Thứ Ba, 2024-11-05, 8:32 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Hai » 17 » Sau Hoàng Sa, Trường Sa Và Biển Ðông, Chừng Nào Việt Cộng Bán Tiếp Cam Ranh Cho Tàu Ðỏ ?
4:28 PM
Sau Hoàng Sa, Trường Sa Và Biển Ðông, Chừng Nào Việt Cộng Bán Tiếp Cam Ranh Cho Tàu Ðỏ ?

Tác giả: Mường Giang

Năm 1895 nhà Thanh bị Nhựt đánh bại, phải ký hòa ước Mã Quan (Simonoseki) nhường cho nước này các quần đảo Ðài Loan, Bành Hồ. Năm 1901 Nhựt lại chiếm Hải Cảng Lử Thuận (Port Arthur) nhưng bị Nga rũ các nước Mỹ, Anh, Pháp, Ðức.. bắt trả bán đảo Liêu Ðông cho Tàu. Sự thù hận giữa Nga-Nhựt bắt đầu từ đó và bùng nổ , khi Hạm đội của Nga Hoàng Nicolas II,bất thần chiếm Cao Ly, Mãn Châu và Hải cảng Lữ Thuận. Giữa lúc hai nước còn đang điều đình, Nhật bắn chìm 3 chiến hạm Nga trong Hạm đội.

Theo sử liệu còn lưu trữ cho biết lúc đó có chiến hạm Diana, lợi dụng đêm tối nên đã thoát được trận địa tại Hoàng Hải và chạy vào Giang cảng Sài Gòn ngày 25-8-1904, xin thực dân Pháp cho trú ẩn chờ lệnh của Mạc Tư Khoa. Ðể cứu viện cho Hạm Ðội Nga tại Lữ Thuận sắp bị Hải quân Nhật tiêu diệt, Nga Hoàng đã ra lệnh cho Hạm Ðội Hắc Hải, do Ðô Ðốc Rodjestvensky chỉ huy, đi vòng Ấn Ðộ Dướng, tới tiếp viện. Vì muốn giữ trung lập, Paris đã chỉ thị cho Toàn quyền Ðồng Dượng ra lệnh cho Ðô Ðốc Pháp là De Jonquières, từ Sài Gòn ra tận Vũng Tàu, cấm Hạm Ðội Nga không được ghé vào lãnh thổ VN. Nhưng lúc đó, Hạm Ðội Nga với 52 tàu chiến đủ loại, không ghé cảng Ô Cấp, mà lại vào thẳng Vinh Cam Ranh ngày 13-4-1905 và bỏ neo tại đó.

Sự kiện trên làm cho thực dân Pháp tại Ðông Dương bối rối, vì bị Ðại Sứ Nhật tại Paris phản kháng quyết liệt, nên ngày 8-5-1905 Thống đốc Nam Kỳ từ Sài Gòn tới Cam Ranh, gửi tối hậu thư bắt Ðô Ðốc Rodjestvensky, phải rút Hạm Ðội ra khỏi VN. Nhưng dù bị áp lực nhiều lần, mãi tới ngày 14-5-1905, khi Tiểu Hạm Ðội Nebogatoff với các chiến hạm Apraxine, Ouchakoff, Vladimir Monomach.. gia nhập đoàn, chừng đó Ðệ Nhị Hạm Ðội Nga tại Hắc Hải, mới chiu rời Vịnh Cam Ranh, sau khi trốn ở đây hơn một tháng.

Thời điểm đó, Hạm Ðội Nga đã lừng danh khắp thế giới nhưng vào ngày 27-5-1905 lại bị Hạm Ðội Nhật của Ðô Ðốc Heihatiro Togo, tiêu diệt gần hết tại Eo biển Tsoushima (Ðối Mã) trong Nhật Hải. Các Ðô Ðốc Rodjestvensky, Nebogatoff.. kéo cờ trắng đầu hàng và bị bắt làm tù binh. Chỉ có vài chiến hạm còn lại bị hư hai nặng nhưng chạy trốn được tới Vịnh Subic, Phi Luật Tân. Nga thua trận phải ký Hòa ước Portsmouth kết thúc chiến tranh, nhường cho Nhật bảo hộ Cao Ly, Liêu Ðông, hải cảng Lữ Thuận, phía nam đảo Sakhaline và đường xe lửa Mãn Châu.

QuáchTấn khi viết ‘ Xứ Trầm Hương ‘, cũng có nhắc tới việc Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, năm đó từ Quảng Nam vào Khánh Hòa, nghe đồn Hạm đội Nga vào Cam Ranh, có tới xem nhưng không toại nguyện, do đó đã thẳng đường vào thăm bạn là Trượng Gia Mô tại Phan Rí, mở màn cho bi kịch ‘ Trường Dục Thanh ‘ , để Nguyễn Tất Thành tới dạy học năm 1910, khiến cho đồng bào vùng Cồn Cỏ, và con cháu Nguyễn Thông ở Phan Thiết, phải tán gia bại sản sau ngày 30-4-1975, vì VC chiếm nhà đất của mọi người, để làm khu di tích và bảo tàng viện họ Hồ.

Hai mươi năm trong chiến cuộc Ðông Dương 2 (1955-1975), Việt Cộng nhờ có viện trợ khổng lồ của Trung Cộng, Liên Bang Sô Viết và Ðông Âu.. mới cưởng chiếm được cả nước. Nhưng sau khi chiến tranh chấm dứt, tình hình cọng sản quốc tế cũng biến chuyển và phân thành lưỡng cực, chấm dứt cơ hội để Lê Duẩn kế thừa sự nghiệp đi giây giữa hai đàn anh vĩ đại hưởng lợi như lúc trước.

Với Liên Xô muốn có viện trợ , VC phải theo hẳn Ðiện Cẩm Linh từ kinh tế tới quân sự, cho Hải quân Nga vào Hải Phòng, Ðà Nẳng, Cam Ranh, Vũng Tàu để lập căn cứ, chống lại Trung Cộng lúc đó đang ngả dần thân thiện với Hoa Kỳ. Còn Trung Cộng, qua Phó Thủ Tướng Ðặng Tiểu Bình vừa được phục chức, muốn có viện trợ VC phải theo Trung Cộng, để chống lại chủ nghĩa bá quyền Liên Xô.

