Việt
Nam dự định tung 6 tỷ Mỹ kim để kích hoạt nền kinh tế. Câu hỏi đặt ra
là, số tiền này được huy động từ đâu, như thế nào, và sẽ được sử dụng
ra sao?
Một số người cho rằng, vấn đề
không nằm ở thời điểm trước khi có 6 tỷ Mỹ kim, mà vấn đề là: nhiều chuyện sẽ nảy
sinh sau khi chương trình kích cầu bắt đầu có hiệu lực.
Kế hoạch cứu nguy với 6 tỷ USD
Đầu tháng 12, chính phủ Việt
Nam công bố dành 1 tỷ Mỹ kim cho mục tiêu kích thích kinh tế. Và chỉ 10 ngày
sau đó, tổng ngân sách dự trù cho chương trình này được nâng lên gấp 6 lần.
Đầu tháng 12, chính phủ Việt
Nam công bố dành 1 tỷ Mỹ kim cho mục tiêu kích thích kinh tế. Và chỉ 10 ngày
sau đó, tổng ngân sách dự trù cho chương trình này được nâng lên gấp 6 lần.
Phó Thủ Tướng Chính Phủ Việt
Nam, ông Nguyễn Sinh Hùng, vào ngày 14 tháng 12 nói rằng tổng gói kích cầu lên
đến con số 6 tỷ Mỹ kim, tương đương 100 ngàn tỷ đồng Việt Nam.
Quyết định kích thích kinh tế
được đưa ra trong bối cảnh Việt Nam đang vướng vào những khó khăn vừa khách
quan vừa chủ quan, vừa mang tính nội tại, lại vừa chịu ảnh hưởng từ bên ngoài.
Xuất khẩu của Việt Nam bị ảnh
hưởng do suy thoái kinh tế toàn cầu. Ngân sách giảm khi dầu thô thế giới mất
giá trầm trọng, từ gần 150 Mỹ kim một thùng hồi tháng Bảy xuống còn chưa đến 50
Mỹ kim một thùng vào tuần lễ vừa qua. Nguồn tài trợ từ nước ngoài, cụ thể là
ODA từ Nhật Bản, bị ngưng trệ do tham nhũng của quan chức Việt Nam. Kiều hối,
trong đó có một tỷ lệ đáng kể do công nhân Việt Nam đi làm nước ngoài gởi về, cũng
sẽ bị tác động do một số nước quyết định ngưng cấp visa.
Nay, với chương trình kích cầu
6 tỷ Mỹ kim, câu hỏi đặt ra, là nguồn ngân sách lấy từ đâu, sẽ dùng vào việc
gì, và liệu Việt Nam có còn chọn lựa nào khác cho các chương trình kinh tế hiện
nay.
Công nhân viên chức, tài sản vô giá
“Kích cầu không khéo sẽ tạo
ra kích tham nhũng.” Tiến sĩ Vũ Quang Việt, nguyên chuyên viên kinh tế cao cấp
của Liên Hiệp Quốc nhận định như vậy, đồng thời nói thêm, là cần chú ý đến mức
lương của công nhân viên chức, thay vì đầu tư quá nhiều vào các tập đoàn thiếu
hiệu quả.
Công nhân lo âu cho ngày mai. AFP photo
“Tôi nghĩ đã đến lúc giá trị
con người, là tài sản “vốn” vô giá, cần được nhìn nhận đúng. Kinh tế chỉ phát
triển khi giá trị con người, là vốn tư bản, được nhìn nhận đúng. Hiện nay, trí
thức lương không đủ sống, phải làm những việc không hợp đạo đức. Nay chính sách
cần phải thay đổi.”
“Tôi nghĩ đã đến lúc giá trị
con người, là tài sản “vốn” vô giá, cần được nhìn nhận đúng. Kinh tế chỉ phát
triển khi giá trị con người, là vốn tư bản, được nhìn nhận đúng. Hiện nay, trí
thức lương không đủ sống, phải làm những việc không hợp đạo đức.
