Phóng viên Vietcatholic
12/12/2008
Xin quí bạn
đọc xem bài dưới đây của báo Tiền Phong,
một trong số 700 tờ báo của đảng và nhà nước
CHXHCN Việt Nam.
Và đây lại là một điển hình về sự bế
tắc trong đường lối chính sách pháp luật của
cộng sản Việt Nam.
Bộ xây
dựng công khai thừa nhận việc xác định căn
nhà 309 Hai Bà Trưng, quận 3, TP.HCM của ông giáo Sính
là nhà thuộc sở hữu nhà nước là sai : Căn nhà này
không thuộc diện diện phải xử lý theo các chính
sách quản lý và cải tạo XHCN liên quan đến nhà
đất - không thuộc diện áp dụng Nghị
quyết số 23 của Quốc hội ;
Nhưng UBND TP. HCM thì lại
cho rằng : Do
UBND thành phố đã có quyết định xác lập
quyền SHNN đối với căn nhà 309 Hai Bà Trưng
nên căn cứ Nghị quyết 23 thì không có cơ sở
xem xét giải quyết khiếu nại đòi lại
căn nhà.
Sau một hồi “Vòng vo
tam quốc” Tay phó thủ tướng Trương vĩnh
trọng lại ra lệnh miệng : Giao Sở Xây dựng TP.HCM chủ
trì tìm một căn nhà khác có diện tích phù hợp
để bố trí cho gia đình ông Sính thuê và mua theo
Nghị định 61/CP của Chính phủ - Nhưng
hạ cấp của Y vòi tiền khổ chủ, vòi không được
thì tìm cho ông giáo Sính 1 căn nhà “tương đương”
có trị giá bằng 1/20 căn nhà mà đảng, chính phủ
đã xác định nhầm…
Lại vướng vào
nghị quết 23 của quốc hội. Nhưng lần này
trên dưới hiểu khác nhau, kẻ bảo không thuộc
diện vướng vào nghị quyết 23, người lại
nói nghị quyết 23 không cho phép trả cái nhà này… Sau một
gần 30 năm suy đi tính lại, chợt nhớ đến
vụ Thái Hà + Toà Khâm Sứ cũng nằm trong thảm cảnh
này, khiến cho đảng, chính phủ “hú vía”… Trương
vĩnh trọng mới thay mặt đảng mà chỉ đạo
như trên cho chắc ăn.
Nhưng “cái sảy lại
nảy cái ung” : Cán bộ đảng viên thừa cơ tống
tiền ông giáo Sính, bị ghi âm lập bằng chứng, rồi
lại bị ông hội đồng Khoa đem ra trước
hội nghị… Báo chí nô bộc, bồi bút của đảng
đem lên mặt báo chẳng biết vô tình hay hữu ý, nhưng
rõ ràng là thoi vào mặt đảng, nhà nước, quốc
hội về cái nghị quyết quoái gở kia… Đòi sửa
sai, đòi hiểu đúng nghĩa, không được áp dụng
tràn lan tuỳ tiện cái nghị quyết 23…
Báo chí lập luận thì đúng
rồi, nhưng lại không nắm bắt được
“tinh thần chỉ đạo” của bộ chính trị :
Phải chôn lấp những sai lầm của đảng,
kẻo bới ra bây giờ thì lớp lớp người
người oan khiên trỗi dậy mà đòi thì đảng
đi đâu? về đâu? Vụ
Thái Hà + Toà Khâm Sứ nhẵn tiền ra đó mà còn chưa tởn
hay sao?
Than ôi ! người tiền
sử cách nay hàng triệu năm ăn gì? mặc gì? ở đâu?
lao động như thế nào? mà nhân loại còn khai quật
lên rồi tìm ra, kết luận một cách biện chứng
không ai chối cãi được. Phương chi cái đảng
ăn cướp mới có được vài chục năm
nay mà định chôn lấp mọi thứ để loè bịp
văn minh nhân loại hay sao?
Chính sách, luật pháp là do
con người đặt ra để phục vụ con người,
con người vẫn thay đổi nó liên tục cho phù hợp…
Vậy mà người cộng sản việt nam nhất
quyết không sửa, bất kể đúng sai, bất kể
đạo lý… Như thế, rõ ràng người cộng sản
phải sống nhờ vào các luật lệ vô lý, vô minh, vô
luân do họ ban hành ra. Xây nhà nước bằng cướp,
giết – Dùng luật pháp giăng cạm bẫy khắp nơi
– Bây giờ cộng sản giẫm vào những cạm bấy
của chính mình đặt, mà vẫn nhất quyết không
sửa. Đúng như ông tổng thống Nga Boris-Ensin một
cựu đảng viên cộng sản cay đắng mà kết
luận rằng : Chủ nghĩa cộng sản, chính quyền
cộng sản không thể cứu vãn được nữa.