Cuối cùng ngày 27-12-1975 tại Bắc Kinh, Lê Duẩn đã dứt khoắc từ chối không theo Tàu nên không ký bản thông cáo chung chống Nga, vì vậy đã bị chủ cúp hết viện trợ, kể cả gạo. Ðồng thời còn bị bắt buộc phải trả nợ theo đúng hạn kỳ. Cũng kể từ đó, Lê Duẩn và đảng VC chạy theo Liên Xô, công khai đối đầu chống lại Trung Cộng, gây nên cuộc ác chiến trong họ hàng nhà Cộng, giữa ba đảng anh em Tàu-Hà Nội và Khmer Ðỏ , vào năm 1978-1979, làm cho quê hương VN đã điêu tàn thảm tuyệt từ năm 1930, tới nay lại tiếp tục tang tóc đổ máu để lót đường làm giàu cho các chóp bu, đang ngự trong cung vàng điện ngọc tại Bắc Bộ Phủ.

Quyền lực phải kiếm trên đầu súng, trở thành căn bệnh trầm kha của những lãnh tụ già nua vô học của đảng VC , nên vừa đạt tới đỉnh cao, sau chiến thắng bất chợt tại Miền Nam vào ngày 30-4-1975, thì đã tàn cơn mộng hẻo vào những ngày đầu năm 1977, vì nạn đói từ bắc vào nam, do thiên tai và việc không hợp tác của đa số nông dân vựa lúa miền Sông Tiền, Sông Hậu. Ðồng bào Miền Nam đã chống lại chính sách kinh tế tập trung, sưu cao thuế nặng, cùng với sự quản lý ngu dốt của bọn cán bộ miền Bắc, đám hồi kết Miền Nam, rất tham lam và độc tài.

Tất cả chiến lợi phẩm , trong số này có 16 tấn vàng của Ngân Hàng Quốc Gia VN để lại, cùng tài sản của đồng bào bị cướp bóc, được tẩu tán chia nhau thụ hưởng, đâu ai chịu bỏ ra để mua gạo cứu đói. Bởi vậy VC lại đi ăn mày khắp nơi, kể cả LHQ cùng các nước anh em Thụy Ðiển, Liên Xô, Ðông Âu, Pháp, Ấn Ðộ.. nhưng ở đâu cũng hoàn toàn thất bại, vì ai cũng đã thấy rõ được bộ mặt thật của cọng sản, sau khi lộ nguyên hình, khắp cả nước trong thiên đàng xã nghĩa..

Còn Trung Cộng khi tiêu diệt dược Giang Thanh và Tứ Nhân Bang, đã chấn chỉnh nội bộ, công khai liên hệ với Hoa Kỳ, triệt để chống Liên Xô cùng Việt Cộng, nên từ chối viện trợ, cũng như cắt đứt quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Ðồng thời Polpot và Khmer Ðỏ cũng theo hẳn Trung Cộng, mở nhiều cuộc tấn công tàn sát đồng bào VN vô tội, dọc theo các làng mạc biên giới Miên Việt. Tại Paris, cuộc hội đàm giữa VN và Hoa Kỳ, về vấn đề nối lại bang giao, bi tan vở vì lòng tham vô đáy của VC, chỉ đòi tiền bồi thường chiến tranh và viện trợ tái thiết.

Rốt cục Tổng Thống Jimmy Carter cũng phải quay mặt và yêu cầu Quốc Hội cấm viện trợ và cấm vận VN. Tất cả mọi lý do trên, đã đẩy VC vào cuối đường hầm, nên Lê Duẩn lại hết lơiợ ca tụng Mạc Tư Khoa, phát động chiến dịch ‘ Việt-Xô hữu nghị ‘ . Nhưng muốn làm đầy tớ Nga, trước hết VC phải gia nhập Khối Hợp tác kinh tế Ðông Âu (IBEC) và phải gửi chiến lợi phẩm thu được của VNCH sang Ethiopie và Salvador qua hình thức trả nợ cho Nga. Từ tháng 7-1977, nhiều nhân vật cao cấp của Ðiện Cẩm Linh , tới nhắm nhía các quân cảng và phi trường củ của VNCH tại Ðà Nẳng, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, Nha Trang nhưng quan trọng nhất là Vịnh Cam Ranh, để bắt đầu cuộc hợp tác quân sự mới ‘ Liên Minh chống Hoa Kỳ, Trung Cộng và Khmer Ðỏ ‘..hay nói đúng hơn là tiếp tục cắt xẽ da thịt của Mẹ VN cho ngoại bang, để có phương tiện chiến tranh nô lệ cả nước.

Ngày 1-11-1978, Lê Duẩn và Tổng Bí Thư Liên Xô Brezhnev, ký kết Hiệp ước Liên Minh Quân Sự, trong đó có Ðiều 6 , cho phép Không-Hải Quân Liên Xô, được xử dụng bất cứ quân cảng và hải cảng của VN. Rồi lúc quân Tàu còn đang tàn sát cướp phá các tỉnh tại Thượng du Bắc Việt, thì Thủ tướng VC Phạm Văn Ðồng lại bí mật bay tới Mạc Tư Khoa, để ký kết ‘ Cho Mướn Dài Hạn ‘ Căn Cứ Quân Sự va Hải Cảng Cam Ranh. Giao kèo bắt đầu ngày 27-3-1979, một tiểu Hạm Ðội Nga gồm một Khu trục hạm + một Tuần dương hạm + một Tàu dò mìn, đã chính thức đóng căn cứ tại Vịnh Cam Ranh.. cho tới khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, mới chịu rút về nước, vì không còn muốn thuê mướn.

