Nhân
Hội nghị Quốc tế về Việt Nam Học lần thứ ba tổ chức tại Hà Nội
(04-07/12/2008), Giáo sư Carlyle Thayer thuộc Học Viện Quốc phòng Úc đã
trình bày tham luận : "Cấu trúc quan hệ Việt-Trung 1991-2008" (The
Structure of Vietnam-China Relations, 1991-2008). Đáng chú ý trong bài
phân tích của giáo sư Thayer là phần nhận định về các mối căng thẳng
hiện nay giữa Trung Quốc và Việt Nam liên quan đến sông Mêkong và vùng
Biển Đông với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trong
hai phần đầu, bài "Cấu trúc quan hệ Việt- Trung (34 trang, kể cả phần
thư mục) mang tính chất tư liệu, liệt kê các hoạt động ngoại giao chính
thức giữa hai nước, đồng thời soi rọi bang giao hai bên dưới lăng kính
toàn khu vực, nhất là trong khuôn khổ quan hệ giữa Trung Quốc và toàn
khối Đông Nam Á Asean. Trong phần 3, giáo sư Carlyle Thayer đã trình
bày một cách chi tiết một số điểm nổi bật gây căng thẳng giữa Trung
Quốc và Việt Nam, trong đó có hai vấn đề : sông Mêkông và chủ quyền tại
Biển Đông.
Trung Quốc lợi dụng vị trí ở đầu sông Mekông để gây áp lực
Theo
giáo sư Carlyle Thayer, hiện có hai tổ chức quốc tế gắn với sông Mêkông
: Greater Mekong Subregion (GMS), còn gọi là Đại Tiểu Vùng sông Mêkông,
do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) thành lập vào năm 1992, với mục
đích phối hợp khai thác kinh tế vùng lưu vực con sông chảy qua 6 nước
Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam. Trong cơ chế
này, Trung Quốc không chính thức làm thành viên, chỉ để cho vùng tự trị
Vân Nam và Quảng Tây đại diện.
Tổ chức thứ hai là Ủy Ban sông
Mêkông, Mekong River Commission (MRC) thành lập năm 1995 trên cơ sở
Mekong Committee ra đời từ năm 1957, nhưng không hoạt động suông sẻ
được vì lý do chiến tranh. Ủy Ban này chỉ bao gồm 4 nước Thái Lan, Lào,
Cam Bốt và Việt Nam, không có mặt Trung quốc và Miến Điện. MRC có nhiệm
vụ nghiên cứu ảnh hưởng của các kế hoạch khai thác sông Mêkông của từng
nước thành viên sao cho không ảnh hưởng đến môi trường sống của cư dân
hai bên bờ.
Vấn
đề, theo giáo sư Thayer, là do không có mặt Trung Quốc, hai tổ chức GMS
và MRC đã hoạt động không hữu hiệu : ''Trung Quốc xác định chủ quyền
của mình trên phần thượng nguồn sông Mêkông (tên tiếng Hoa là Lạng
Thương Giang), và xem việc xây dựng hàng loạt đập nước trên lãnh thổ
của họ là vấn đề nội bộ, bất kể tác hại tiềm tàng đối với các nước hạ
nguồn''.
Đối
với giáo sư Thayer, hợp tác đa phương trong việc phát triển vùng lưu
vực sông Mêkông đã trở thành ''con tin'' của sự vắng mặt của TQ trong
cả hai cơ chế GMS và MRC : ''Vì là nước ở thượng nguồn, là cường quốc
kinh tế với sức mạnh quân sự ngày càng tăng, Trung Quốc nắm giữ vai trò
chủ đạo. Họ nhắc đi nhắc lại là không chấp nhận những nguyên tắc quản
lý nguồn nước của MRC, cho dù nhiều nguốn tin cho biết là các đập nước
của Trung Quốc đã tác hại đến các quốc gia ở hạ nguồn.
Theo
giáo sư Carl Thayer, nếu Trung Quốc tiếp tục kế hoạch xây thêm các đập
nước khác, tình hình đó sẽ tác hại đáng kể đến lưu lượng nước và hệ
sinh thái trong đó có cả trong đó có cả đồng bằng sông Cửu Long, vựa
luá của Việt Nam. Giáo sư Thayer đã trích dẫn một công trình nghiên cứu
của Mark Buntaine (2007), để kết luận rằng : ''Trung Quốc đã cố tình
phát huy những cơ chế trồng chéo nhau để tách biệt phát triển kinh tế
với các vấn đề môi trường... Những nước như Việt Nam do đó không thể
kêu ca về các vấn đề lưu lượng nước trước tổ chức MRC (vì Trung Quốc
không phải là thành viên ) cũng như không kiện được trước GMS (vì cơ
chế này chỉ tập trung trên vấn đề thương mại giữa các nước và phát
triển hạ tầng cơ sở).
Gây căng thẳng tại Biển Đông
Đầu
mối gây căng thẳng thứ hai trong quan hệ Việt Trung là vấn đề biên giới
đã từng tạo ra cuộc chiến tranh Trung Việt vào năm 1979. Tuy nhiên,
trong lãnh vực này, giáo sư Thayer ghi nhận hai bên đã giải quyết tương
đối ổn thỏa vấn đề biên giới trên bộ và phân định hải phận trong Vịnh
Bắc bộ. Duy tranh chấp chủ quyền tại vùng Biển Đông gay go hơn và ''khó
giải quyết'', với hàng loạt sự cố nối tiếp nhau cho đến hiện nay.
