Hôm
thứ Tư tuần này (12/10), Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức một buổi hội
thảo chuyên đề “Cải tiến tuyển sinh và nâng cao chất lượng đào tạo tiến
sĩ”.
Câu hỏi được nêu lên là việc chọn người
đi làm tiến sĩ, và khả năng của những người được cấp bằng TS tại VN, hiện có
đúng tiêu chuẩn không ? Và giải pháp cho vấn đề này có thể như thế nào ? Qua cuộc
trao đổi với Thanh Quang, Giáo sư Lê Ngọc Trà, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu
Giáo dục thuộc Đại học Sư phạm Saigòn nhận xét:
Chất lượng đào tạo tiến sĩ còn thấp
GS Lê Ngọc Trà: Nói chung là
việc đào tạo TS ở VN, chất lượng còn thấp. Tôi thấy điều này có thể khẳng định
được như vậy.
Các tân thạc sĩ, cử nhân đầu tiên của Đại học RMIT Việt Nam. Photo courtesy Vietnamnet
Thanh Quang: Thưa GS, nếu xét ngay từ khâu tuyển sinh
cho học vị TS, thì hình thức xét tuyển, thay vì thi tuyển, như hiện giờ có gì bất
ổn không, có vô tình tạo một nền tảng bấp bênh liên quan khả năng của các TS
tương lai ?
Tôi thấy việc
xét tuyển với thi tuyển ở xứ mình cũng khó. Điều quan trọng là quan niệm về việc
đào tạo TS, cùng những yếu tố khác. Bởi vì nếu anh xét tuyển dễ dàng thì không
hơn gì thi; còn nếu anh cho thi mà chấm dễ thì cũng như không.
GS Lê Ngọc Trà
GS Lê Ngọc Trà: Tôi thấy việc
xét tuyển với thi tuyển ở xứ mình cũng khó. Điều quan trọng là quan niệm về việc
đào tạo TS, cùng những yếu tố khác. Bởi vì nếu anh xét tuyển dễ dàng thì không
hơn gì thi; còn nếu anh cho thi mà chấm dễ thì cũng như không.
Cho nên tôi thấy cái gốc
không phải ở chỗ xét tuyển hoặc thi tuyển, mà nó do quan niệm của người mình về
bằng cấp TS. Cho dù xét tuyển hay thi tuyển, vấn đề là có làm đúng tiêu chuẩn
hay không.
Thanh Quang: Có lẽ một điểm chính ở đây là khả năng của
những người được cấp bằng TS mà dư luận gần như thường xuyên than phiền về tình
trạng gọi là “TS giấy”, hay bằng TS thật mà học không thật. TS nhận thấy vấn đề
này như thế nào ?
GS Lê Ngọc Trà: Tôi thấy đó
cũng là hiện tượng có thật. Thật ra người VN mình nhiều khi do nhiều yếu tố từ
xưa để lại, nói chung, là chuộng khoa cử, rồi cũng ham danh vị lắm, cho nên dẫn
tới chỗ người ta thích học TS. Tôi nghĩ bằng TS chỉ đơn giản là dành cho những
người làm nghiên cứu. Ai muốn làm nghiên cứu thì làm TS.
Chứ bằng TS không phải là một
giấy chứng nhận để anh đi làm.
Tôi nghĩ bằng TS chỉ đơn giản là dành cho những
người làm nghiên cứu. Ai muốn làm nghiên cứu thì làm TS.Chứ bằng TS không phải là một
giấy chứng nhận để anh đi làm.
GS Lê Ngọc Trà
Ở VN thì hiện nay nhiều người
có làm nghiên cứu gì đâu, không phải là giảng viên đại học, nhiều người làm
trong nhiều lãnh vực khác lắm, nhưng họ cũng đi làm TS. Mà làm TS của mình thì
không tập trung, có nghĩa là anh không có đi học gì hết:
Anh không đến dự
seminar, không làm seminar ở trường .v.v…Anh ẵm đề tài như thế rồi anh về tự
làm lấy, và muốn làm bao nhiêu lâu thì làm.