Tóm lại trong lịch sử thế giới, vấn đề tranh chấp biên giới, lãnh hải giữa các quốc gia lân cận, hầu như thời nào và ở đâu cũng có. Nhưng tại VN từ khi đảng cọng sản đệ tam quốc tế, do Hồ Chí Minh mang về từ Liên Xô. Vì quyền lợi riêng tư của đảng và cá nhân, cọng sãn VN liên tiếp hứa, ký, thế chấp, sang nhượng cho ngoại bang lớn nhỏ, rất nhiều đất đai lãnh thổ của tiền nhân để lại. Hoàng Sa, Trường Sa tới Biển Ðông thực chất coi như đã lọt vào tay kẻ thù không đội trời chung Tàu Ðỏ. Kế đó là Hải Phòng và nay đảng lại lăm le dâng hiến Vịnh Cam Ranh cho Trung Cộng, qua bức màn khói ‘ hợp tác ‘ để dò tìm các giếng dầu trong hải phận VN, tai hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa.

Trong hai mươi năm VNCH (1955-1975), các vị nguyên thủ quốc gia từ cựu hòang Bảo Ðại, TT Ngô Ðình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu cho tới Trần Văn Hương bị thóa mạ đủ điều nhưng không có ai dám chụp mũ là họ đã bán nước cho ngoại bang, dù chỉ một tất đất., kể cả 16 tấn vàng của Ngân Hàng Quốc Gia và tiền ký bảo chứng 100 triệu đô la tại Mỹ, sau đó đều lọt vào túi VC. Hởi ơi nhìn lại từ đầu tới cuối, VC còn tệ hơn trăm ngàn lần, nếu đem so sánh với những Trần Thiểm Bình, Mạc Ðăng Dung, Lê Chiêu Thống.vậy mà lúc nào cũng đỉnh cao, đào bới người khác là Việt Gian, Nguỵ, tham nhũng bán nước và đàn áp tôn giáo, văn nghệ sĩ .. Bây giờ ai mới thật sự là thủ phạm ?

1 - NHA TRANG : MIỀN THÙY DƯƠNG CÁT TRẮNG

Cam Ranh là một trong bốn vịnh của tỉnh Khánh Hòa, nằm về phía nam bờ biển Trung Phần. Tỉnh này hiện có diện tích 5.197 km2 với dân số năm 2000 là 1.031.262 người, tỉnh lỵ là thành phố Nha Trang và các quận Vạn Ninh, Ninh Hòa, Diên Khánh, Cam Ranh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, giáp ranh với các tỉnh Phú Yên (bắc), Darlac (tây), Ninh Thuận (nam) và biển Ðông Hải.

Khánh Hòa có rất nhiều di tích lịch sử và thắng cảnh đẹp như Hải Học Viện xây năm 1922 tại Cầu Ðá Nha Trang. Ðây là cơ sở chuyên môn duy nhất về ngành khảo sát hải dương học tại VN từ trước tới nay, nên còn lưu giữ phần lớn những bộ sưu tập về các sinh thực biển, hầu như đủ loại muôn hình muốn sắc. Phía bên kia cầu Xóm Bống, thuộc xã Vĩnh Phước rất lâu đời, có nhiều tháp Chàm, được xây dựng từ thế kỷ 7-13 sau tây lịch (STL). Hiện chỉ còn lại 4 tháp, trong số này lớn nhất là Tháp Bà (Po Nugar) thờ Nữ thần Po Nugar, rất được người Việt sùng bái và ngưỡng-trọng.

Trong tỉnh còn có Hồ tắm Trí Nguyên, chu vi 160 x 130m do Trí Nguyên xây năm 1971, gồm ba khu vực nuôi đủ cac loại cá cảnh, cá ăn thịt và các loại cá dữ. Trên hồ có nhà nghĩ mát, phong cảnh rất đẹp. Tại Dục Mỹ thuộc quận Ninh Hòa, có suối nước nóng ở độ 75, hiện được khai thác du lịch và chửa bệnh bằng bùn có chứa nhiều khoáng chất.

Dọc theo quốc lộ 1 về hương nam, cách Nha Trang chừng vài cây số, có ngôi mộ của bác sỷ Alexandre Yersin (1863-1943) nằm trên một ngọn đồi thấp. Ông chẳng những là một trong những người đầu tiên đã tìm ra cao nguyên Lâm Viên (Ðà Lạt), mà còn là ân nhân của dân tộc VN vì đã tìm ra những thuốc chủng các loại bệnh dịch, khi làm việc tại Viện Pasteur Nha Trang do chính ông thành lập. Ngoài ra ông cũng là người đầu tiên, thành công đem giống cao su về trồng tại Khánh Hòa. Do những gắn bó trên, nên khi mất lúc 80 tuổi, ông muốn được chôn tại VN, dù là người Pháp gốc Thụy Sĩ.

Trước năm 1975, Khánh Hòa là một trong vai tỉnh có an ninh nhất VNCH, vì có nhiều quân trường và cơ sở quân sự quan trọng tại đây, như Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Ðặc Biệt, đóng tại trại Chương Dương đường Lê Văn Duyệt, Nha Trang. Bộ Chỉ Huy 5 Tiếp vận cùng các cơ cấu liên hệ, Tòa Án Quân Sự và Mặt Trận Vùng 2 Chiến Thuật, Quân Y Viện Nguyễn Huệ, Trung Tâm Huấn Luyện Sĩ Quan Không quân và Hải quân, Trung Tâm Huấn Luyện Lực Lượng Ðặc Biệt ở Ðông Ba Thìn (Cam Lâm), Trường Hạ Sĩ Quan Ðồng Ðế và Huấn Khu Dục Mỹ gồm có Trường Pháo Binh, Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Ðộng Quân và nhất là Trung Tâm Huấn Luyện Lam Sơn, chuyên thụ huấn binh sĩ quân dịch vùng 2 chiến thuật, cũng như các đơn vị của Sư đoàn 22 và 23 BB, kể cả DPQ + NQ .

Riêng Nha Trang xưa nay vẫn nổi tiếng khắp nước là một thành phố du lịch, miền thùy dương cát trắng với non nước hữu tình, qua cảnh ‘ tứ thủy triều qui, tứ thú tụ ‘.Ðó là bốn mặt đều có nước bao bọc, còn bốn con linh thú, tượng trưng cho hùng khí của xứ trầm hương, dùng để gọi tên núi non trong tỉnh như Thanh Long kỷ thủy (Rồng xanh giỡn nước) tức núi Cảnh Long, còn Bạch Tượng Quyện Hổ ( voi trắng cuốn cọp) thì chỉ núi Sinh Trung ở Hà Ra, Hòn Trại Thủy là núi Dơi và Núi Một là Hòn Rùa hay Hoa Sơn. Nha Trang .

