Phạm Khiêm www.bbcvietnamese.com
|
|
|
|
Một phần của khoản tiền kích cầu sẽ được dùng vào dự án phát triển hạ tầng |
Cách đây không lâu, khi các nền kinh tế lớn trên thế giới đang ‘trượt dốc’ từ từ, dưới sức ép của khủng hoảng tín dụng,
người ta đặt câu hỏi khi nào cơn ‘gió độc’ suy thoái lan đến Việt Nam.
Chính trị gia trong nước tìm mọi cách trấn an dân, “ta vẫn còn rất an toàn.”
Lý do họ đưa ra là thị trường vốn Việt Nam chưa thông thương với nước ngoài, Việt Nam hội nhập chưa sâu với thế giới, triển
vọng tăng trưởng trong nước còn rất khá.
Nếu bị ảnh hưởng, một số người nói, chắc chỉ liên quan đến một số mặt hàng xuất khẩu, như giàu dép, quần áo, vốn dành cho
thị trường các nước G7 mà thôi.
|
Suy giảm kinh tế tại Việt Nam nay là có thật chứ không 'có thể' như trước
Nguyễn Xuân Phúc - VP Chính Phủ
|
Lật nhanh hồ sơ đến ngày hôm nay. Mười ngày trước chính phủ công bố giải pháp cả gói năm điểm nhằm chấn hưng kinh tế. Đi kèm
theo nó là 1 tỷ đô la kích cầu trong nước.
Chủ Nhật, 14/12, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nói chính phủ có thể sẽ bỏ ra tới 6 tỷ đô để, “bằng mọi cách” ngăn chặn đà
suy giảm kinh tế.
Trong cuộc họp báo thường kỳ chiều 2/12, Chủ nhiệm văn phòng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thừa nhận do ảnh hưởng của khủng hoảng
kinh tế thế giới, Việt Nam hiện đang đối diện với suy giảm kinh tế trong nước.
Đó là lý do tại sao hai tuyên bố kích cầu được lãnh đạo chính phủ đưa ra liên tiếp và trong thời gian rất ngắn.
Suy thoái
Không chỉ Việt Nam đang đối diện với nguy cơ suy trầm do hoạt động xuất khẩu và đầu tư thu hẹp. Nhiều nước trên thế giới đang
ở trong tình trạng này.
Chính phủ của nhiều nước, vì sự tồn tại của chính họ, buộc phải nhanh chân đưa ra giải pháp ứng cứu. Mọi người thừa nhận quan
trọng nhất ở đây là thời gian.
Nếu kích cầu đưa ra đúng lúc và đúng chỗ, ít nhất người ta có thể làm chậm được cơn suy trầm. Nếu may mắn, quốc gia ấy vẫn
duy trì được tỷ lệ tăng trưởng.
Tuy nhiên không ai đoán nổi chiều hướng kinh tế sẽ đi về đâu. Đây là giai đoạn phức tạp và thay đổi nhanh chưa từng có. Ngay
cả khi Bộ Ngân khố của nhiều nước bơm một khoản tiền khổng lồ vào cứu nguy nhiều nền kinh tế đang có vấn đề.
Bên Anh, sau khi chính phủ bỏ ra hơn 50 tỷ bảng ($70 tỷ đô la Mỹ) cách đây một tháng, để hạ thuế VAT, giảm thuế thu nhập
cá nhân, và thêm tiền cho cha mẹ nuôi con, kinh tế vẫn chưa tìm thấy điểm sáng.
|
|
Suy thoái gây lo ngại ở nhiều nước trên thế giới |
Sản
xuất đình trệ, người thất nghiệp gia tăng, sức mua của người tiêu dùng
giảm sút, bất động sản tiếp tục mất giá, chuyên gia nói tin xấu như vậy
sẽ kéo dài thêm một thời gian nữa. Lúc ấy, người ta nói, Anh Quốc mới
chạm đến đáy của chu kỳ khủng hoảng.
Nguồn thu lớn nhất của Việt Nam hiện giờ là xuất khẩu. Sau đến đầu tư trực tiếp nước ngoài. Và tiêu dùng nội địa. Gói kích
cầu của Việt Nam cần nhắm đến ba chương trình này.
Nhiều thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam thu hẹp trong năm nay. Đơn hàng trong ba tháng cuối năm giảm thấy rõ. Năm
2009 tình hình sẽ tiếp tục khó khăn.
Nguồn vốn thế giới đang suy cạn. Từ vốn chính phủ, cho đến vốn tư nhân. Chắc chắn bức tranh FDI của Việt Nam trong năm 2009
sẽ khác. Người ta nói đến số tiền ngoại quốc đầu tư tại Việt Nam sẽ giảm nhiều.
Báo Việt Nam loan tin chính phủ sẽ tập trung hỗ trợ kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, giảm thuế doanh nghiệp. Và giảm lãi suất
cho vay. Bên cạnh tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nông thôn.
Cuối tháng 12 chính phủ mới đưa ra chi tiết về gói kích cầu. Cho đến khi người ta biết kỹ hơn về chi tiết của nó, mọi kế
hoạch cho tương lai nay chỉ dừng lại ở lời phát biểu của ông phó thủ tướng mà thôi.
|