Như Hà
“…Đành
rằng trong đấu tranh sẽ không tránh khỏi sự hy sinh mất mát, không
tránh khỏi bị tra tấn tù đầy. Nhưng ý nghĩa của mỗi công việc đấu tranh
cần phải tận dụng tối đa để có tác dụng nhất định, có hiệu quả…”
Thế
giới kỷ niệm 60 năm Ngày tuyên ngôn nhân quyền 10/12/1948 của LHQ diễn
ra một cách bình lặng với những lo âu về cuôc khủng hoảng đang trên đà
suy thoái.
Còn Việt Nam thì tìm cách ngăn chặn lái lệch, xuyên tạc bản tuyên ngôn
nhan quyền đó theo cách của kẻ độc tài, họ ban phát quyền con người cho
thần dân của mình như mộtọong vua của chế độ phong kiến thời hiện đại.
Họ tô vẽ cái nhãn mác chủ quyền cao hơn nhân quyền, họ nói độc lập là
trên hết, có độc lập sẽ có tự do, sẽ có ấm no hạnh phúc và để dẫn chứng
cho cái luận điểm đó, một nhà “trí thức”nô bộc có tên là Nguyễn Đức
Thuỳ đã nêu lên một lô dẫn chứng về thành tựu kinh tế về thành tích
phát triển con người, như một dẫn chứng cho việc chỉ có “độc lập chủ
quyền” mới có được vv.
Rồi đến lời phát biểu trên tivi đài phát thanh của ông tiến sĩ (!) lý
luận cao cấp Đào Duy Quát về tầm quan trong của độc lập dân tộc đói với
tự do dân chủ, sao mà nghe sướng lỗ tai, mát lòng mát dạ làm sao! Nhưng
đó cũng là cái quyền “được nghe”duy nhất mà người dân tronng nuóc được
đảng ban cho mà thôi. Vâng đựơc nghe đảng nói, được nghe nhà nước nói,
được nghe đài, báo, tivi nói, được nghe những vi có chức có quyền nói.
Còn nói thì cấm! Việc phát ngôn bừa bãi đi ngược chính cách của đảng và
nhà nước, sẽ làm tổn hại đến an ninh đất nước, gây hoang mang trong
quần chúng thì nhất quyết không thể được. Và những kẻ nào ngona cố sẽ
bi pháp luật trừng trị đích đáng.
Vậy đấy! Ngày nhân quyền mà ở “ta” làm gì có nhân quyền!
Nhưng thôi dù sao thì trong cái nhà tù lớn vẫn còn thấy dễ thở hơn
cái nhà tù nhỏ mà các bạn của tôi đang bị giam giữ. Họ là những kẻ dại
dột (!) đã dám giành cái quyền nói cho mình trong cái điều kiện không
thể được. Vì quyền nói của họ lại đe doạ sự sống còn của chế độ. Làm
sao bao nhiêu công sức của đảng gây dựng nên lại để một lũ dân chủ tép
riu phá hoại đến sự tồn vong của đảng được!
Giờ đây, trong bốn bức nhà giam chật hẹp của nhà lao, những người
anh em của tôi đang nghĩ gì? Tôi không biết nữa, chỉ biết rằng trước
khi bị bắt giam, các bạn đều có chung một điểm khi tâm sự với tôi là
các bạn sẵn sàng đón nhận những điều xấu nhất, không ân hận, không hối
tiếc và cũng rất tự hào về những việc mình làm. Vì vậy tôi tin vào dũng
khí đấu tranh của các anh, tôi tin các anh ở trong lao tù không hề nao
lúng run sợ và chùn bước.
Chỉ có điều tôi thấy chạnh lòng khi mà các anh, những người đang hiên
ngang đi đầu trong cuôc đấu tranh này, lẽ ra phải nhận được sự quan tâm
ủng hộ của mọi người nhiều nhất, thì hôm nay cái ngày gọi là Nhân Quyền
Quốc Tế, các anh lại ít nhận được sự quan tâm ủng hộ của những người
mang danh đấu tranh dân chủ đến vậy! Chỉ được một sự an ủi nhỏ nhoi của
những người không cũng màu da, dân tộc với mình, đó là cuộc biểu tình
ủng hộ các anh của khỏang 30 công dân Pháp, một con số ít ỏi đã giương
khẩu hiệu trước đại sự quán CS tại Pari đòi trả tự do cho các anh! Họ
chính lại là những “con người” thật sự có lương tâm khi nhớ về các anh
đang ở trong lao tù của độc tài tàn bạo.