Ngày nay dù đã qua bao cuộc thăng trầm dâu bể, nhưng ngôi thánh đưòng cổ kính của địa phận Nha Trang được xây dựng từ năm 1930, vẫn còn đứng sừng sững trên ngọn đồi thấp trong thành phố, với lầu chuông cao ngất, từ đó chúng ta có thể chiêm ngưởng toàn bộ non nước hữu tình của biển xanh, mây trắng, phố thị nguy nga đài các, làm cho tâm hồn lãng tử cũng phiêu bồng theo điệu khúc ngàn năm của sóng nước.

Ðến đây cũng không thể không ghé chơi Chợ Ðầm, ngôi chợ lớn nhất của Nha Thành, bị cháy và được xây lại năm 1972, nằm cuối hai con đường đẹp nhất Ðộc Lập và Phan Bội Châu. Tóm lại ở đây bất cứ nơi nào cũng đều là cảnh, như Chùa ông Bưởi, Hang ông Già, Suối Ồ Ồ, Suối Tiên, Hồ Tiên, Suối Ðỏ, Suối Ngổ, Thành Cổ Diên Khánh, Hòn Chồng.. tất cả dù thời gian có nhuộm màu mưa nắng nhưng vẫn làm xao xuyến hòạn người, khi chạnh nghĩ tới công trình xây đắp của tiền nhân bao đời, bằng huyết lệ thịt xường và tâm tình diễm tuyệt.

Tỉnh Khánh Hòa muôn đời là vậy đó, ngoài vẽ đẹp của thiên nhiên ở đây còn có Hải cảng Cam Ranh, được thế giới đánh giá là tốt nhất vùng Ðông Nam Á. Từ cửa sông Nha Trang, đi dọc theo bờ biển về hướng nam, đến bãi cát Trường Tây, Trường Ðông dài hơn hai cây số , phía ngoài biển có Hòn Cảnh Long. Qua cửa Bé trong Vịnh Cù Huân, sẽ thấy Dãy Hoàng Ngưu Sơn trước mặt, che khuất Bán Ðảo Cam Ranh nằm ở cuối chân núi, chạy thẳng ra tới biển theo hướng đông nam, như một bình phong vững chắc, che chắn gió bảo đại dương cho Vịnh Cam Ranh và Vũng Thủy Triều.

Vùng này có Hòn Tí, Bãi Dài, Hòn Xe, là nơi cá tập trung nhiều nhất, được ngư dân Khánh Hoà ngành Lưới Ðăng, gọi ‘ Huyết Mạch ‘.Từ năm 1969 về sau, khi toàn bộ các cơ cấu của Bộ Chỉ Huy 5 Tiếp Vận, từ Nha Trang di chuyển về Ðặc Khu Cam Ranh, thì lệnh cấm đánh cá 3 km, từ biển vào bờ tại vùng Huyêt Mạch, vì tất cả tàu thuyền chở hàng tiếp vận, gần như cắp bến ở đây, mà không phải tới Ðại Ðội 50 Tiếp Liên, nằm trong Cửa Lớn-Nha Trang, như khi quân đôi Hoa Kỳ chưa triệt thoái

2 - HẢI CẢNG CAM RANH :

Cam Ranh trước đây là một làng đánh cá nhỏ nằm trên vịnh cùng tên, ở phía nam tỉnh Khánh Hòa.Theo quốc số 1 đi Sài Gòn, qua khỏi Nha Trang chừng 40 km tới ngả ba Ba Ngòi, rẽ về hướng đông, qua cầu Long Hồ bắc ngang Ðầm Thủy Triều, là tới thị xã Cam Ranh, mới được thành lập vào thập niên 60 của thế kỷ XX. khi quân đội Mỹ và đồng minh vào tham chiến

Bán đảo Cam Ranh còn có tên là Bình Ba. Vùng này nổi tiếng về những rặng dừa xanh rất sai trái và nước ngọt lịm. Do đó đã có nhiều bài phong dao, xuất phát từ dân gian với lời lẽ rất trữ tình, nói lên sự gắn bó của trai gái ở đây :

‘ Rừng dừa xanh mát Cam Ranh,

Trái sai nước ngọt, nên Anh quên về ‘.

Biển ở đây hầu như quanh năm suốt tháng xanh mát phẳng lờ, tạo nên vùng vịnh hiền hòa không một nơi nào sánh được. Ðây là một bán đảo từ đất liền lấn rất sâu ra đại dương, đã vậy còn có Hòn Bình Ba nằm án ngữ , chịu hết sóng gió từ bên ngoài, làm cho Vịnh luôn luôn sóng lặng, chẳng khác gì những dòng sông trong đất liền.

Hòn Bình Ba còn là nơi bao đời nổi tiếng về Tôm Hùm, mà dân gian trong tỉnh Khánh Hòa đã truyền tụng ‘ Yến Sào Hòn Nội ố Vịt Lội Ninh Hòa ố Tôm Hùm Bình Ba ‘.Tôm ở đây chẳng những to, thịt chắc ăn ngon mà võ rất cứng có nhiều vân đẹp, nên được dùng trong thủ công nghệ để trang trí, được cả nước yêu thích. Ngoài ra khí hậu ở đây cũng mát dịu nhờ gió biển điều hòa, đẹp nhất là lúc mặt trời hiện lên rất sớm trong bình minh và cũng đi ngũ muộn hơn các nơi khác , trong cảnh hoàng hôn, giữa mây trôi, gió chiều, buồn thơ trên vịnh.

