Dư luận Việt Nan đã tỏ ra qua ngại sau khi Nhật Bản quyết định ngưng cấp vốn ODA ưu đãi cho Việt Nam vì vụ tham nhũng PCI.
Photo courtesy of VietnamNet
Lễ
ký kết hợp đồng xây dựng đại lộ Đông-Tây giữa đại diện Việt Nam và Nhật
Bản hôm 11-1-2005. Dự án này từng được báo chí VN ca ngợi là "chắp thêm
đôi cách phát triển cho TP.HCM".
Trước mắt, việc Nhật ngưng giải ngân
vốn OD cho Việt Nam sẽ làm ngưng trệ nhiều dự án phát triển đang xây dựng dở
dang tại Việt Nam. Và tình trạng này có thể kéo theo nhiều hệ lụy khác nếu nhà
nước Việt Nam không có cách giải quyết thích đáng những liên quan đến vụ tham
nhũng tai tiếng này.
Vấn đề
nhạy cảm
Trong phiên chất vấn trực tiếp sáng 13/11 tại Quốc Hội, đại biểu
Nguyễn Minh Thuyết đã đề nghị Thủ Tướng cho biết tiến độ, kết quả phối hợp của
Việt Nam và Nhật Bản trong việc điều tra cáo buộc đưa và nhận hối lộ liên quan
đến cán bộ Việt Nam và quan chức Công Ty Tư Vấn Quốc Tế Thái Bình Dương của
Nhật Bản.
Chất vấn này đã chính thức khai mào một vấn đề mà báo chí Việt Nam
nhiều tháng qua không đưa tin một cách đầy đủ. Không phải thiếu nguồn thông tin
đáng tin cậy, nhưng qua kinh nghiệm vụ PMU18 và bản án ký giả Nguyễn Việt
Chiến, báo chí trong nước đắn đo hơn trước vấn đề mà nhà nước Việt Nam cho là
nhạy cảm.
Đặc biệt chỉ ít tuần trước, khi báo chí Nhật đưa tin việc khởi tố
bốn nhân vật lãnh đạo của công ty CPI của Nhật thì Thứ Trưởng Ngoại Giao
Việt Nam tuyên bố công khai rằng báo chí Nhật không nên làm lộ thông tin này
khi sự việc đang trong vòng điều tra.
Muốn xử, kết tội một người nhận hối lộ thì theo luật phải có
chứng cứ. Tôi hoàn toàn ủng hộ ý kiến của ông Nguyễn Thành Tài.
Nhưng mà cái việc đấu tranh chống tham nhũng là một việc khó.
LS Bùi Quang Nghiêm
Dư luận khá ngỡ ngàng khi nghe lời tuyên bố trên đây. Đối với
thông lệ quốc tế, báo chí có quyền đưa những nguồn tin có kiểm chứng ra trước
dư luận để bổ sung việc điều tra, ngoại trừ có yêu cầu của tòa án nhằm giữ bí
mật hay bảo vệ cho nguồn tin, không một cơ quan nào có quyền cấm báo
chí thông tin chính thức những nguồn tin có ích cho việc điều tra một vụ án, kể
cả các cơ quan quyền lực nhất nước.
Bằng chứng
pháp lý?
Để đối phó với bức xúc của dư luận trước đòi hỏi phải nhanh chóng
đưa vụ án ra ánh sáng, ngày 5/12, ông Nguyễn Thành Tài, Phó Chủ tịch thường
trực UBND TPHCM khẳng định với báo chí: "Nếu có chứng cứ sẽ cho tiến hành
xét xử sai phạm trong dự án Đại Lộ Đông Tây".
Ông Huỳnh Ngọc Sĩ (áo trắng, giữa). Photo courtesy of VNExpress
Câu tuyên bố của ông Tài không làm cho dư luận dịu xuống mà còn
tăng thêm sự lo âu.
Người ta quan ngại rằng sẽ không bao giờ tìm ra được một bằng
chứng cụ thể của việc tham nhũng tại Việt Nam sau khi số tiền tham nhũng đã
được tẩu tán hay thậm chí có thể gửi tại những tài khoản của các ngân hàng nước
ngoài.
Điều mà ông Nguyễn Thành Tài gọi là bằng chứng tuy đúng
với tinh thần luật pháp nhưng dư lụân cũng lo ngại rằng luật pháp sẽ bị luồn
lách bởi những người cầm cân công lý thoả hiệp với tội phạm.