Thứ Năm, 11/12/2008, 09:23
Nghi
án "băng ghi âm": Thành phố không sẵn sàng sửa
sai
TP - Trong vụ khiếu
nại liên quan đến cuốn
băng ghi âm gây xôn xao dư luận, có nhiều dấu
hiệu cho thấy UBND TP Hồ Chí Minh không sẵn sàng
sửa sai, khắc phục hậu quả do chính mình gây ra…
Trong khi đó, chính UBND TPHCM
đã sai sót, nhầm lẫn khi xác lập quyền sở
hữu nhà nước (SHNN) và giải quyết cho
người không đủ điều kiện thuê mua căn
nhà 309 Hai Bà Trưng (quận 3).
>> Bàn
giao băng ghi âm cán bộ đòi hối lộ
|
Căn nhà 309 Hai Bà Trưng trị giá
tiền tỷ của ông Giáo Sính đã thành tài sản
của người khác do “sơ suất” của UBND TP
Hồ Chí Minh
Ảnh: Lê
Thư
|
Gây oan sai, không bồi hoàn
Ròng rã 24 năm không có
kết quả, hành trình khiếu nại đòi lại
căn nhà 309 Hai Bà Trưng của ông Giáo Sính tưởng
đã rơi vào tuyệt vọng thì bất ngờ có chút
“ánh sáng cuối đường hầm”.
Đó là phiên tòa phúc thẩm
xét xử việc tranh chấp “ly hôn” giữa vợ
chồng ông Nguyễn Quốc Trị - cán bộ Công ty
Quản lý kinh doanh nhà thuộc Sở Xây dựng
(người đã dùng thủ tục để thâu tóm
căn nhà 309 Hai Bà Trưng), tại bản án số 157 ngày
27/2/2006 của TAND TP Hồ Chí Minh thể hiện rõ “ông
Trị khai nếu Nhà nước có quyết định rõ
ràng về nhà số 309 Hai Bà Trưng, ông sẵn sàng giao
trả”.
Ngày 2/10/2007, Chủ tịch
Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh Trần Thành
Long đã ký công văn gửi Chủ tịch UBND thành
phố, nêu rõ: UBND thành phố và Bộ Xây dựng đã khẳng
định căn nhà 309 Hai Bà Trưng không thuộc diện
phải xử lý theo các chính sách quản lý và cải tạo
XHCN liên quan đến nhà đất trước đây,
không thuộc diện áp dụng Nghị quyết số 23
của Quốc hội, hơn nữa người thuê mua
(ông Trị) đã có lời khai trước tòa sẵn sàng
giao trả lại căn nhà, do đó kiến nghị
Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo các ngành
chức năng xem xét giải quyết trả lại
căn nhà trên cho ông Giáo Sính.
Tuy nhiên, tại cuộc
họp ngày 19/8/2008 với sự tham dự của
đại diện Đoàn đại biểu Quốc
hội, Ủy ban MTTQ thành phố và lãnh đạo các
sở ngành chức năng, UBND quận 3, Phó Chủ
tịch thường trực UBND thành phố Nguyễn Thành
Tài vẫn kết luận: Do UBND thành phố đã có
quyết định xác lập quyền SHNN đối
với căn nhà 309 Hai Bà Trưng nên căn cứ Nghị
quyết 23 thì không có cơ sở xem xét giải quyết
khiếu nại đòi lại căn nhà.
Căn cứ theo ý kiến
chỉ đạo của Phó Thủ tướng
Trương Vĩnh Trọng, ý kiến của Bộ Xây
dựng, UBND thành phố giao Sở Xây dựng chủ trì tìm
một căn nhà khác có diện tích phù hợp để
bố trí cho gia đình ông Sính thuê và mua theo Nghị
định 61/CP của Chính phủ.
Thế nhưng, ý kiến
của Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng
truyền đạt qua Công văn số 1415/VPCP-V.II ngày
5/3/2008 của Văn phòng Chính phủ lại là “chỉ
đạo UBND TP Hồ Chí Minh kiểm tra, xác minh và giải
quyết đúng pháp luật. Nếu phát hiện cán bộ
sai phạm và tiêu cực, vụ lợi phải nghiêm
khắc xử lý; cần thiết chuyển hồ sơ
sang công an điều tra, làm rõ” còn ý kiến của Bộ
Xây dựng là thay vì trả lại nhà 309 Hai Bà Trưng, UBND
thành phố phải trả cho ông Sính một căn nhà khác
phù hợp.
Làm khó?
Vụ căn nhà số 309
HBT đã được ông Đặng Văn Khoa -
đại biểu HĐND thành phố chất vấn lãnh
đạo Sở Xây dựng trong kỳ họp thứ 13
(diễn ra từ ngày 1 – 3/7/2008). Sau kỳ họp, do không
đồng tình với phần trả lời chất
vấn của Giám đốc Sở Xây dựng nên ông Khoa
đã được mời tham dự cuộc họp
tổ chức tại Sở Xây dựng vào ngày 10/7/2008
để trả lời cử tri.
