Kích
cầu đầu tư và tiêu dùng với ngân khoản tương đương 1 tỷ đô la, nguồn
vốn hấp dẫn khiến lãnh vực nào cũng hy vọng được kích thích.
Thời
buổi kinh tế khó khăn, nhiều gia đình có thu nhập thấp chọn mua than tổ
ong về đun nấu, thay cho các loại bếp gas, bếp điện.
Trong 10 ngày qua, báo chí
trong nước bàn thảo nhiều về vấn đề này, nhưng mãi đến sáng ngày 10-12 thông
tin mới rò rỉ một ít chi tiết về lãnh vực ưu tiên được kích cầu.
Lãnh vực ưu tiên?
Lao động điện tử bản tin trên
mạng ngày 11/12/2008 đưa tin Bộ Kế Hoạch Đầu Tư đã hoàn tất gói kích cầu 1 tỷ
USD và đệ trình chính phủ xem xét.
Ông Bùi Hà, Vụ Trưởng Vụ Tổng Hợp Kinh Tế Quốc
Dân mô tả gói kích cầu chủ yếu tập trung vào đầu tư các công trình nhà ở xã hội
cho những đối tượng có thu nhập thấp. Bao gồm giới công chức, viên chức, học
sinh, sinh viên, công nhân các khu chế xuất, khu công nghiệp.
Những đối tượng
này được cho là đã chịu tác động mạnh trước những biến động kinh tế và không có
khả năng tự xoay chuyển tình hình. Ông Bùi Hà thêm rằng, một phần ngân khoản
kích cầu cũng sẽ tập trung đầu tư vào một số dự án hạ tầng kinh tế xã hội thiết
yếu để kích thích tăng trưởng.
Kích
cầu để giúp đỡ cho khu vực tư nhân cho dân cư cho người nghèo, để người ta tăng
cường sản xuất tiêu dùng, thì sẽ rất tốt. Còn nếu tiếp tục đầu tư vào những dự án không có hiệu quả, hoặc
đầu tư vào khu vực kinh tế của Nhà nước, các tập đoàn, thì sẽ lại làm trầm trọng
thêm những khó khăn cũ.
TS Nguyễn Quang A
Vẫn theo báo Lao Động Online,
giới chức Bộ Kế Hoạch Đầu Tư xác định rằng, đây là gói giải pháp nhằm kích cầu
và vay từ quĩ dự trữ ngoại tệ quốc gia, nên cũng yêu cầu phải đảm bảo việc hoàn
trả vốn vay và kích thích tiêu dùng.
Trong tinh thần đó, Bộ Kế Hoạch Đầu Tư
đang soạn thảo một nghị quyết trình chính phủ để có thể sử dụng hiệu quả nguồn
vốn này.
Các chuyên gia cảnh báo
Ngay khi có thông tin về việc
chính phủ VN sử dụng 1 tỷ đô la để kích thích nền kinh tế, Ban Việt Ngữ Đài Á
Châu Tự Do đã ghi nhận nhiều luồng ý kiến về vấn đề này.
Trước hết, TS Nguyễn
Quang A Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Phát Triển, một tổ chức độc lập ở Hà Nội nhận
định:
“Vấn đề kích cầu, kích
thích đầu tư và tiêu dùng đấy là một khuynh hướng đúng. Nhưng làm như thế nào
là một vấn đề khác hoàn toàn. Kích cầu để giúp đỡ cho khu vực tư nhân cho dân
cư cho người nghèo, để người ta tăng cường sản xuất cũng như là tăng cái tiêu
dùng, đấy là khu vực có hiệu quả nhất. thì sẽ rất tốt. Còn nếu tiếp tục đầu tư
vào những dự án không có hiệu quả, hoặc đầu tư vào khu vực kinh tế của Nhà nước,
các tập đoàn, thì sẽ lại làm trầm trọng thêm những khó khăn cũ.
Việc kích cầu này phải làm
theo hướng như thế, vừa tạo cơ sở cho cải cách hoặc tiến hành ngay cải cách để
đón tiếp một bước phát triển mới thì mới là tốt. Còn nếu đi ngược lại thì lại
làm khó cho chuyện tái cơ cấu nền kinh tế thì hậu quả có thể không biết thế
nào.”
Các chuyên gia kinh tế có thể
có chung quan niệm nhưng cách diễn giải thì khác nhau. Chẳng hạn như chuyên gia
tài chánh Bùi Kiến Thành, một Việt Kiều đang làm việc ở VN lại có những ví von
rất thực tế. Ông nói:
“Một tỷ đô la tính ra tiền
VN thì nó chẳng là cái gì cả, chỉ là một số tiền ban đầu để mà mồi nước cho cái
bơm nó chạy thôi. Sau đó cái bơm nó chạy tới mức nào thì phải xem tình hình
kinh tế VN, chớ 1 tỷ đô la thì chẳng làm được việc gì.”
