Tệ
nạn buôn người và vấn đề công nhân VN bị ngược đãi ở nước ngoài tiếp
tục là mối quan ngại của những tổ chức phi chính phủ, kể cả Ủy ban Cứu
người Vượt biển Boat People SOS trụ sở tại tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ.
Đó là lý do Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc tổ chức này, đang hiện
diện tại Á Châu để hội họp với giới chức liên hệ tìm giải pháp cho vấn
đề, kể cả số người tỵ nạn chính trị ở đây.
Tệ trạng buôn phụ nữ VN vẫn tồn tại và phát triển
TS Nguyễn Đình Thắng: Chúng tôi vừa mới đến Thái Lan từ Mã lai. Trong một tuần qua chúng tôi ở
Mã Lai để theo dõi một số công việc liên quan vấn đề buôn người. Trước hết
chúng tôi tiếp tục can thiệp cho một số trường hợp cụ thể, trong đó có trường
hợp mà gần đây chị Thanh Trúc có đưa lên trong chương trình Việt Ngữ đài ACTD,
đó là trường hợp của 4 nữ công nhân được đưa sang Mã Lai để làm gia nhân - tức
người giúp việc nhà – cho những chủ Mã Lai. Và họ đã bị đàn áp, bóc lột, đánh
đập, giam giữ và có những ngày bị bỏ đói. Chúng tôi can thiệp, và tiếp tục can
thiệp cho những trường hợp như vậy.
Chúng tôi tiếp tục can thiệptrường
hợp mà gần đây chị Thanh Trúc có đưa lên trong chương trình Việt Ngữ đài ACTD,
đó là trường hợp của 4 nữ công nhân được đưa sang Mã Lai để làm gia nhân cho những chủ Mã Lai. Và họ đã bị đàn áp, bóc lột, đánh
đập, giam giữ và có những ngày bị bỏ đói.
Tuy nhiên, công việc chính của chúng
tôi là đến Mã Lai để tiếp xúc với các Toà Đại Sứ của nhiều quốc gia, kêu gọi họ
nêu lên vấn đề bảo vệ công nhân, chống nạn buôn người với chính phủ Mã Lai.
Chúng tôi cũng làm việc
Trẻ em cũng bị rao bán trên internet. Photo Vietnamnet
với các tổ chức phi chính phủ.
Đặc biệt trong kỳ này,
có một phái đoàn cao cấp của Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ thuộc Văn Phòng Theo Dõi Và
Bài Trừ Nạn Buôn Người cũng có mặt ở tại Mã Lai. Và chúng tôi đã tiếp xúc và
bàn bạc khá nhiều với phái đoàn này về tình hình không những của công nhân VN ở
Mã Lai, mà còn công nhân ở nhiều nơi trên thế giới.
Điều đặc biệt nữa là chúng tôi cũng
bắt đầu quan tâm đến tệ trạng buôn phụ nữ VN đến Mã Lai và đưa họ đưa vào kỹ
nghệ mãi dâm.
Thanh Quang : Thưa TS, TS đang hiện diện tại
Bangkok. Như vậy nhân tiện, xin TS kể cho quý thính giả biết là chặng dừng chân
cuả TS ở Thái Lan này có gì đáng nói ?
Đường dây phức tạp qua nhiều quốc gia Á Châu
TS Nguyễn Đình Thắng: Dạ vâng, ở
Thái Lan chúng tôi quan tâm đến 2 vấn đề: Thứ nhất vẫn là vấn đề chống buôn
người, bởi vì đường dây đưa phụ nữ VN vào các ổ mãi dâm ở Mã Lai lại đi qua
Thái Lan. Chúng tôi được biết, theo những thống kê và tài liệu của những tổ
chức chuyên chống buôn người ở tại Thái Lan và Mã Lai, bây giờ có thêm một
đường nữa từ Miền Bắc VN đi qua Lào rồi đến Thái Lan, qua đó, một số phụ nữ bị
giữ lại Thái Lan, số khác tiếp tục bị đưa xuống miền Nam Thái Lan và rồi qua
biên giới để vào Mã Lai; một số khác bị đưa tới tận miền Nam Mã Lai trước khi
sang Singapore.
Do đó, chúng tôi cần phải làm việc
với các tổ chức chống buôn người ở Thái Lan để mở rộng hoạt động đang có của
chúng tôi ở Mã Lai. Như vậy chúng ta mới hy vọng ngăn cản, giải cứu được đồng
bào của chúng ta thoát cảnh bị buôn từ Miền Bắc VN qua Thái Lan, xuống Mã Lai
rồi có khi xuống tận Singapore.
Công việc thứ hai của chúng tôi là
hiện nay ở Thái Lan này cũng có trường hợp một số người Việt đang tỵ nạn chính
trị. Chúng tôi cũng đã tiếp xúc với Toà Đại Sứ Hoa Kỳ để tìm những kế họach hỗ
trợ và bảo vệ cho họ.
Công việc thứ hai của chúng tôi là
hiện nay ở Thái Lan này cũng có trường hợp một số người Việt đang tỵ nạn chính
trị. Chúng tôi cũng đã tiếp xúc với Toà Đại Sứ Hoa Kỳ để tìm những kế họach hỗ
trợ và bảo vệ cho họ.
