cơ hội cho người cầm quyền phải ưu tư hơn, đáp ứng nhiều hơn với nguyện vọng của dân chúng.

***

Phiên tòa sơ thẩm đã khép lại. Những người đóng vai “quan tòa” đã trở về với công việc hàng ngày. Những nhân viên công lực lại tiếp tục nhiệm vụ giữ gìn trật tự an ninh cho xã hội. Các bị cáo đã trở lại cuộc sống đời thường. Những dư âm của xô xát, bôi nhọ, hăm dọa đồng bào Công giáo đang lùi xa vào dĩ vãng. Nhưng hình ảnh đoàn người cùng tám người vừa bị kết tội hân hoan trở về trên con đường lớn được đảm bảo an toàn bởi hai hàng cảnh sát với khí tài lủng lẳng trên người, với những khuôn mặt nghiêm trang, đúng mực sẽ mãi còn là một hình ảnh đẹp cho dân tộc Việt.

Ðó là một hình ảnh khó tin nếu ai không được chứng kiến tận mắt. Nhưng đó đã là sự thật. Sự thật cho thấy hòa bình và trân trọng nhau trong sự bất đồng là một điều có thật. Sự thật cho thấy cách mạng không nhất thiết phải đi kèm bạo lực. Sự thật cho thấy nỗi ám ảnh “đa nguyên đa đảng sẽ gây rối loạn” là rất thiếu căn cứ. Như thế, những thành quả đã đạt được cho đến nay trong vụ Thái Hà, Khâm sứ có thể coi là một cuộc tập dượt thành công cho cả người dân và người cầm quyền. Xin nghiêng mình chúc mừng những đồng bào, bè bạn đã góp phần trực tiếp cho một thành công của toàn xã hội!

Phạm Hồng Sơn

09/12/2008

(Một ngày sau phiên sơ thẩm xử tám bị cáo Công giáo Thái Hà-Khâm Sứ)

Hẹn con thư sau

Giáo Già 

Category: Tiếng nói dân chủ | Views: 795 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 24
Khách: 24
Thành Viên: 0