Vào những ngày sắp Tết, có hoa Mai mọc đầy trên răng Hoàng Ngưu Sơn, làm vàng rực các lối đi. Tại đầm Thủy Triều có nhiều Sò Huyết ngon ngọt, đâu có thua gì sò tại đầm Ô Long, thuộc quận Tuy An-Tuy Hòa. Rồi sau Tết , bắt đầu từ tháng 4 âm lịch mùa Phật Ðản, cũng là mùa Xoài Cam Ranh, được các nhà vườn đem bầy bán dọc theo Quốc Lộ 1, tới Chợ Ðàm Nha Trang và lên xe lửa, xe đò ra tận Hà Nội cùng các tỉnh ở miền Bắc. Ngoài ra Cam Ranh còn nổi tiếng nhờ rừng đừa Hiệp Mỹ, giống được Pháp đem từ Bắc Phi tới trồng theo kỹ thuật đồn điền, ngay hàng thẳng lối, rất đẹp mắt. Ở đây còn có những đồng cát trắng mịn, không phải chỉ dùng để ngóng như ở Mủi Né-Phan Rí, mà còn được dùng trong kỹ nghệ đồ gốm, để làm bát dĩa,ly tách, bình.rất được người Nhật ưa chuộng.

3 - CAM RANH , VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC SỐ 1 CỦA VN :

Ngay từ thế kỷ XVIII khi chiếm được Nam Hà của Chúa Nguyễn, Nguyễn Huệ đã nhìn thấy giá trị chiến lược quân sự của vịnh Cam Ranh, nên thiết lập tại đây một căn cứ Thủy Quân rất lớn và giao cho danh tướng Trần Quang Diệu trấn giữ . Cảm khái trước cảnh hùng vỹ của đất nước, ông viết :

‘ Diên Khánh tân thanh trang,
Cam Ranh hải thế thâm
Xuất sư yên liên tiệp
Báo quốc thế công tâm ‘

Theo hòa ước Giáp Thân (1884), lãnh thổ Trung Kỳ từ Thanh Hóa vào tới Bình Thuận, là đất của Hoàng Triều Cương Thổ thuộc Triều Ðình Huế nhưng thực dân Pháp đã ngang nhiên chiếm Cam Ranh để làm quân cảng.

Ðể cứu nguy hạm đội I sắp bị Nhật tiêu diệt nên Nga Hoàng đã phái Ðệ Nhị Hạm Ðội Hắc Hải, đi vòng Ấn Ðộ Dương tới Viễn Ðông cứu viện. Hạm đội này do Ðô đốc Rodjestvensky chỉ huy, rất đồ sộ với 52 tàu chiến đủ loại, gồm 2 tiểu hạm đội thiết giáp hạm, một tiểu hạm đội tuần dương, một tiểu hạm đội phóng thủy lôi và nhiền chiến hạm tiếp vận, chở lương thực, vũ khí và than đá. Ðó là chưa kể nhiều tuần dương hạm ngoài biển, một đoàn tàu ghé Nam Dương lấy than và chiếc tàu bệnh viện Orel đang ghé Sài Gòn.

Theo sử liệu, Ðệ Nhị Hạm Ðội của Nga Hoàng, trên đường tới Hoàng Hải để nghênh chiến với Nhật nhưng ngày 27-5-1905, khi Hạm đội chỉ mới vào Eo Ðối Mã (Tsoushima) trong Nhật Hải, thì bị Hạm Ðội Nhật của Ðô đốc Heihatiro Togo , phục kích tiêu diệt gần như toàn bộ, chỉ còn có 3 chiến hạm cũng bị hư hại nặng, chạy thoát được tới Phi Luật Tân. Trong trận này, Ðô đốc chỉ huy Rodjestvensky và Nebrogatoff.. đều bị Nhật bắt làm tù binh

Rõ ràng là lịch sử đã tái diễn, lần thứ 1 vào ngày 12-4-1905 Ðệ nhị Hạm Ðội Nga đã xông vào Vịnh Cam Ranh hơn một tháng nhưng bị Pháp đuổi đi. Bảy mươi bốn nam sau, lúc Cam Ranh đã được Hoa Kỳ khi tham chiến tại VN, xây dựng thành đệ nhất quân cảng của Á Châu rồi để lại cho VNCH , thì chính cọng sản Hà Nội đã mời Liên Xô vào Cam Ranh ngày 27-3-1979, với một tiểu hạm đội gồm khu trục hạm, tuần dương hạm và tàu dò mìn. Cũng từ đó , Cam Ranh trở thành quân cảng lớn nhất của Hải Quân Liên Xô ở hải ngoại và là tiền đồn chính của cọng sản đệ tam quốc tế trên thủy lộ từ Ấn Ðộ Dương tới biển Thái Bình.

Ngày nay các bí mật của lịch sử thế giới lần lượt được công khai phổ biến, sau khi Liên Bang Sô Viết và Ðông Âu bị sụp đổ vào năm 1990-1991. Nhờ vậy ta mới biết rõ, chỉ sau 11 ngày khi cuộc chiến biên giới Việt-Trung bùng nổ, thì Phạm Văn Ðồng đã bí mật sang Mạc Tư Khoa để ký kết với Liên Xô ‘ Hiệp Ước Nga-Việt’, được soạn thảo từ tháng 2-1979.

Trong lần ký này có diều 6, VC cho phép quân Nga được vào các căn cứ quân sự đã ‘ CHO THUÊ’ trong số này có Cam Ranh, là một quân cảng tốt nhất VN, vì mực nước sâu nên tàu thuyền loại nào cũng có thể vào Vịnh được. Quan trọng nhất là những ngày sóng gió, bão tố, trọng vịnh nước vẫn hiền hòa, vì tất cả đã bị bán đảo Bình Ba ngăn chặn lại. Cam Ranh còn có ưu thế vì nằm giữa bờ biển rất dài của VN, có khoảng cách ngắn nhất ra tới Hải lộ quốc tế so với bất kỳ hải cảng nào, như Hải Phòng (18 giờ), Vũng Tàu (3 giờ), trong khi Cam Ranh ra hải phận quốc tế chỉ mất 1 giờ.

