|
|
Có nhận định cho rằng đình công liên quan tới bất ổn định kinh tế ở Việt Nam |
Chuyên gia cho rằng chính quyền không nên hạn chế đình công vì đó là ‘vũ khí cuối cùng’ của người lao động nhằm bảo vệ quyền
lợi.
Tiến sĩ Phan An từ Viện Phát triển bền vững vùng Nam bộ nhận định với BBC chiều 19/12 rằng các công nhân "có quyền được đình
công".
Ông An nói thêm rằng các cuộc đình công chủ yếu là "do tranh chấp về lợi ích giữa công nhân và chủ lao động, cũng như va chạm
về văn hóa".
Tiến sĩ An cho rằng không nên hạn chế người lao động nói lên tiếng nói chừng vào "các cuộc đình công vẫn diễn ra đúng pháp
luật, không tác động xấu tới kinh tế và ảnh hưởng đầu tư của nước ngòai tới Việt Nam”.
Thủ tướng Việt Nam từng ra chỉ thị cấm mọi hoạt động đình công trong các lĩnh vực và dịch vụ trọng điểm có “tầm quan trọng
với nền kinh tế quốc gia”.
Theo một cuộc nghiên cứu kéo dài hai năm tại các khu công nghiệp lớn ở TP HCM, Bình Dương và Đồng Nai mới được công bố, các
cuộc đình công hiện nay ở miền nam đang “ngày càng tăng về số lượng, quy mô và tính chất”.
“Tranh chấp phần nhiều diễn ra ở các xí nghiệp có đầu tư nước ngoài, đặc biệt tại các nơi có sử dụng lao động phổ thông, như
giày da, dệt may”.
Trong bối cảnh kinh tế có khăn, thời gian qua đã có nhiều cuộc đình công đòi tăng lương của công nhân tại các khu công nghiệp,
thậm chí dẫn tới xô xát lớn.
Đình công sẽ tăng?
Tuy nhiên, theo tiến sĩ An, người đứng đầu cuộc nghiên cứu trên, vai trò đại diện của công đoàn, “vẫn còn rất nhiều hạn chế”.
“Nhiều xí nghiệp chưa có công đoàn cơ sở hay còn lệ thuộc vào người chủ hoặc thậm chí người làm công đoàn không nắm được luật”.
“Chính những điều này đã hạn chế khả năng giúp các công nhân giành lại quyền lợi của mình”.
|
Nhiều xí nghiệp chưa có công đoàn cơ sở hay còn lệ thuộc vào người chủ hoặc thậm chí người làm công đoàn không nắm được luật
Tiến sĩ Phan An
|
Hiện ở Việt Nam vẫn chưa có các công đoàn độc lập.
Tiến sĩ An cũng cho rằng thời gian tới sẽ còn tiếp diễn các cuộc đình công do khủng hoảng kinh tế, buộc nhiều xí nghiệp có
đầu tư nước ngoài ở Việt Nam phải đóng cửa hoặc cắt giảm nhân công.
Bà Rie Vejs Kjeldgaard, Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam, từng nhận định với BBC rằng tình trạng đình
công có liên quan tới bất ổn định kinh tế ở Việt Nam.
Được biết, năm 2006, Việt Nam chứng kiến gần 400 vụ đình công trên toàn quốc. Con số này năm 2007 là gần 550 vụ, và chỉ riêng
trong quý đầu năm 2008, đã có gần 300 vụ.
Bình Dương, Đồng Nai và TP HCM là những nơi thường xảy ra các cuộc đình công của công nhân trong các khu chế xuất.
|