Khưu Bình
| Nhà văn Liu Xiaobo người đã ký vào Hiến chương 08, hiện đang bị giam giữ, và vợ Liu Xia
|
Ngày 10/12 là Ngày Quốc tế Nhân quyền. Vào ngày 9/12/08, bản “Hiến Chương 08”
lịch sử được công bố. Ðược ký kết bởi 303 công dân, thuộc thành phần
khoa bảng trí thức Trung Quốc cùng với các luật sư, chuyên gia và các
nhà hoạt động nhân quyền, Hiến Chương 08 được coi là biểu tượng tư
tưởng của người dân Trung Quốc và các nhà tranh đấu nhân quyền.
Năm
2008 là dịp kỷ niệm lần thứ 60 ngày công bố bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân
quyền, 30 năm kỷ niệm Bức tường Dân chủ Trung Hoa, và 10 năm kỷ niệm
việc chế độ Cộng sản Trung Quốc ký kết bản Công ước Quốc tế về Các
quyền Dân sự và Chính trị. Những người ký tên vào bản Hiến chương đều
nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc công bố Hiến Chương 08. Trong số
các cường quốc trên thế giới, thì chỉ có Trung Quốc là vẫn còn dưới chế
độ độc đảng. Môi trường chính trị này đã không ngừng gây ra các thảm
họa nhân quyền và khủng hoảng xã hội. Nhằm mục đích thay đổi tình trạng
tồi tệ chưa từng có này, các nhà trí thức khoa bảng đã cho phổ biến
Hiến Chương 08 trong tinh thần dũng cảm của các công dân muốn thực hiện
nghĩa vụ của mình.
Các điều khoản của Hiến Chương 08
Theo
Hiến Chương 08 thì rất nhiều cái gọi là tiến bộ chính trị của Ðảng Cộng
sản Trung Quốc chỉ có trên giấy tờ. Ðiều rõ ràng là ở Trung Quốc, có cả
một rừng luật nhưng chỉ xài toàn luật rừng; có một hiến pháp, nhưng chế
độ lại vi hiến. Ðảng cầm quyền tiếp tục đeo bám vào quyền cai trị độc
tài của họ, bác bỏ bất cứ đề nghị cải cách chính trị thật sự nào. Hậu
quả trực tiếp là nạn tham nhũng hoành hoành, một xã hội vô luật lệ,
không có sự bảo vệ thật sự cho nhân quyền, đạo đức bị đổ vỡ, xã hội bị
phân chia thành nhiều thái cực, phát triển kinh tế không đồng đều, các
môi trường thiên nhiên và văn hoá bị tàn phá thê thảm, thiếu thốn một
hệ thống bảo vệ quyền tự do, quyền tư hữu tài sản và quyền mưu cầu hạnh
phúc cho người dân. Có nhiều mâu thuẫn xã hội khác nhau ngày càng chồng
chất. Sự bất mãn đang dâng lên, lòng oán giận đang thịnh hành cùng với
thái độ thù địch giữa cán bộ nhà nước và người dân nhanh chóng gia
tăng. Toàn bộ những hiện tượng này chứng tỏ cho thấy xã hội Trung Quốc
đang hướng về một triền dốc đầy thảm khốc không kềm chế nổi. Hệ thống
chính trị hiện nay đã quá lỗi thời cho nên các biện pháp cải cách quyết
liệt vô cùng cần thiết.
Hiến Chương 08 xác định lại các lý
tưởng tự do, nhân quyền, bình đẳng, dân chủ, với một hệ thống chính
quyền dân chủ và hợp theo hiến pháp.
Các nhà tranh đấu yêu cầu
sửa đổi lại Hiến pháp hiện thời, cùng với sự chia sẻ quyền lực, nền dân
chủ lập pháp, một hệ thống tòa án độc lập, bảo vệ nhân quyền, bầu cử
công cộng, bình đẳng giữa nông thôn và thành thị, tự do lập hội, huỷ bỏ
việc nghiêm cấm thành lập các đảng phái, tự do ngôn luận, tôn giáo,
giáo dục công dân, bảo vệ quyền tư hữu, cải cách thuế vụ, an sinh xã
hội, bảo vệ môi sinh, thành lập cộng hoà liên bang, thay đổi sang một
hệ thống tư pháp thật sự, vv.., tổng cộng tất cả 12 điều khoản được đề
nghị.
Ðảng cộng sản Trung Quốc vô cùng hoảng sợ
Sau
khi Hiến Chương 08 được phổ biến, Ðảng cộng sản Trung Quốc trở nên
hoảng hốt, bằng chứng là một trong những nhân vật ký tên vào bản Hiến
chương, ông Liu Xiaobo, bị bắt giữ ngay lập tức. Các nhà hoạt động nhân
quyền đã ngụ ý cho biết vào ngày 11/12 rằng ông Liu Xiaobo có thể sẽ bị
cầm tù rất lâu. Công an đến bao vây nhà ông Yu Jie, một người khác đã
ký vào bản Hiến chương. Theo tin tức thì công an tuyên bố rằng ông Yu
Jie sẽ bị truy tố về tội “có âm mưu lật đổ nhà nước”.
Ông Yu Jie
hiện đang ở California để tham dự một khóa hội thảo về tôn giáo. Ông
cho phóng viên Kou Tianli của đài Á châu Tự do biết là vợ ông đã gởi
cho ông một tin nhắn qua điện thoại di động nói rằng có nhiều xe công
vụ và một lực lượng công an vũ trang đông đảo với trang bị chống bạo
động đến bao vây nhà ông. Cả ngày lẫn đêm, đèn chớp xe công an liên tục
loé sáng.
303 người đầu tiên ký tên vào Hiến Chương 08 bao
gồm nhiều nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng như luật gia Yu Haocheng ở
Bắc Kinh, nhà soạn kịch Sha Yexin ở Thượng Hải, ông Bao Tong, nguyên
cựu thư ký của Tổng bí thư đảng kiêm chủ tịch nhà nước Zhao Ziyang, nhà
văn Liu Xiaobo, ký giả Gao Yu và nhà văn Dai Qing. Theo một báo cáo từ
trang mạng của Mạng lưới Nhân quyền Trung Hoa (crd-net.org), thì có
thêm 440 người khác ký vào bản Hiến chương 08 (sau 303 người đầu tiên),
trong đó có ông Yan Jiaqi đang sống ở New York; Yang Jianli, chuyên
viên nghiên cứu cấp cao ở Trường đại học Harvard; Wang Juntao, nhà
nghiên cứu hiến pháp ở Hoa Kỳ; ông Wang Dan và nhiều nhà hoạt động nhân
quyền nổi tiếng khác ở hải ngoại. Một danh sách thứ ba hiện đang được
phối hợp. (theo Epoch Times)
|