Năm 1979 khi Nga vào Cam Ranh, quân cảng này vẫn còn nguyên vẹn không cần phải làm gì, ngoại trừ việc Liên Xô phải thiết kế lại một hệ thống tình báo riêng, để theo dõi chuyển động của Hải quân Mỹ, Trung Cộng và Nhật tại biển Ðông. Cũng từ đó, hải lục không quân Liên Xô gia tăng không ngừng trong quân cảng, từ 10 tàu chiến mỗi ngày năm 1979, tăng lên 35 chiến hạm năm 1985, ngoài ra còn 40 chiếc phản lực các loại lên xuống phi đạo trong quân cảng hằng ngày. Theo vệ tinh tình báo Hoa Kỳ ghi nhận, từ năm 1979 về sau, thường trực tại Cam Ranh, luôn luôn có sự hiện diện của 16 Oanh tạc cơ Badger của Hải quân và một Phi đội Mig-23, cùng với nhiều phi cơ vận tải và thám thích. Tất cả tàu chiến, máy bay, ra vào, lên xuống rộn rịp không thua gì thời Mỹ ở VN nhưng tuyệt nhiên dân chúng kể cả người Cam Ranh-Khánh Hòa, không hề biết một điều gì, vì tất cả bi VC giấu rất sâu, cũng như cấm lai vảng tới vùng này.

Theo các nhà sử học, trong cuộc chiến Ðông Dương 2, Trung Cộng là kẻ thất bại nhất chứ không phải người Mỹ. Nhờ cuộc chiến, mà Nga mới đặt chân được ở VN và hất Tàu ra khỏi thế lực tại Ðông Nam Á.. Cũng chính sự hiện diện quân sự của Nga tại Ðông Dương, đã kéo dài chiến tranh tại Kampuchi giữa Miên và VC. Hà Nội đã giúp cho người Nga thực hiện giấc mộng bá chủ Thái Bình Dương, sau năm 1979,. Nhờ phát xuất từ căn cứ Cam Ranh, tàu chiến kể cả tiềm thủy đỉnh Nga, vừa được hưởng những tiện nghi của Mỹ để lại, vừa ngang dọc tung hoành khắp đại dương mà không sợ bị tố cáo, vì cư trú hợp lệ, qua hộ khẩu của VC cấp.

Ðiều này đâu có gì lạ, vì từ Hồ Chí Minh tới những lãnh đạo trước sau trong đảng VC, hầu hết đều xuất thân từ Ðông Phương học viện tại Mạc Tư Khoa. Bởi vậy dù xa cách vạn dặm, Hà Nội vẫn luôn luôn trung thành với Nga Sô. Năm 1935, tài liệu của Ðông Dương Cọng Sản Ðảng đã khẳng định ‘ Nga Sô là thành đồng bảo vệ cách mạng thế giới ‘.Từ năm 1965, Nga chống chủ nghĩa xét lại của Trung Cộng, đồng thời với việc Hoa Kỳ và Ðồng Minh đổ quân ào ạt vào giúp VNCH.

Trước biến chuyển chính trị này, để quân bình chiến lược trong chiến tranh lạnh giữa Nga-Mỹ-Trung Cộng, trong thế chẳng đặng đứng Nga đã rốc túi quân viện cho Bắc Việt, dù sau đó VC đã rêu rao khắp làng, là đàn anh chơi xấu không chịu viện trợ ‘ Hỏa tiển chống tàu ngầm’ để Hà Nội tiêu diệt các chiến hạm Yankee Station, Dixie Station trong Hạm Ðội 7 cũa Hoa Kỳ, hoạt động trong vịnh Bắc Việt. Nhưng cuối cùng nhờ đỉnh cao trí tuệ loài người, nên dù Nga Sô không viện trợ hỏa tiển phòng không, theo VC tuyên bố, Bắc Việt cũng chế được. Nhờ vậy suốt cuộc chiến, Hà Nội đã bắn hạ nhiều pháo đài bay B52 của Hoa Kỳ, bắt được nhiều tù bình, trong số này có thượng nghị sĩ đảng cọng hòa ‘ John M.Cain ‘.

Ðương nhiên thái độ hào phóng của Trung Công hay Nga Sô đối với VC, đều có cái giá riêng của nó. Ðể tranh ưu tiên với Trung Cộng, ngay từ ngày 4-5-1975, lấy lý do trợ cấp nhân đạo, Ðiện Cảm Linh phái hai chiến hạm Nina Sagaidah và Komsomdests Primoria chớ dầu, thực phẩm, cùng với nhiều tàu khác vào Ðà Nẳng, Sài Gòn.. với thâm ý muốn xử dụng lâu dài các hải cảng của Nam VN. Chuyện tàu Nga vào ra VN, càng khiến cho Trung Cộng thêm ứa gan ‘ Bọn Xét Lại VC’ ‘ đang bí mật âm mưu với đế quốc Nga, để cưởng chiếm Ðông Nam Á..

Sau đó Mao Trạch Ðông cảnh cáo Thái Lan, đồng thời hết lòng quân viện và tâng bốc các lãnh tụ Khmer Ðỏ nhất là Polpot, đổ dầu vào ngọn lữa thù hận của hai dân tộc Việt-Mên, gây nên cuộc chiến Ðông Dương 3, giữa ba đảng cọng sản Tàu-Việt và Kampuchia, vào cuối năm 1978-1979, vô cùng thảm khốc, tàn pha và giết hại không biết bao nhiêu sinh mạng thường dân vô tội của ba nước liên hệ.

Một phần vì ghét thái độ hống hách của bọn lãnh đạo già nua Hà Nội, trước chiến thắng bất ngờ như từ trên trời rớt xuống tại Miền Nam, nên sướng quá tới điên loạn, trở thành ngu muội, nên tuyên bố một cách xấc xược, chẳng những qua lời nói mà còn viết trên tờ Nhân Dân vào tháng 7-1975 ‘ VC tự mình thắng cuộc chiến, chứ không nhờ Nga và Trung Cộng ép Hoa Kỳ phải thua trận ‘.Nhưng quan trọng nhất, vẫn là cả Trung Cộng lẫn Nga, lúc nào cũng muốn lợi dụng sự trung thành của VC để hưởng lợi, chứ không phải như mọi người đã tưởng, là Hồ Chí Minh và VC đi giây giữa Nga-Tàu trục lợi, nhờ cái thế đứng chiến lược của mình ở Viễn Ðông.