Theo bản giải trình kèm
theo đơn khiếu nại của ông Giáo Sính thì sau
cuộc họp trên, ông Khoa thông báo vắn tắt nội
dung phản hồi từ cơ quan chức năng cho
rằng gia đình ông Sính chưa trả hết tiền mua
nhà 309 Hai Bà Trưng nên mới bị trục ra khỏi nhà;
rằng ông Nguyễn Quốc Trị mua nhà 309 Hai Bà Trưng
là đúng theo Nghị định 61,…
Tiếp đó, văn
bản ngày 31/7/2008 của Sở XD thừa nhận: “Sau
cuộc họp trên (cuộc họp ngày 10/7), Sở Xây
dựng đã tiến hành xác minh tại Phòng Công chứng
số 2, tiếp xúc trực tiếp với bà Trương
Tài Tú (đại diện theo ủy quyền của ông
Sính).
Tại buổi làm việc,
bà Tú đã xuất trình toàn bộ bản chính hồ sơ
mua bán của căn nhà 309 Hai Bà Trưng, quận 3 giữa
ông Giáo Sính và gia đình ông Hướng Đào Viên,
đồng thời cung cấp bản sao có chứng
thực của hồ sơ mua bán nêu trên.
Bà Tú còn xuất trình bản
chính trích sao sổ trước bạ nhà đất số
1625 ngày 19/10/2007 của Cục Thuế thành phố về
nội dung trước bạ việc mua bán. Ngoài ra, hồ
sơ của Sở Xây dựng còn thu thập
được một biên nhận số 131 ngày 28/8/1975
của Phó Chủ tịch UBND quận 3 Ngô Hải Tiếc
ký thu lệ phí ủng hộ 110.000 đồng của ông
Sính…”.
Việc làm rõ các căn
cứ pháp lý của căn nhà số 309 Hai Bà Trưng
nhằm giải quyết khiếu nại của
người dân lẽ đương nhiên là rất cần
thiết. Nhưng, trong trường hợp nói trên thì có
cần không, khi nội dung vụ việc khiếu nại
của ông Giáo Sính, cơ sở pháp lý của căn nhà, việc
xác lập quyền SHNN, giải quyết cho ông Nguyễn
Quốc Trị thuê mua theo Nghị định 61 sai quy
định … tất tần tật mọi thứ đã
được UBND TP Hồ Chí Minh và các sở ngành chức
năng làm rõ từ nhiều năm trước.
Theo Công văn số 204
của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh; từ
tháng 3/2004 UBND thành phố đã có công văn xin ý kiến
Bộ Xây dựng về giải quyết khiếu nại
của ông Giáo Sính và các trường hợp tương
tự. Ngày 28/4/2006, UBND thành phố đã có Công văn 2699
báo cáo HĐND thành phố. Ngoài ra, từ năm 2005, Bộ
Xây dựng đã có nhiều văn bản trả lời
UBND thành phố, nêu rõ những vấn đề mà không
hiểu sao sau đó hơn 3 năm, Sở Xây dựng
vẫn cất công … làm lại.
26 năm, 209 lá đơn nhưng…
“Đã 26 năm, đến
nay chúng tôi đã gửi 209 lá đơn cho các cơ quan có
trách nhiệm như Sở Nhà đất, UBND thành phố,
HĐND thành phố… Khi đồng chí Nguyễn Văn
Đua (Phó Chủ tịch, hiện là phó Bí thư Thành
ủy TP Hồ Chí Minh) trả lời rằng việc
giải quyết nhà này phải do Bộ Xây dựng, chúng tôi
đã ra Hà Nội ăn cơm bụi ở vỉa hè,
cuối cùng đã được Bộ Xây dựng tiếp
nhận đơn.
Và, Thứ trưởng
Tống Văn Nga đã trả lời rằng yêu cầu
của chúng tôi là chính đáng, sẽ có thư cho UBND TP
Hồ Chí Minh giải quyết. Từ đó, chúng tôi lui
tới các cơ quan tiếp dân để xin gặp các
vị lãnh đạo của UBND thành phố.
Chúng tôi đã gửi 40 lá
đơn cho các vị này. Riêng Chủ tịch UBND thành
phố, chúng tôi đã gửi 15 lá đơn. Chúng tôi đã
kêu xin từ năm 1982 đến nay chứ đâu phải
là không có khiếu tố”.
(Lá đơn thứ 209
của ông Giáo Sính phản ứng Công văn số 2699 ngày
28/4/2006 của UBND thành phố, cho rằng từ năm 1983
-2000, do không có khiếu nại nên cơ quan chức năng
không phát hiện được căn nhà thuộc sở
hữu của ông Sính) Huy Thịnh
Theo http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=146243&ChannelID=2
|