Trong khi đó đồng bào tôi ở hải ngoại có đủ điều kiện để làm được cái
việc đó. Họ có thể thay mặt những người anh em ruột thịt của họ hiện
đang ở trong nhà tù lớn, nhà tù nhỏ nơi quê hương yêu dấu, để nói lên
tiếng nói lương tri, tiếng nói tự do cho toàn thế giới biết cái viễn
cảnh thật về nhân quyền mà đảng CSVN đang thực hiện ở quốc nội. Kỷ niệm
ngày tuyên ngôn nhan quyền quốc tế trong không khí im lặng đáng sợ, chỉ
thấy trên mạng BBC đăng tin khoảng 30 chục người Pháp biểu tình tại đại
sự quan CS tại Pa ri!
Ngạc nhiên quá, trong khi đó hơn 3 triệu đông bào tôi ở hải ngoại, rồi
hàng chục thậm chí hành trăm tổ chức đấu tranh đòi nhân quyền, chống
bạo quyền độc tài lại im hơi lặng tiếng. Tôi tự hỏi họ đang làm gì,
đang ở đâu? Tò mò lên mạng hỏi thì được họ trả lời một cách rất thờ ơ:
“Khó lắm anh ơi!Chúng tôi mối người một nơi, lại không phải là ngày
nghỉ lên tổ chức biểu tình đâu phải dễ như anh tưởng”…
Thắc mắc quá, nhưng ngại không muốn hỏi, sợ mất lòng. Vậy thế sao những
lần Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng sang Mỹ thì thấy bà con ta tổ
chức biểu tình chống Dũng, Triết đông thế, cờ vàng ba sọc đỏ rợp trời.
Phải chăng những ngày đó là ngày nghỉ bên Mỹ? Ôi cái lối nguỵ biện hòng
trốn tránh trách nhiệm, đấu tranh theo kiểu khi “vui thì vỗ tay vào”
này không biết tiếp diễn đến bao giờ đây? Cái lối nguỵ biện yểm trợ
theo kiểu đấu tranh hộ người trong nước, nếu có dân chủ thì người trong
nước được hưởng chứ hải ngoại không thèm, như thể cái nước này là của
riêng ai đó, chứ người Việt đã đi rồi thì quên cái gốc đã sinh ra mình
luôn, không bao giờ quay về nữa.
Tôi còn nhớ, ngày xưa người Mỹ thất bại không phải ở chiến trưòng
Miền Nam Việt Nam mà họ bị CS hạ đo ván tại chính trong lòng nước Mỹ và
trên khắp thế giới. Hàng chục hàng trăm cuộc biểu tình xuống đường
chống chiến tranh, chống xâm lươc do sách lược đối thủ của họ tạo ra.
Đối thủ của họ đã biết dùng mưu kế “dĩ độc trị độc”, dùng ngay chính
dân chủ trị dân chủ, dùng ngay chính dư luận quốc tế để chiến thằng
người Mỹ.
Thiết tưởng bài học đó bây giờ vẫn không muộn. Và cho đến bây giờ, hơn
bao giờ hết CS và Việt Nam đang sống được là nhờ ai: Nhờ thế giới! Vì
vậy cái mà nó sợ nhất là cộng đồng quốc tế. Thực tế đã chứng minh điều
đó. Chỉ có áp lực quốc tế mới làm CS phải nể sợ chùn bước.
Vậy mà các nhà đấu tranh dân chủ lại cho là cái cách đấu tranh đó
“xưa rồi”. Bây giờ họ phát minh ra kiểu đấu tranh mới là phải làm thế
nào hỗ trợ trong nước đấu tranh, lên mạng viết bài trên Blog, gửi cho
các trang web hải ngoại cổ vũ đồng bào trong nước đừng sợ hãi nữa, phải
tự đứng lên, phải ra công khai, phải dũng cảm… Với biết bao vị anh hùng
đã dấn thân và hơn 20 năm trời đằng đẵng, người dân trong nước sợ hãi
vẫn hoàn sợ hãi và dân chủ thì vẫn xa lắc xa lơ. Họ cứ mải đi cổ võ,
tôn vinh cái bài ca “nhân quyền” cho nhân dân.
Vậy mà các bạn đấu tranh cho dân chủ hiện đang nằm trong tù là những
người cụ thể bằng da bằng thịt, hiện đang là những người thiệt thòi
nhất, chính các anh là đại diện cho thứ nhân quyền đang bị tước đoạt
thì thấy quá ít, nếu không muốn nói là chắng có ai đoái hoái nhắc tới.
Buồn làm sao, khi ở nơi xa ngàn dặm, người ta giương cái chiêu bài yểm
trợ với những tiêu chí là phải công khai, phải dấn thân “không thành
công cũng trở thành nổi tiếng” để rồi hôm nay chỉ là sự lạnh tanh !
Không một lời lên tiếng hỏi han nhắc nhở.
