Vào
đúng ngày kỷ niệm 60 năm ra đời Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, một
phái đoàn do bà Phó đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đến gặp hai Linh mục
Công giáo Phan Văn Lợi và Nguyễn Hữu Giải, tại Huế.
RFA file photo
Tranh
chấp đất đai giữa Nhà nước và các tổ chức tôn giáo đang trở thành một
vấn đề thời sự tại Việt Nam. Hình: Giáo dân tập trung cầu nguyện trong
lúc chính quyền đưa lực lượng an ninh và phương tiện cơ giới đến ủi phá
Tòa Khâm Sứ.
Gia Minh hỏi
chuyện một trong hai người có mặt tại cuộc tiếp xúc đó là Linh Mục Phan Văn Lợi,
và được ông thông tin cho biết:
Tranh chấp đất đai
LM
Phan Văn Lợi:
Hai vị của Tòa đại sứ HK đề cập đến nhiều vấn đề nhân quyền tại VN, đặc biệt là
chuyện tranh chấp đất đai giữa giáo hội Công Giáo và chính quyền như Tòa Khâm Sứ,
Giáo Xứ Thái Hà, An Bằng và những nơi khác nữa.
Chúng tôi trình bày gốc rễ của vấn đề là
do nguyên tắc “nhà nước là đại diện sở hữu chủ” mọi đất đai, dân chúng chỉ có
quyền sử dụng; nếu ai muốn có đất để sinh sống hay để làm việc gì đều phải “xin”.
Chúng tôi trình bày giáo hội Công Giáo VN
không hề có được quyền giáo dục; Không được mở trường từ đại học trở xuống, chỉ
có mở mẫu giáo mà thôi. Chúng tôi không có báo riêng, nhà xuất bản riêng, đài
phát thanh, đài truyền hình riêng. Chúng tôi không có quyền sở hữu đất đai.
LM Phan Văn Lợi
Vấn đề ở đây không phải là tranh chấp giữa
hai tập thể, không phải có tính cách hình sự hay dân sự mà có tính cách chính
trị.
Gia
Minh:
Sau khi trình bày như thế thì chia xẻ của
đại diện Sứ quán HK là gì?
LM
Phan Văn Lợi:
Họ tỏ ra hiểu vấn đề hơn. Bà phó đại sứ mới qua VN làm việc ba tháng thôi, nên
qua những tiếp xúc với các nhà dân chủ, đối kháng thì họ đã nhìn thấy các khía
cạnh khác của những vấn đề tại VN; Và chúng tôi hy vọng họ sẽ hiểu được thực chất
nền chính trị VN để có ứng xử thích hợp.
Gia
Minh:
Ngoài vấn đề đất đai thì hai phía còn đề
cập đến những vấn đề gì nữa?
Tự do tôn giáo
LM
Phan Văn Lợi:
Chúng tôi có đưa cho họ một bản văn bằng tiếng Anh trình bày về tự do tại VN.
Chúng tôi trình bày giáo hội Công Giáo VN không hề có được quyền giáo dục; Không
được mở trường từ đại học trở xuống, chỉ có mở mẫu giáo mà thôi. Chúng tôi
không có báo riêng, nhà xuất bản riêng, đài phát thanh, đài truyền hình riêng.
Chúng tôi không có quyền sở hữu đất đai.
Gia
Minh:
Đối với những người đang thụ án do đấu
tranh vì tự do - tôn giáo, thì hai linh mục có trình bày và phía đại diện sứ
quán HK có những thông tin gì?
LM
Phan Văn Lợi:
Bà phó đại sứ có nói là đã đến thăm Linh Mục Lý; nhưng không nói lúc nào. Chúng
tôi thì nói là gia đình của Linh Mục Lý cách đây chừng hai tuần có đến thăm Linh
Mục Lý và cho biết là mạnh khỏe thể xác và kiên vững tinh thần.
Phía Hoa Kỷ thì nói
rất quan tâm đến những ai đang bị tù vì đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền tại
VN. Chúng tôi cũng nói là những người đó bị tù vì đòi hỏi quyền con người chứ
không phải vi phạm luật của VN.
Gia
Minh:
Ngoài hy vọng bà phó đại sứ HK hiểu rõ
hơn về tình hình VN, thì hai linh mục có trông đợi sự hổ trợ từ phía HK cho tiến
trình dân chủ hóa tại VN?
LM
Phan Văn Lợi:
Trước khi đến gặp chúng tôi thì bà phó đại sứ có đến gặp chính quyền, dĩ nhiên
bà nghe thông tin từ nhiều phía và chúng tôi hy vọng bà sẽ thấy phía nào là
trung thực.
Chúng tôi mong rằng chính quyền Hoa Kỳ vốn
là đất nước nổi tiếng về bênh vực quyền tự do - dân chủ; tuy vậy đó là nơi cũng
có giằng co về giữa lợi nhuận kinh tế và việc bảo vệ giá trị nhân quyền.
Chúng tôi mong ước khuynh hướng bảo vệ
giá trị dân chủ sẽ thắng thế, nhất là với việc nhậm chức mới của một tổng thống
da màu. Chúng tôi hy vọng Hoa Kỳ sẽ quan tâm việc khôi phục lại, đòi hỏi những quyền
đích thực được đưa ra trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền mà chúng ta vừa kỷ
niệm 60 năm ra đời.
Gia
Minh:
Cám ơn Linh Mục.