Lạm phát tăng cao, tăng trưởng giảm cùng với ảnh hưởng của khủng hoảng
tài chính thế giới, đang gây nhiều khó khăn cho thành phần lao động
nhập cư.
Chuyên gia Việt kiều Bùi Kiến
Thành còn cảnh báo về sự lạm dụng trong vấn đề sử dụng nguồn vốn kích cầu:
“Không phải việc của Nhà nước
để cung cấp tiền cho nền kinh tế hoạt động, chức năng của Nhà nước hiện nay là
phải cung cấp tín dụng, tức nguồn lưu lượng tiền bạc cho đủ để mà doanh nghiệp
và nền kinh tế phát triển ổn định bền vững và đồng thời tránh vấn đề xảy ra lạm
phát.”
Một cựu chuyên viên kinh tế
làm việc cho LHQ là ông Vũ Quang Việt khi trả lời Đài ACTD đã có nhận xét rất đặc
biệt, ông cho rằng cần đặt một dấu hỏi về vấn đề kích cầu đầu tư.
Theo lời ông,
VN là một trong hai nước có tỷ lệ đầu tư cao nhất thế giới, chiếm 40% Tổng Sản
Phẩm Nội Địa GDP, nhưng tốc độ phát triển lại rất thấp so với các nước khác và
các dự án còn bị tham nhũng. Chuyên Viên Kinh Tế Vũ Quang Việt nhấn mạnh:
“Thứ nhất kích cầu đầu tư
thì không nên và không thể làm được. Vấn đề là kích cầu cho những người sản xuất
nhỏ và nông dân để họ có thể tiếp tục sản xuất; còn nếu không thì cả nền kinh tế
sẽ gặp khó khăn.”
Thứ
nhất kích cầu đầu tư thì không nên và không thể làm được. Vấn đề là kích cầu
cho những người sản xuất nhỏ và nông dân để họ có thể tiếp tục sản xuất; còn nếu
không thì cả nền kinh tế sẽ gặp khó khăn.
Ô. Vũ Quang Việt
Nhà ở cho người thu nhập thấp
Trở lại thông tin của Lao Động
Online, thì phần lớn ngân khoản một tỷ đô la, theo thời giá khoảng 17 ngàn tỷ đồng VN
là dành cho kích cầu đầu tư nhà ở xã hội. Điều mà tờ báo tán dương là một mũi
tên trúng 3 đích.
Tờ báo trích lời ông Nguyễn Trần Nam Thứ Trưởng Bộ Xây Dựng
nói rằng, thực hiện tốt gói giải pháp kích cầu này sẽ là tiền đề thu hút các
nguồn vốn khác, nhằm phát triển lĩnh vực nhà ở xã hội đang cần lực đẩy tăng trưởng.
Theo kế hoạch sơ khởi được
loan báo, Hà Nội và Saigon sẽ triển khai 6 dự án xây dựng tổng cộng 10.000 căn
hộ, tương đương 500.000 m2 sàn, giải quyết chỗ ở cho khoảng 60.000 người. Trong
đó dành 5.000 căn hộ cho giới công nhân, 5.000 căn hộ cho các gia đình có thu
nhập thấp. Suất đầu tư dự tính tại thời điểm hiện nay khoảng 5 triệu đồng mỗi
m2 sàn.
Các đối tượng thụ hưởng chương trình này sẽ được thuê hoặc mua trả góp
dài hạn với giá rẻ. Tính chung thì đầu tư kích cầu nhà ở xã hội sử dụng khoảng
2.500 tỷ đồng trong ngân khoản 17.000 tỷ đồng của gói kích cầu đầu tư và tiêu
dùng.
Các chuyên gia của chính phủ cho rằng dự án nhà ở xã hội sẽ thực hiện
hoàn tất trong hai năm 2009-2010, và để xây dựng nửa triệu mét vuông nhà ở, các
công trình này sẽ sử dụng khoảng 120 ngàn tấn xi măng, 30 ngàn tấn sắt thép và
nhiều loại vật liệu khác, đồng thời tạo công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao
động ngành xây dựng.
Ngân khoản 2.500 tỷ đồng dành
cho kích cầu đầu tư nhà ở xã hội mới chỉ chiếm hơn 1/6 cả gói 17 ngàn tỷ đồng.
Như vậy vẫn còn nhiều lãnh vực khác sẽ được kích cầu đầu tư và kích cầu tiêu
dùng.
Trong lúc này nhiều nhà phân tích ở trong nước đang đặt vấn đề về việc,
điểm đến của gói giải pháp kích cầu 1 tỷ đô la có nhắm tới nông nghiệp, nông
dân, nông thôn hay không. Đây là một câu hỏi mà hơn 50 triệu người dân sống ở
khu vực nông thôn mong chờ câu trả lời.