Quốc Phương www.bbcvietnamese.com
|
|
|
Trong vòng 10 ngày Chính phủ VN đưa ra hai thông điệp cứu trợ nền kinh tế |
Ngay
sau khi có tin Chính phủ có thể cung cấp một khoản tài chính lên tới 6
tỉ USD nhằm cứu trợ nền kinh tế dưới danh nghĩa 'kích cầu sản xuất' và
hỗ trợ 'an sinh xã hội', nhiều chuyên gia trong nước đã lên tiếng quan
ngại về tác động tâm lý của tin 'cứu trợ' này đối với doanh nghiệp.
Tiến
sĩ Hàn Mạnh Tiến, Chủ tịch Hội quản trị doanh nghiệp Việt Nam cho BBC
Việt ngữ biết: "Nếu chỉ có thông điệp như vậy mà không có những tiêu
chí cụ thể để mọi người và doanh nghiệp biết là ai, ở khu vực nào và
cách thức nào chắc chắn có tài trợ, thì rõ ràng sẽ rơi vào một cái bẫy
tâm lý rất nguy hiềm."
"Tức
là mọi người trông đợi, chờ xem rằng liệu mình có được cứu trợ không và
làm cách nào để được cứu trợ," ông Tiến giải thích. "Trong khi nỗ lực
hiện nay phải là nỗ lực bản thân của các doanh nghiệp để có thể vượt
qua được các khó khăn."
Chỉ trong vòng chưa tới hai tuần trong tháng này, chính phủ đã hai lần đưa ra thông tin về một khoản cứu trợ khẩn cấp được
mô tả như một biện pháp kích cầu nhằm ngăn chặn đà suy giảm kinh tế.
|
Tiêu chí và tính minh bạch tác động vào đâu, tác động cho ai phải được chuẩn bị rất kỹ. Tôi có cảm giác hình như các quyết
định chính sách hơi ngẫu hứng
Tiến sĩ Hàn Mạnh Tiến
|
Có
thể nhận thấy sự khác biết về giá trị của gói cứu trợ này giữa hai lần
đưa ra thông điệp lên tới 5 tỉ đô la, khi mà Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh
Hùng cho giới doanh nghiệp và truyền thông biết hôm 14/12 rằng khoản
kích cầu có thể lên tới 6 tỉ USD chứ không chỉ dừng ở con số 1 tỉ USD
như đã được thông báo hồi đầu tháng.
'Chính sách ngẫu hứng'
Tuy
nhiên, câu hỏi đặt ra không chỉ dừng ở chỗ liệu khoản tài trợ được tin
là lên tới 6 tỉ Mỹ Kim này có đủ 'ngăn chặn đà suy giảm' hay không,
hoặc căn cứ vào đâu khi chính phủ đã chấm số tiền cứu trợ ở mức 6 tỉ
đôla mà không phải là nhiều hơn hay ít hơn, mà còn ở chỗ lấy gì đảm bảo
cho hiệu quả đạt được.
|
|
Ông Tiến (bên phải) cho rằng doanh nghiệp phải tự thân lo cho mình là chính |
Ông
Hàn Mạnh Tiến nhận xét: "Thực sự đưa ra gói kích cầu là cần thiết,
nhưng quan trọng nhất là ở cách làm thôi. Cái 1 tỉ hay thậm chí 6 tỉ
cũng không thực sự là lớn so với nhu cầu hiện tại. Vì vậy phải làm thế
nào để chính phủ thông qua các gói kích cầu này tạo được lòng tin cho
doanh nghiệp và cộng đồng về cách thức điều hành."
"Ngoài ra,
tiêu chí và tính minh bạch tác động vào đâu, tác động cho ai phải được
chuẩn bị rất kỹ. Tôi có cảm giác hình như các quyết định chính sách hơi
ngẫu hứng. Hôm trước Bộ Kế hoạch & Đầu tư nói sẽ công bố tiêu chí
cho khoản 1 tỉ USD, nhưng đến nay vẫn chưa thấy."
Một chuyên
gia không muốn tiết lộ danh tính ở Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam tỏ ra nhất trí với dư luận trong khối doanh nghiệp khi cho rằng
hiện chính phủ chưa rõ ràng về các tiêu chí về đối tượng được nhận hỗ
trợ, và điều kiện được nhận cứu trợ.
Chuyên gia này bầy tỏ băn khoăn vì cho rằng có thể nhiều doanh nghiệp đang thực sự cần nhận được sự cứu trợ lại có thể không
nhận được:
"Việc thiếu các tiêu chuẩn và tiêu chí rõ rằng có thể gây ảnh hưởng tới một số doanh nghiệp thực sự cần khoản cứu trợ, trong
khi lại có thể tạo ra kẽ hở cho việc 'chạy khoản tiền này, tức là gây ra thêm tiêu cực.'"
Fantasy Với
gói kich cầu kinh tế 6 tỉ đô la Mỹ "hết sức lớn" do ông Phó Thủ tướng
Hùng tuyên bố, vấn đề tiêu chí tiêu chuẩn để nhận được sự hỗ trợ vốn
các ngành nghề của các doanh nghiệp phải thật rõ ràng minh bạch và công
khai mới hy vọng bớt đi tiêu cực do "chạy chọt". Tuy nhiên, sống ở VN
người ta đã quá quen thuộc với "chạy" chớ "không đi bình thường".
Tuy nhiên
theo TS Hàn mạnh Tiến thì quyết định chính sách của ông phó TT Hùng có
tính "ngẫu hứng" (fantasy)- nghĩa là cũng có thể "lúc vui mà nói chơi"
thôi (ông Tiến còn dẫn chứng Bộ KH-ĐT trước đây chỉ nói có 1 tỉ mà đến
nay chưa thấy "tăm hơi" gì). Thôi thì "tự lực cánh sinh" là chính, các
doanh nghiệp ngành nghề đừng hy vọng gì nhiều ở tuyên bố "ngẫu hứng"
như nhận xét của TS Tiến.
Không nêu danh "Hãy
tự cứu mình trước khi Trời cứu". Yên tâm đi, doanh nghiệp vừa và nhỏ
chúng tôi không trông chờ gì vào cái gói cứu trợ này cả! Sẽ không có
cái tác động tâm lí nào ở đây cả. Những người hay nằm mơ thì không làm
kinh doanh được, họ sập tiệm ngay cả khi không có khủng hoảng vì cái
"bệnh tưởng bở" và "mơ tức là hay ngủ", mà ngủ nhiều thì làm ăn gì nữa!
PPT, Việt Nam Tính
chất ngẫu hứng của những tuyên bố này là có. Trong những trường hợp
nghiêm trọng như hiện nay không ai phát biểu mà không có bước chuẩn bị
chu đáo. Biến việc kích cầu thành nội dung tuyên truyền là điều nguy
hiểm, và kích cầu không đúng nơi đúng việc cũng là nguy hiểm. Nhiều
doanh nghiệp cho rằng họ sẽ gặp khó khăn hơn vì Chính phủ sẽ hổ trợ cho
các tập đoàn nhà nước. Điều này đồng nghĩa tạo thêm cạnh tranh bất lợi
cho các doanh nghiệp như đã từng thấy trong việc hỗ trợ mua lúa và mua
cá tra. Điều này cũng đồng nghĩa với việc người tiêu dùng bị tập đoàn
nhà nước áp giá. Và nguy hiểm hơn cả là việc đổ vốn ồ ạt qua tay những
người không giỏi quản lí sẽ làm cho tình hình lạm phát gia tăng nhanh
chóng.
|