Luật sư Bùi Quang Nghiêm, một người có nhiều kinh nghiệm pháp lý
tại Việt Nam cho biết cảm tưởng của ông trước lời tuyên bố này:
“Muốn xử, kết tội một người nhận hối lộ thì theo luật phải có
chứng cứ. Tôi hoàn toàn ủng hộ ý kiến của ông Nguyễn Thành Tài.
Nhưng mà cái việc đấu tranh chống tham nhũng là một việc khó.”
Nhiều
uẩn khúc
Câu hỏi mà người dân muốn biết là vụ án sẽ được giải quyết ra sao,
khi số tiền tham nhũng vượt quá xa những tiền lệ trước đó. Số tiền này chứng tỏ
có sự nhúng tay của các nhân vật cao cấp và cả Ban Bí Thư Trung Ương cũng không
khỏi sự nghi ngờ, như nhận xét của Luật sư-Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, người từng tố
cáo các hành vi mà ông cho là tham nhũng của ông chủ tịch UBND/ TPHCM trước
đây:
“Cái việc mà ông Huỳnh Ngọc Sỹ nhận hối lộ không qua đấu thầu mà
cho PCI trúng thầu thì là dưới sự chỉ đạo của ông Lê Thanh Hải chứ một mình ông
Huỳnh Ngọc Sỹ không dám và không có khả năng, bởi vì cũng như vừa qua tại
Hội Đồng Nhân Dân TP.HCM, Giám Đốc Sở Giao Thông của thành phố đã khẳng định
rằng cái dự án ông Huỳnh Ngọc Sỹ phụ trách tức Dự Án Đại Lộ Đông-Tây là thuộc
quyền chỉ đạo trực tiếp của UBND TP.HCM tức là dưới sự chỉ đạo trực tiếp của
ông Lê Thanh Hải.”
Về việc mới đây báo chí đưa tin ông Huỳnh Ngọc Sỹ được đưa vào
bệnh viện do đột quỵ, Luật sư Cù Huy Hà Vũ nhận xét :
“Việc ông Huỳnh Ngọc Sỹ bị đột quỵ thì điều này tôi rất nghi ngờ.
Đây là một hình thức chạy trốn và tìm cách làm chậm quá trình điều
tra của các cơ quan điều tra, thậm chí trong trường hợp tính mạng ông
Huỳnh Ngọc Sỹ bị đe doạ thì cái việc điều tra vẫn thế bởi vì ông Huỳnh Ngọc Sỹ
tôi chức chắn rằng ông không phải là người duy nhất của đường dây tham nhũng
này.”
Cho đến nay, tài sản của ông Huỳnh
Ngọc Sỹ vẫn đang là một bí mật với người dân dù theo quy định thì ông Sỹ thuộc
vào hàng cán bộ phải kê khai tài sản.
Nhà báo Huy Đức
Liệu bế tắc của việc điều tra có thể giải quyết bằng cách kiểm tra
tài sản của các nghi can, kể cả những người thân tộc để tìm ra bằng chứng của
sự tham nhũng mà đương sự bị quy kết theo luật định hay không, được luật sư Bùi
Quang Nghiêm chia sẻ: “Tôi
nghĩ rằng là hoàn toàn có thể làm được điều đó.”
Trên trang blog mang tên Osin, nhà báo Huy Đức viết rằng: "Cho đến nay, tài sản của ông Huỳnh
Ngọc Sỹ vẫn đang là một bí mật với người dân dù theo quy định thì ông Sỹ thuộc
vào hàng cán bộ phải kê khai tài sản."
Có thể nhận xét này sẽ gặp sự chống đối bằng cách này hay cách
khác, nhất là từ các quan chức có địa vị, nhưng cuối cùng thì sự thật vẫn cần
được làm sáng tỏ. Đó là yếu tố nào làm cho cơ quan chức năng vẫn ngần ngại tiến
hành cuộc phẫu thuật một vụ án đã được cả thế giới chú ý và ảnh hưởng đến hình
ảnh Việt Nam một cách mạnh mẽ như vụ án PCI này.
Thông tin mới nhất ngày hôm nay cho biết Bộ Công An đã vào cuộc và
Ban Thường Vụ Đảng Uỷ của Sở Giao Thông Vận Tải TP.HCM cũng làm thủ tục thôi
chức bí thư chi bộ của ông Huỳnh Ngọc Sỹ tại cơ quan này.