Trong
những ngày qua, Thủ tướng, Chủ tịch nước và rồi Đại sứ Việt Nam tại
Nhật Bản đều lên tiếng bày tỏ hy vọng nguồn vốn ưu đãi phát triển chính
thức ODA sẽ sớm được phía Nhật nối lại.
Ông Huỳnh Ngọc Sĩ (áo trắng, giữa). Photo courtesy of VNExpress
Mong
muốn đó đã được các nhà lãnh đạo Việt Nam nêu ra vào khi cựu Thủ tướng Nhật
Yasuo Fukuda đến Hà Nội tham dự kỳ họp thứ chín đại hội đồng Diễn đàn Nghị viện
Châu Á về dân số và phát triển.
Vậy
triển vọng nối lại ODA của Nhật cho Việt Nam thế nào? Gia Minh hỏi chuyện ông Đỗ
Thông Minh, một nguời Việt sinh sống tại Nhật có nhiều nghiên cứu về các vấn đề
quan hệ Việt- Nhật. Trước hết ông Đỗ Thông Minh đưa ra nhận định:
“Lời của cựu thủ tuớng Fukuda chỉ là lời
ngỏ mà chưa có kết luận gì. Việc ngưng giải ngân vốn ODA của Nhật cho Việt Nam
liên quan tham nhũng, Nhật không đóng cửa ODA cho Viêt Nam mà là Hà Nội phải giải
quyết vụ việc rõ ràng, có hành động cụ thể như là phải đưa ông Hùynh Ngọc Sĩ ra
ánh sáng. Nếu giải quyết không rõ ràng thì việc mở lại ODA sẽ mất nhiều thời
gian nữa.”
Việc ngưng giải ngân vốn ODA của Nhật cho Việt Nam
liên quan tham nhũng, Nhật không đóng cửa ODA cho Viêt Nam mà là VN phải giải
quyết vụ việc rõ ràng. Nếu giải quyết không rõ ràng thì việc mở lại ODA sẽ mất nhiều thời
gian nữa.
Ô. Đỗ Thông Minh
Mong đợi của phía Nhật
Trả
lời câu hỏi của Gia Minh là, thực tế cho đến nay các nhân vật cao cấp nhất của Việt
Nam cũng đã hứa sẽ điều tra vụ này? Ông Đỗ Thông Minh cho rằng:
“Không phải họ mới nói mà trước đây cũng
có nói rồi. Ông Triết khi gặp thủ tứơng Aso cũng nói điều này. Suốt bốn tháng từ
khi vụ việc được đưa ra ánh sáng thì Việt Nam chỉ nói mà không làm, nên Nhật phải
có biện pháp quyết liệt hiếm thấy. Biện pháp đưa ra như là liều thuốc đắng. Nhật
thực tế là 'con buôn' chỉ thấy thực lợi là chính chứkhông phải vì chính nghĩa, mà họ có biện pháp
như thế là khá gay gắt”.
Khi
được hỏi là liệu quyết định cấm ông Hùynh Ngọc Sĩ xuất cảnh, có thể được coi là
một bước hợp tác thêm nữa từ phía Việt Nam hay không? Ông Đỗ Thông Minh trả lời:
“Trước thái độ cứng rắn của Nhật Bản thì
phía VN cũng có phản ứng nhưng quá chậm. Suốt 8 tháng không bắt, điều tra đưa
ra dữ kiện gì, mà lại còn cấm báo chí đưa ra vấn đề. Trước đây ông Hùynh Ngọc
Sĩ là nguời được 'khoanh vùng' tức bao che; bây giờ vì quyền lợi và danh dự nên
VN muốn gỡ điểm nên ông Hùynh Ngọc Sĩ sẽ là 'dê tế thần' nhất thời.”
Đối với người Nhật thì khi có thất thóat thì phải có biện pháp đi kèm.
Quá trình viện trợ không phải là giao tiền nhưng là quá trình lập dự án có sự đồng
ý của hai phía.
Ô. Đỗ Thông Minh
Với
câu hỏi là nếu như Việt Nam xử không đến nơi đến chốn thì phía Nhật và dư luận
Nhật có đồng ý không? Ông Đỗ Thông Minh nhận định:
“Tôi không nói là cho chìm xuồng 100%,
nhưng chỉ dơ cao đánh khẽ, phía Nhật và dư luận sẽ không đồng thuận; nhưng nếu
có làm thì xoa dịu cho những người dễ tin, và rồi Nhật cũng sẽ nối lại ODA cho
Việt Nam. Và đối với người Nhật thì khi có thất thóat thì phải có biện pháp đi kèm.
Quá trình viện trợ không phải là giao tiền nhưng là quá trình lập dự án có sự đồng
ý của hai phía. Trong thực tế thì có cách 'rút ruột' như ở công trình Đông-
Tây. Vấn đề là gian dối trong lập đề án.”