Và tất cả đã hiện thực từ tháng 10-1975 khi cả Bắc Kinh lẫn Mạc Tư Khoa , chẳng những từ chối viện trợ mà còn bắt VC phải trả lại những gì đã vay, cộng thêm tiền lời tính ra nợ nần không bút mực nào ghi cho hết. Mùa hè 1976, Nga hũy bỏ công trình xây cất viện trợ nhà máy luyện thép và đập thủy điện sông Ðà ở miền Bắc.. Tháng 4-1977, Nga cắt hết viện trợ dành cho VN, trong đó có xăng dầu và các phụ tùng vũ khí, xe tăng, máy bay.. Ðã thế Trung Cộng từ sau tháng 5-1975 cũng cắt số gạo viện trợ hằng năm lên tới 250.000 tấn.

Tại miền Nam tình hình biên giới Việt-Mên càng lúc càng hổn loạn, vì Polpot được Trung Cộng chống lưng xúi giục, nên luôn gây hấn với VN ngay từ đầu tháng 5-1975, khiến cho VC mỗi lúc mỗi nguy ngập vì thù trong giạc ngoài. Bởi vậy để giữ mạng và giữ đảng, Hà Nội chỉ còn có con đường duy nhất theo lời ‘ bác ‘ dạy là bán nước cho giặc, để tái lập mối hữu nghi Việt-Nga, mà Hà Nội coi như một thành tụu vĩ đại.

Cũng từ đó, VC cho Nga-Tàu lập Tòa Lãnh Sự tại Sài Gòn Tháng 7-1977, phái đoàn quân sự cao cấp Nga tham quan quân cảng Ðà Nẳng, Nha Trang và Cam Ranh. Tháng 10/1977 , VC đem nhiều xe tăng thiết vận xa, đại bác của VNCH, cho Nga chở sang Ethiopie bán, để đổi lấy các quân dụng phế thải gồm hai tàu ngầm, một khu trục hạm , một số tàu tuần duyên và bốn phi đội chiến đấu cơ Mig-21.. Từ đó cố vấn Nga có mặt tại VN nhất là Sài Gòn càng lúc càng đông đảo nhưng vì ẩn cư trong các căn cứ cũ của Mỹ, nên đồng bào không ai ngờ. Thế là liên hệ Nga-Việt đã được Lê Duẩn, Lê Ðức Thọ, Trường Chinh, Phạm Văn Ðồng và Võ Nguyên Giáp.. tái lập hoàn toàn và công khai, trong đại tiệc tiếp tân Chính Ủy quân dội Liên Xô là tướng A.Yeepishev tại Khách Sạn Thắng Lợi ở Hà Nội.

Trong lúc Khối Asean qua áp lưcỳ của Mỹ-Trung Cộng, dựng lên Liên minh kháng chiến ba thành phần có Sihanouk tham dự, để chống lại VC trên đất Chùa Tháp. Lúc đó Hà Nội gần như đã kiệt quệ hoàn toàn, nhất là kinh tế trong nước và liên hệ bang giao quốc tế. Ðể đương đầu với giặc Tàu phía bắc và nuôi dưỡng cuộc chiến đang sa lầy tại Kampuchia,khiến cho Nga Sô trở thành chủ nhân ông của VN, tha hồ xử dụng tất cả các căn cứ quân sự cả nước, mà quan trọng nhất là Vịnh Cam Ranh, để bành truớng thế lực chống lại Mỹ-Tàu ở Thái Bình Dương.

Ðổi lại Nga viện trợ cho VC những quân dụng vũ khí phế thải của khối Warsau, nhưng tính thành tiền lên tới 2 tỷ mỹ kim để trả tiền thuê mướn căn cứ . Ðó là chưa kể tới quyền lợi to lớn mà VC đã dành cho Nga khi khai thác dầu khí tại các quặng mõ nằm trong hải phận và thềm lục địa của VN từ năm 1977.

Nhưng thế chiến lược giửa Mỹ-Nga-Tàu gần như đã bị thay đổi toàn diện, khi Ronald Reagan thuộc đảng Cộng Hòa, đắc cử Tổng Thống Hoa Kỳ, tái xác nhận liên hệ và bảo vệ Ðài Loan, dù bang giao Mỹ-Hoa rất tốt đẹp, sau chuyến viếng thăm lịch sử của Ðặng Tiểu Bình năm 1979.

Không bỏ lở cơ hội khi nhìn thấy sự căng thẳng Mỹ-Hoa, nên Tổng Bí Thư Liên Xô Brezhnev, ngày 24-3-1982 lập tức ve vãn Tàu và kêu gọi bình thường hoá bang giao trở lại. Rồi thì một thỏa hiệp được ký vào năm 1985, tăng giá hợp tac thương mai giữa hai nước nhưng Nga vẫn còn bắt cá hai tay, khi tiếp tục hổ trợ cho VC và không thay đổi chính sách đối với Kampuchia.

Nhưng thói nào tật đó, nên khi đã đem lãnh thổ trong đó có Vịnh Cam Ranh để đổi chác đồ phế thải của Nga đủ sức kềm chế Khmer Ðỏ, VC lại muốn bỏ chân với Mỹ mời Hoa Kỳ năm 1985 tới Hà Nội tìm xác lính mất tích. Rồi thì để cứu đảng và nền kinh tế đã bế tắc khắp nước, VC không còn eo sách này nọ, mà chủ động hoàn toàn theo ý Mỹ trong việc rút hết quân khỏi Kampuchia và giải quyết các vấn đề Mia, thả tù cải tạo, thực thi chương trình đoàn tụ gia đình ODP. HO, PIP .. từ năm 1988. Thế là lá rụng về cội Mỹ đi rồi Mỹ lại về, năm 1991 TT. G Bush (cha) tuyên bố bãi bỏ lậnh cấm vận VC, năm 1995 TT Bill Clinton bình thường hóa quan hệ VC-Hoa Kỳ, sau đó ký Hiêp Ứớc thương mại song phương Việt-Mỹ.. ra đời..