Thanh Quang : Thưa TS, chúng tôi được biết là
sau chuyến đi Malaysia và Thái Lan, TS sẽ tới thêm một nước Á Châu nữa trước
khi trở lại Hoa Kỳ. Xin TS cho biết về chuyến đi sắp tới ?
TS Nguyễn Đình Thắng: Vâng, sau Thái
Lan thì chúng tôi sẽ đến Đài Loan, nơi cũng có rất nhiều lao động, và
Phụ nữ Việt Nam lao động ở Jordan bị đánh đập
đặc biệt
là rất nhiều cô dâu người Việt. Trong suốt 3 năm qua, chúng tôi quan tâm đến
tình trạng đồng bào chúng ta ở Đài Loan. Và trong chuyến đi này, chúng tôi sẽ
tiếp tục những cuộc tiếp xúc và bàn thảo với các tổ chức ngoài chính phủ cũng
như giới chức chính quyền Đài Loan.
Trong suốt thời gian 3 năm qua,
nhiều phái đoàn của chính phủ Đài Loan đã đến Hoa Kỳ để tiếp xúc với chúng tôi,
và chúng tôi cũng nhiều lần đến Đài Loan. Thì đây là bước tiếp tục. Và chúng
tôi hy vọng rằng qua chuyến đi Đài Loan lần này, chúng tôi sẽ có được một số
hợp tác cụ thể với các cơ quan chính quyền của Đài Loan, với một số tổ chức ngoài
chính phủ cũng như một số nhóm người Việt tại đó hiện đang giúp đỡ lẫn nhau.
Kế họach chống tệ nạn buôn người
Thanh Quang : Nói chung, theo TS, giải pháp
cho vấn đề buôn người có thể là như thế nào ?
TS Nguyễn Đình Thắng: Tệ trạng buôn
người có đặc điểm là xuyên quốc gia, có nghĩa là nạn nhân bị đưa từ quốc gia
này, băng qua biên giới rồi tới quốc gia khác; và nhiều khi họ bị đưa qua nhiều
nước khác nhau, như trong trường hợp một số phụ nữ VN bị đưa qua Lào, đến Thái
Lan, đến Mã Lai rồi có khi bị đưa đến tận Singapore. Thành ra chúng ta phải làm
sao hiểu được đường dây buôn người như vậy thì mới can thiệp được.
Kế họach của chúng tôi gồm 2 nguyên
tắc chính: Nguyên tắc thứ nhất là chúng tôi đi ngược trở lại, tức là dựa vào số
hồ sơ, những trường hợp rất cụ thể, để theo đuổi, truy lùng trở lại đường dây
như thế nào để biết xem qua những chặng môi giới bản xứ, qua môi giới VN, có
thể có một số giới chức chính quyền ở các quốc gia cũng liên hệ đến như vậy. Cứ
mỗi chặng như vậy chúng tôi tìm hiểu ra để có những phương thức tập trung giải
quyết các đầu dây, mối nhợ quan trọng ấy.
Tệ trạng buôn
người có đặc điểm là xuyên quốc gia, có nghĩa là nạn nhân bị đưa từ quốc gia
này, băng qua biên giới rồi tới quốc gia khác; và nhiều khi họ bị đưa qua nhiều
nước khác nhau, như trong trường hợp một số phụ nữ VN bị đưa qua Lào, đến Thái
Lan, đến Mã Lai rồi có khi bị đưa đến tận Singapore.
Phụ nữ Việt Nam lao động ở Jordan bị đánh đập. RFA photo
Nguyên tắc thứ 2 là chúng tôi có kế
họach tổng hợp. Một khi đã làm thì chúng tôi lôi kéo rất nhiều thành phần khác
nhau, từ các chính quyền, các tổ chức dân sự cho đến người dân, báo chí, dùng
rất nhiều biện pháp, chẳng hạn như về kinh tế nhằm triệt hạ kinh tế của các cơ
quan, tổ chức, công ty liên hệ vấn đề buôn người; truy tố về dân sự, yêu cầu
các chính phủ truy tố về hình sự…Tức rất nhiều khía cạnh khác nhau.
Có như vậy thì may ra chúng ta mới
có thể giải trừ được tận gốc rễ tệ trạng buôn người hiện đang diễn ra ở VN và
các quốc gia khác mà người Việt là nạn nhân.
Thanh Quang : Xin cảm ơn TS Nguyễn Đình Thắng
TS Nguyễn Đình Thắng: Dạ vâng, chúng
tôi rất hân hạnh có cơ hội ngày hôm nay để trình bày nỗ lực về việc ngăn chận
tệ trạng ảnh hưởng hàng trăm ngàn đồng bào của chúng ta. Và chúng tôi mong sẽ
đón nhận được sự tiếp tay, hỗ trợ của quý thính giả ở khắp nơi – tại VN, các
quốc gia trong vùng và đặc biệt là ở các quốc gia có đông đảo người Việt tỵ nạn
và sinh sống hiện giờ.