Tiến sĩ Vũ Quang Việt
Một chuyên viên kinh tế nước
ngoài, hiện đang làm việc tại Việt Nam, yêu cầu không nêu tên, có nhận định
khác, rằng cho dầu “Tập đoàn không làm được gì, kém hiệu quả, vô dụng về năng
suất, nhưng lại đóng vai trò áp đảo, được cho vay nhiều tiền.” Với điều kiện hiện
nay, “trong ngắn hạn, và chỉ ngắn hạn mà thôi, tập đoàn cũng có thể giúp chính
sách kích cầu để đối phó khủng hoảng kinh tế.”
Trong chính sách kích cầu được
đề cập, theo báo Lao Động, chính sách tiền tệ sẽ được nới lỏng, và tín dụng cho
doanh nghiệp sẽ “không phân biệt doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nhà nước.”
Tham nhũng thường xuất hiện ở kế hoạch có số vốn đầu
tư rất lớn
Đối chiếu vai trò tập đoàn
nhà nước với khu vực tư nhân, từ Hà Nội, tiến sĩ Lê Đăng Doanh thì nói ông “ủng
hộ việc thu hút doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo sân chơi bình đẳng, có biện pháp
trợ giúp thích đáng.”
Tiến sĩ Doanh cũng tin, là
“chỉ cần một ít vốn, các doanh nghiệp nhỏ, chẳng hạn các làng nghề ở nông thôn,
có thể thoát được hiểm nghèo.” Tuy nhiên:
“Các doanh nghiệp nhỏ và vừa
phải đối mặt với các “đại gia” có mối quan hệ có thể đặt những đơn đặt hàng lớn.
Đổi lại, các ngân hàng, cơ quan trợ giúp có thể “dễ dàng” và “thoải mái” hơn. Họ
chỉ cần làm một lần là sẽ giải quyết được một số vốn rất lớn.
Đó là không loại
trừ các lợi ích khác mà họ có thể có được. Trong khi đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa
lép vế hơn. Họ không thể vay được vốn lớn, họ không có khả năng lại quả, là điều
mà các “đại gia” có thể cung cấp được.”
Việt Nam từ lâu rồi đã có những đầu tư rất lớn, nhưng thiếu hiệu quả, và
phần lớn các công trình đầu tư đều liên quan đến tham nhũng.
Tiến sĩ Vũ Quang Việt
Tiến sĩ Vũ Quang Việt phân
tích, Việt Nam từ lâu rồi đã có những đầu tư rất lớn, nhưng thiếu hiệu quả, và
phần lớn các công trình đầu tư đều liên quan đến tham nhũng. Các công ty quốc
doanh này, theo tiến sĩ Việt, “không tạo ra công ăn việc làm.”
“Trong 5 năm vừa qua, số công
nhân viên làm cho quốc doanh giảm. Điều này có nghĩa là đầu tư thì lớn mà hiệu
quả thì thấp.” Tiến sĩ Vũ Quang Việt nhận định “Có thể chương trình kích cầu
không tạo ra công ăn việc làm nhưng lại tạo ra tình trạng giá cả leo cao, gây
khó khăn cho đời sống.”
“Tình trạng tái lạm phát hiện
nay ít có khả năng xảy ra, do ảnh hưởng của giá cả một số vật tư cần thiết như
xăng dầu, sắt, thép, đang xuống. Tuy nhiên, nếu tín dụng bị đẩy ra nhiều thì rất
có khả năng vật giá sẽ tăng lên lại.” (sb_03)
Chuyên viên kinh tế hiện đang
làm việc trong nước nói rằng, ông không tin là tăng trưởng GDP của Việt Nam năm
2009 sẽ đạt được 5%, mà có thể chỉ khoảng 4%. Quan sát tình hình tín dụng, ông
nói hiện đang có tình trạng “ngân hàng cho vay không ai vay; tình hình xoay 180
độ so với tháng Ba vừa qua.”
Liên quan đến nguồn ngân sách
cho chương trình kích cầu 6 tỷ Mỹ kim, tiến sĩ Vũ Quang Việt nói rằng Việt Nam
cần tiết giảm đầu tư cũng như xây dựng trong khu vực nhà nước, để “dùng chính
nguồn GDP mà tập trung tăng lương cho người lao động.”
Mọi nguy cơ đều gắn liền với những điều kiện cần và đủ.
Lạm phát tại Việt Nam đang xuống, vì nhiều lý do. Nhưng lạm phát sẽ tái phát nếu
Việt Nam in tiền phục vụ cho chương trình kích cầu kinh tế lần này.