Đáng buồn thay chính những kẻ to mồm nhất, những kẻ suy tôn các anh lên
làm anh hùng nhất lại là kẻ vội quên các anh nhanh nhất, họ làm thinh,
ngoảnh mặt làm ngơ coi như việc đưa các anh vào nhà giam CS là công
việc đã hoàn thành một cách mãn nguyện.
Buồn lắm thay, xưa kia bữa tiệc máu đã nghiền cái dân tộc này tan
xưong nát thịt, thì chính những kẻ ngoài ngàn dặm đó lại muốn cái trò
chơi đó tiếp diễn, xua chúng ta như một bầy dê vào hang cho cọp CS nó
thưởng thức. Lại khổ đau chia ly, lại lao tù khổ ải, cứ vậy cái vòng
luẩn quẩn nghiệt ngà đã làm cái dân tộc này rã rời mệt mỏi.
Đành rằng trong đấu tranh sẽ không tránh khỏi sự hy sinh mất mát,
không tránh khỏi bị tra tấn tù đầy. Nhưng ý nghĩa của mỗi công việc đấu
tranh cần phải tận dụng tối đa để có tác dụng nhất định, có hiệu quả.
Càng có nhiều tác dụng càng tốt, trong quá trình đấu tranh phải lựa
thời, phải biết mình biết người, và điều quan trọng nhất việc hoạt động
trong lòng địch, thì yếu tố bí mật là hết sức cần thiết. Đi đâu, làm
gì, bàn bạc việc gì, nhất là việc cơ mật lại phanh phui hết ra cho đối
thủ thì sẽ cầm chắc phần thua. Khác gì kẻ chơi cờ nói hết nước sắp đi
cho đối thủ lại đòi thắng cờ, thì quả là lạ.
Rồi việc có sa cơ bị bắt bớ giam cầm cũng vậy. Lý ra thì phải
chuyển hoạ thành phúc, coi đó là cái cớ để đấu tranh, để đòi hỏi công
lý. Có như thế mới đúng cái mục tiêu của sự đấu tranh, có như thế mới
hiệu quả, mới phát huy được tác dụng. Hải ngoại thì tạo phong trào dan
chủ rộng khắp trong quần chúng, trong nước thì người dân háo hức mong
chờ. Những người dân chủ bị cầm tù thì được động viện, như tiếp thêm
được sức mạnh, có thêm dũng khí đấu tranh và họ đấu tranh vận động
tuyên truyền dân chủ ngay cả trong nhà tù, như trường hợp của Lê Thị
Công Nhân vừa qua. Có biểu tình như vậy thì quốc tế có cái cớ để ủng hộ
giúp đỡ, và tất nhiên CS sẽ phải run sợ trước việc làm đúng. Hãy xem
cuộc biểu tình nho nhỏ của giáo dân Thái Hà, trong vụ xử ngày 8/12/08
vừa qua là một điển hình.
Nhưng tiêc thay, cái việc cần phải làm thì chẳng thấy làm. Cái
việc “nuôi dưỡng mầm ác” không cần làm thì lại cứ bô bô vạch ra, khác
gì dạy bảo đối thủ nước cờ sai. Ôi các nhà “đấu tranh giải thể cộng sản
độc tài” đáng kính! Các tổ chức “đấu tranh” có nhìn thấy và biết được
điều này không? Buồn một nỗi là chuyện phát minh ra cái gọi là “đấu
tranh” này lại được mọi người đón nhận một cách nồng nhiệt lắm lắm.
Trang web nào, diễn đàn nào cũng thấy họ thực hiện kiểu đấu tranh tự
ngẫu này mới lạ!
Không tổ chức, không kế hoạch, không có chủ trương đường lối cũng chẳng
cần bí mật làm gì, vì cứ nghĩ viêc ta làm là chính nghĩa, có khác gì
ông tướng nhân nghĩa khi ra trận không cần gươm giáo, chỉ cần giương
cao ngọn cờ nhân nghĩa là kẻ địch trong thấy sẽ mềm lòng mà qui hàng!
Tiếc thay tâm địa loài sói là bản chất cuả kẻ địch làm gì có lòng
thương hại trong nó! Chỉ đến khi nó đánh cho tan tác không còn mảnh
giáp vẫn còn chưa tỉnh ngộ. “Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo
giấy”. Há người đời không biết câu tục ngữ này sao?
Tôi biết rằng lời tâm sự này sẽ chỉ bay trên sa mạc, khó được chấp
nhận, bởi dám nói lên những điều nghịch nhĩ. Nỗi buồn day dứt! Phải
chăng tôi là kẻ lạc lõng? Phải chăng tôi là kẻ cô đơn đi trên hoang
mạc? Biết đến bao giờ dân tộc tôi thoát khỏi caí cảnh đèn cù này đây? Như Hà Hà Nội, sau ngày gọi là Nhân Quyền Quốc Tế
|