Tháng
10/2004, sau khi được biết Việt Nam gọI thầu khai thác dầu khí với tại
vùng thềm lục địa của mình, bộ Ngoại giao Trung Quốc lập tức lên tiếng
phản đối, cho là Việt Nam đã đi ngược lại các cam kết trước đó. Cho dù
vậy Việt Nam vẫn cho xúc tiến việc đầu thầu. Tháng 3/2005, Trung
Quốc lại lên tiếng cho rằng các ngư thuyền của họ bị ''cướp biển'' Việt
Nam tấn công trong vùng Biển Đông. Hai tháng sau, một chiếc tàu buôn
của Việt Nam bị đắm ngoài khơi Thượng Hải, làm dấy lên nguồn tin theo
đó chiếc tàu này bị hải quân Trung Quốc bắn chìm nhân cuộc tập trận của
họ. Qua tháng 5/2005, bộ ngoại giao Việt Nam đã chính thức cho biết
Trung Quốc không chịu trách nhiệm về vụ chìm tàu đó.
Các
cuộc họp cấp chuyên viên để giải quyết các bất đồng trên Biển Đông đã
được hình thành từ tháng 11/2005, hiện nay vẫn đang hoạt động, nhưng
ngay cả chương trình nghị sự vẫn chưa được thống nhất. Việt Nam yêu cầu
thảo luận về cả hai quần đảo Hoàng sa và Trường Sa, trong lúc Trung
Quốc đòi loại Hoàng Sa ra khỏi vòng thương thảo. Ngoài ra Trung Quốc
còn đòi thảo luận thêm về các vùng biển và thềm lục địa mà họ tranh
chấp với Việt Nam.
Tháng
4/2006, Đại Hội đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 10 thông qua nghị quyết
xác định cấn phải phát triển vùng biển. Tháng giêng 2007, Hội nghị
Trung Ương Đảng chỉ đạo xây dựng chiến lược biển cho đến năm 2020. Theo
giáo sư Carlyle Thayer vào cuối năm 2007 kế hoạch được hoàn tất nhưng
không được tiết lộ công khai.
Sự
kiện Việt Nam thông qua chiến lược biển của mình diễn ra vào lúc Trung
Quốc không ngừng khẳng định chủ quyền của họ ở Biển Đông, đòi hỏi chủ
quyền trên các vùng biển hay địa điểm mà Việt Nam muốn phát triển. Theo
một số nguồn tin, Trung Quốc đã gây sức ép trên các tập đoàn ngoại quốc
chú ý đến Việt Nam, cảnh cáo là nếu họ dính líu đến các vùng mà Bắc
Kinh tranh chấp thì hoạt động của họ tại Trung Quốc sẽ bị tổn hại. Vào
tháng 7/2008, chẳng hạn, một lãnh đạo tập đoàn Exxon Mobil tiết lộ rằng
họ đã bị sức ép từ phiá Trung Quốc để hủy bỏ một hợp đồng thăm dò sơ bộ
ký với Petro Việt Nam.
Giáo sư Thayer còn nêu lên các thí dụ liên quan đến tập doàn dấu khí BP cũng bị Trung Quốc gây áp lực, cũng phải lùi bước
Gây sức ép về quân sự
Tháng
04/2007, hải quân Trung Quốc chận bắt 4 tàu đánh cá của Việt Nam gần
quần đảo Trường Sa. Tháng 7 cùng năm, tin báo chí cho biết một tái Hải
Quân Trung Quốc đụng độ vớI tàu đánh cá Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa,
làm cho một ngư dân Việt Nam bị thiệt mạng và một chiếc tàu Việt Nam bị
chìm.
Đó
là chưa kể đến quyết định của Quốc Hội Trung Quốc thành lập đon vị hành
chánh Tam Sa trên đảo Hải Nam, có thẩm quyền trên cả quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa có tranh chấp vớI Việt Nam. Quyết định đã làm dấy lên
nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc ngay tại Việt Nam. Một sự kiện
khác được giáo sư Thayer ghi nhận là việc Trung Quốc xây dựng căn cứ
hải quân hiện đại tại Tam Á ở cực nam đảo Hải Nam. Song song với việc
này, Trung Quốc cũng xây dựng sân bay tại quần đảo Hoàng Sa, và cũng cố
các cơ sở họ chiếm đóng trên hai dảo ở vùng Trường Sa.
Gần
đây hơn, theo giáo sư Carlyle Thayer, là sự kiện trong tháng 8/2008 có
bốn trang Web Trung Quốc bằng Hoa ngữ công bố kế hoạch xâm lược Việt
Nam. Tác già các bài viết lập luận rằng Việt Nam là trở lực chính của
Trung Quốc. Và nếu Trung Quốc muốn xác định ảnh hưởng trong vùng, việc
đầu tiên là phải chiếm đóng Việt Nam. Việt Nam đã hai lần chính thức
yêu cầu Trung Quốc ra lệnh rút các trang Web kia xuống.
Nhìn
chung, theo giáo sư Thayer, Việt Nam đang phải đau đầu với thái độ lần
lướt của Trung Quốc tại vùng Biển Đông vào hai năm 2007-2008. Bề ngoài,
Trung Quốc luôn luôn tuyên bố tôn trọng Bản Tuyên Bố về cách ứng xử
trên vùng Biển Đông đã ký với Asean, và giải quyết các tranh chấp một
cách hoà bình. Thế nhưng bên trong thì Trung Quốc tiếp tục gây sức ép
ngoại giao và quân sự trên Việt Nam để Việt Nam chấp nhận các đòi hỏi
chủ quyền của Trung Quốc tại vùng Biển Đông. Áp lực của Trung Quốc trên
các tập đoàn quốc tế để họ ngưng giúp đỡ Việt Nam trong việc phát triển
lãnh vực dầu khí ngoài khơi có nguy cơ phá hoại các kế hoạch phát triển
vùng biển của Việt Nam.
Mai Vân Nguồn: RFI
|