Tôi nghĩ quan niệm TS của người
mình là một thứ gì đó, là một danh hảo, người ta thích vậy. Chứ nếu làm TS mà
đúng nghĩa, thật nghiêm chỉnh, và hẳn là phải mệt mõi, thì chắc cũng không có
nhiều người muốn làm TS đâu.
Thanh Quang: Thưa GS, có lẽ một đáng chú ý nữa là vấn
đề luận án TS, thường với nội dung không có sáng kiến gì mới, thậm chí gần rập
khuôn như luận án ở cấp Thạc sĩ. Có lẽ điều này khiến có nhiều người lấy xong bằng
TS không có khả năng làm khoa học đúng nghĩa, không có được công trình khoa học
được thế giới công nhận. TS nghĩ sao về vấn đề này ?
GS Lê Ngọc Trà: Đây cũng là
điều có thực. Có nhiều luận án chất lượng thấp, bởi vì do anh quan niệm TS như
vậy, và do những người xung quanh yêu cầu cũng thấp, còn bản thân người làm TS
thì cũng đề ra mục tiêu rất là thấp, tức làm sao có cái bằng. Dĩ nhiên vấn đề
chất lượng sẽ xuống thôi.
Người VN mình thì chữ tình nặng
hơn chữ lý. Họ làm xong luận án rồi bảo vệ, có thể bị cho điểm thấp, nhưng sau
cùng rồi họ cũng đạt. Người VN mình ít khi họ đánh rớt lắm. Mặc dù kém nhưng
người ta phê đủ đường rồi sau cùng cũng cho đậu.
Thi tuyển nghiên cứu sinh phải gắt gao hơn
Thanh Quang: Thưa GS,dĩ nhiên là vấn đề đào tạo TS ở
VN hiện còn nhiều khó khăn khác nữa, nhưng nói chung, theo TS, giải pháp cấp
bách cho những khó khăn hiện giờ có thể là như thế nào ?
Tôi nghĩ một
là yêu cầu thi tuyển phải gắt gao hơn. Việc thi tuyển đòi hỏi đối tượng đi làm
TS phải có khả năng là chuyện đã đành rồi, nhưng họ đi làm TS cho mục tiêu gì.
GS Lê Ngọc Trà
GS Lê Ngọc Trà: Tôi nghĩ một
là yêu cầu thi tuyển phải gắt gao hơn. Việc thi tuyển đòi hỏi đối tượng đi làm
TS phải có khả năng là chuyện đã đành rồi, nhưng họ đi làm TS cho mục tiêu gì.
Ngay khi chọn được những
nghiên cứu sinh thực sự theo con đường học hành nghiên cứu, thì vấn đề thuận lợi
hơn. Chứ có bao giờ việc nghiên cứu khoa học mà thành phong trào, phải phát động
phong trào khoa học bao giờ.
Vì sao ? Vì người đó không muốn
làm nghiên cứu khoa học, rồi anh đưa họ vào làm thì anh phải phát động ?! Một
người cả đời tự ham đọc sách thì có ai phát động họ làm gì ?
Vấn đề là mình không chọn
đúng người, cho nên khi họ vào làm TS gây khổ sở cho người ta. Cho nên đầu vào,
tức việc chọn nghiên cứu sinh, phải chọn kỹ hơn.
Điểm thứ 2 là phải có yêu cầu
cao trong quá trình học tập. Anh cũng phải dự seminar, phải đi hướng dẫn
seminar cho sinh viên, phụ giảng, phải sinh hoạt bộ môn. Thí dụ như anh làm bộ
môn về toán, chẳng hạn, thì anh phải sinh hoạt với bộ môn toán ở đấy. Một tuần
họ họp anh cũng phải tới họp. Bọn tôi hồi ở nước ngoài cũng đều vậy cả. Chứ đâu
có chuyện ẵm một luận án về làm rồi miệt mài đến nửa năm, một năm mới lên gặp
thầy một lần, thì cũng như không.
Còn chuyện học tại chức TS
thì cũng chỉ trong điều kiện nào đó thì mình mới triển khai. Còn trong tình
hình hiện nay, có đủ thứ như vầy mà mình mở kiểu không tập trung như thế thì chất
lượng TS sẽ kém thôi.