Như DCVOnline đã đưa tin trong bài “Việt Nam nhờ Google và Yahoo! giúp kiểm soát các trang Blogs", chính quyền cộng sản Việt Nam muốn hai công ty internet Google và Yahoo! giúp "quản lý" các trang blog để ngưng việc truyền bá "thông tin không chính xác" trên mạng.
Báo Thanh Niên trích lời Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn nói rằng, các quy định mới nhắm vào việc "tạo một khung pháp lý cho các bloggers và các cơ quan liên quan để xử lý các trường hợp vi phạm trong lãnh vực viết blog". Ông Doãn còn nói thêm bộ của ông "sẽ liên lạc với Google và Yahoo! để hợp tác trong việc tạo ra một môi trường tốt nhất và lành mạnh nhất cho các bloggers".
Mới đây, qua bài “Vietnam To Police Blogs With Random Checks, Self-Reporting”
do hai phóng viên Trà Mi, Mặc Lâm và Thiện Giao của Đài Tiếng nói Tự do
Á châu (RFA) thực hiện, ông Robert Boorstin, giám đốc chính sách truyền
thông của Google đã trình bày quan điểm của ông về chuyện này.
DCVOnline xin lược dịch phần này cho bạn đọc tham khảo. Bạn đọc có thể
đọc toàn bài tường thuật của hai ký gỉa Mặc Lâm và Thiện Giao bằng cách
nhắp chuột vào links ở trên hay trong phần “Nguồn” ở cuối bài.
Tuân thủ luật địa phương, của từng nước
Ông Robert Boorstin, giám đốc chính sách truyền thông của hãng Google,
nói rằng công ty của ông chưa được nhà nước Việt Nam tiếp xúc với một
yêu cầu rõ ràng nhưng hãng Google biết được kế hoạch nhằm chỉnh lý hơn
nữa những bloggers ở Việt Nam.
“Chúng tôi tin rằng blogs là một sự bày tỏ ý kiến riêng tư của con
người, ý kiến đó hoặc là mối quan tâm về văn hóa, nghệ thuật, đời sống
hằng ngày của họ, hay chính trị -- bất cứ điều gì họ muốn nói đến.
Chúng tôi không kiểm duyệt dựa trên nội dung của các blogs và chúng tôi
không muốn làm như vậy,” ông Boorstin nói.
Theo ông Boorstin, Google kiểm duyệt “ít hơn nhiều” so với các search engines khác trên thế giới, nhưng ông thêm, “Nếu chúng tôi không tuân thủ luật địa phương, chúng tôi sẽ bị đuổi cổ” ra khỏi một số nước.
Ông nói rằng chính sách của Google ở Trung Quốc, nơi mà nhà cầm quyền
hạn chế rất nhiều những gì có thể được tiếp cận bởi công dân mạng, là
lọc những kết qủa tìm kiếm từ search engine của Google dựa vào luật địa
phương, nhưng search engine của Google hiển thị rõ ràng cho người dùng
thấy là những kết qủa này đã bị ngăn chận.
Google cũng từ chối cung cấp dịch vụ e-mail hay blogging ở Trung Quốc
vì điều này bắt buộc hãng Google phải vận hành máy chủ (servers) ở ngay
trong Trung Quốc, và từ đó nhà cầm quyền Trung Quốc có thể yêu cầu
Google cung cấp tin tức cá nhân của những người sử dụng những dịch vụ
này.
“Đó là khu vực mà chúng tôi muốn phân định rạch ròi và nói “Không,
chúng tôi sẽ không mạo hiểm cung cấp những dịch vụ như thế bởi vì sự
nguy hiểm đối với tự do cá nhân và cũng như sự nguy hiểm về phương diện
riêng tư dành cho người sử dụng những dịch vụ của chúng tôi cung cấp
qúa lớn,” ông Boorstin nói.
“Chúng tôi không nhượng bộ và đòi hỏi họ càng nhiều càng tốt nhưng
không đến mức bị bảo khăn gói qủa mướp và rời khỏi nước họ, bởi vì
chúng tôi không muốn rời những nước nơi mà chúng tôi cung cấp dịch vụ
thông tin cho con người. Không phải là chúng tôi muốn họ có mỗi một mẫu
tin tức, nhưng nó tốt hơn nhiều nếu người đọc có khả năng tiếp cận với
nhiều nguồn thông tin hơn là sự chọn lựa khác, mà theo đó người đọc
chẳng tìm thấy được gì hết ráo.”
Theo DCVOnline ghi nhận được, search engine của hãng Google hiện đang
được sinh viên, học sinh sử dụng rất rộng rãi ở Việt Nam, dưới tên
www.google.com.vn, nhưng những người ở Việt Nam dùng gmail cho e-mails
thì những servers cho dịch vụ e-mails này (physical entities) không nằm
trong nước. Vì vậy, trên nguyên tắc, nhà nước cộng sản Việt Nam không
thể bắt buộc hãng Google cung cấp tin tức cá nhân hay thông tin qua
e-mails của người sử dụng những dịch vụ này cho họ được. Nhưng nếu
không cẩn thận, công an mạng vẫn có thể “ăn cắp” mật mã của người dùng
trên máy điện toán ở nơi công cộng và có thể “đột nhập” vào khu vực
điện thư riêng tư của người sử dụng gmail.
© DCVOnline
|