Năm 1990-1991 lần lượt Ðông Âu tới Liên Xô theo bức tường ô nhục Bá Linh sụp đỏ, người Nga cũng rời bỏ Cam Ranh , lui về Hải Sâm Uy không phải không đủ tiền thuê mướn vì căn cứ quân sự trên, trong thời chiến tranh điện toán và bom nguyên tử, chỉ còn giá trị trong đầu óc của bọn lãnh đạo tham lam ngu muội Bắc Bộ Phủ mà thôi. Cho nên VC lại gạ Mỹ để cho thuê , chẳng những Cam Ranh mà bất cứ quân cảng nào khắp nước , nếu Mỹ muốn.

Nhiều biến chuyển thời cuộc diễn ra, làm nhiều người lại nghĩ rằng, khúc quanh của lịch sử VN cận đại đã bắt đầu, khi thấy một chiến hạm của Mỹ tên USS Gary cặp bến Sài Gòn ngày 29-3-2005. Tiếp theo Peter Rodman, phụ tá tổng trưởng quốc phòng Mỹ, chuyên trách các vấn đề an ninh thế giới, tới thăm Hà Nội ngày 8-6-2005, tiếp theo chuyến đi của Robert Zoellick, phụ tá Ngoại trưởng Hoa Kỳ, mở đầu cho chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của thủ tướng VC Phan Văn Khải vào ngày 19-6-2005., sau đó là Nguyễn Tấn Dũng năm 2008.. Cuối cùng Mỹ tuyên bố sẽ giúp VC bảo toàn lảnh thổ toàn vẹn.. trước khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 vừa qua.

11 giờ ngày 14-3-1973, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cùng với các tướng lãnh Khiêm, Viên, Quang.. bay trên chiếc Air Force 1, từ Sài Gòn tới Cam Ranh để họp mật với Tư lệnh QD2 là Thiếu tướng Phạm Văn Phú từ Pleiku xuống. Cuộc họp bí mật diễn ra trong Tòa Tiểu Bạch Ốc Cam Ranh. Căn nhà trắng lịch sử này được dựng trên một đồi cát mịn, mắt hướng ra đồi dương. Theo tài liệu cho biết, phí tổn xây cất vào năm 1965 lên tới cả triệu đô la . Mục đích để cho Tổng Thống Johnson và phái đoàn tới làm việc và nghĩ một đêm khi thăm viếng quân đội Mỹ đang chiến đấu tại VN.

Từ sau năm 1973, Hoa Kỳ rút quân về nước, tiểu bạch dinh bỏ hoang cho tới ngày 14-4-1975 được TT Thiệu xử dụng lần cuối cùng, để ban lệnh cho Tướng Phú bỏ QD2 và vùng Cao Nguyên, rút quân về phối trí bảo vệ miền duyên hải Trung Phần, vì Mỹ đã thực sự cắt hết quân viện.

Những ngày đầu tháng 4-1975, sau khi QD2 bỏ cao nguyên, QD1 cũng rút, bỏ ngỏ Quảng Trị, Huế, Ðà Nẳng và Quảng Ngải. Tình hình Cam Ranh bắt đầu rối loạn vì nhiều đơn vị của QD1 được tàu Hải Quân di tản về đặc khu. Tư lệnh QD1 là Trung tướng Ngô Quang Trưởng cùng với Sư đoàn Thủy quân lục chiến, đã được HQ 404 vận chuyển từ Ðà Nẳng về Cam Ranh. Sau đó TQLC được HQ802 chở về Sài Gòn, còn Sư Ðoàn 2 BB ở Quảng Ngải về Cam Ranh, thì chuyển tiếp vào Hàm Tân, trang bị và tiếp tục tới chiến đấu tại Phan Rang và Phan Thiết. Riêng HQ 403 kéo theo nhiều LCU của BC2TV, cùng các LCVP,LCM .. sau khi vớt SD22 Bộ binh từ Qui Nhơn về Cam Ranh, rồi được lệnh chở tiếp về Vũng Tàu. Những ngày cuối cùng SD22BB chiến đấu với DPQ.TK Long An cho tơi khi bị ra lệnh bỏ súng vào trưa ngày 30-4-1975, mới rã ngủ.

Lúc bấy giờ tại bán đảo Cam Ranh đông nghẹt quân số, đủ các đơn vị từ Vùng 1 và 2 di tản về. Sáng ngày 1-4-1975, Bộ Tư Lệnh Vùng 2 Duyên Hải dưới quyền chủ tọa của Phó Ðề Ðốc Diệp Quang Thùy, có mặt các tướng lãnh Lê Nguyên Khang,Bùi Thế Lân Lâm Quang Thi.. bàn chuyện tử thủ Cam Ranh. Nhưng rồi sau đó, mạnh ai nấy lên trực thăng về Sài Gòn. Chiều cùng ngày, HQ 403 tức Hải Vận Hạm Ninh Giang, vào đón tân binh tại Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Cam Ranh. Tình hình nơi này kể cả thị xã Ba Ngòi , cũng không khác gì ở Ðà Nẳng, Qui Nhơn, dân và lính tranh dành xuống được tàu thuyền, để khỏi bị lọt vào tay VC, nên bắn giết nhau loạn ngầu. Mãi tới sáng ngày 2-4-1975, Phó Ðề Ðốc Thùy mới rời Cam Ranh, bằng Hộ Tống Hạm Ðống Ða 07. Cuối cùng là Phó Ðề Ðốc Hoàng Cơ Minh, sau khi thiêu hủy hết kho dụng cụ điện tử, trên đảo mới xuống Tuần Dương Hạm TrầnNhật Duật-HQ03, vào Ninh Chử Phan Rang để tiếp tục chiến đấu tại mặt trận Ninh Thuận đến ngày 16-4-1975. Hai giờ chiều cùng ngày, Sư đoàn 10 Việt Cộng vào Cam Ranh bỏ ngõ, sau khi tiếp thu thành phố Nha Trang không còn bóng một người lính nào..

Số phận của Cam Ranh ngày nay cũng đâu khác gì những ngày tháng 4-1975 nếu có , đó là kẻ tiếp thu ngày trước là bộ đội Bắc Việt, thì bây giờ là bọn Tàu đỏ .. thế thôi .

Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di

Chạp 2008
Mường Giang
Category: Hồ sơ Tham nhũng CSVN | Views: 1058 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0