§ Công Chính Thời
gian gần đây, kể từ sau vụ Thái Hà và Toà Khâm Sứ ở Hà Nội, không hiểu
đây là sự tình cờ hay cố ý mà chính quyền đã quyết tâm “trưng dụng”
những tài sản của giáo hội một cách quyết liệt và liên tiếp trước hết
là vụ ở giáo xứ An Bằng (Huế), tiếp theo là Dòng tu Nữ Tử Bác Ái Vinh
Sơn (Saigon) rồi đến văn bản của chủ tịch UBND Tp Hà Nội đề nghị
“thuyên chuyển” các linh mục tại giáo xứ Thái Hà ra khỏi HN và còn
nhiều vụ việc khác.
Có dư luận cho rằng chính quyền đang lái sự chú ý của dư luận để cho chìm xuồng vụ ăn hối lộ bị cúp ODA “thí Sỹ cứu … ai ?”
Cũng đáng lo ngại vì tình hình cứ theo chiều hướng này không biết
còn bao nhiêu nhà thờ, dòng tu hay cụ thể hơn là những tài sản của Giáo
hội sẽ bị “trưng dụng” nữa đây ?
Phải chăng Giáo hội Việt Nam đang phải trả giá cho những buổi cầu
nguyện, hiệp thông bầy tỏ sự ủng hộ và đoàn kết cho cuộc hành trình đi
tìm công lý sự thật của Giáo Xứ Thái Hà và Toà Khâm Sứ (Hà Nội) ?
Nếu quả thật sự việc diễn ra đúng như vậy thì chắc rằng sẽ còn nhiều
vụ tiếp theo mà đối tượng phải gánh chịu sự trả đũa của chính quyền
không ai khác đó là Giáo hội Công giáo Việt Nam.
Tình hình sẽ trở nên đáng lo ngại hơn cho những người Công giáo, những linh mục, tu sĩ vì họ sẽ bị coi là trọng tâm cần “giải quyết” để ngăn chặn và “làm gương”
cho những vụ án liên quan đến tranh chấp đất đai khác với nhà nước đang
diễn ra rất phổ biến, chiếm một phần không nhỏ trong công việc của các
toà án tại Việt Nam.
Mới đây nhất là vụ dùng súng bắn bị thương nhiều người dân tại Tỉnh
Kiên Giang cũng xuất phát từ tranh chấp đai với chính quyền cho thấy
chính quyền đang mạnh tay hơn trong việc giải quyết tranh chấp với
người dân không phải bằng đối thoại mà bằng những roi điện, chó nghiệp
vụ, hơi cay thậm chí là súng đạn.
Nhưng thử hỏi khi làm như thế chính quyền sẽ được lợi gì ? Xin thưa chính quyền sẽ có cái mà họ cần đó là đất đai.
Cái họ mất là gì? Xin thưa đó là mất đi niềm tin yêu, sự kính trọng của
người dân đối với chính quyền. Mà một khi những điều đó mất đi xã hội
sẽ đi vào tình trạng mất ổn định, mất đoàn kết trong nhân dân, người
dân khi bị áp bức quá mức họ sẽ tìm cách phản kháng lại điều này tạo
lên mối nguy hiểm cho chế độ cầm quyền.
Và đó còn là hình ảnh không mấy tốt đẹp về Việt Nam trong con mắt
của bạn bè quốc tế, những đối tác, những nhà đầu tư nước ngoài, những
tổ chức như Liên Hiệp Quốc, Human Right Watch… về tình hình tôn giáo,
nhân quyền cũng như trật tự xã hội tại Việt Nam. Điều này sẽ cực kỳ bất
lợi cho chính quyền Việt Nam khi đang muốn mở rộng quan hệ, hợp tác đầu
tư kinh tế, quân sự với nước ngoài nhằm vực dậy và phát triển nền kinh
tế đang gặp rất nhiều khăn do bị tác động của sự suy thoái kinh tế toàn
cầu, sự đe doạ toàn vẹn lãnh thổ từ Trung Quốc và còn nhiều điều bất
lợi, hậu quả khác không thể tính đến được như các cụ ngày xưa có nói đó
là “tham bát bỏ mâm”.
Vậy đâu là lối ra, cách giải quyết cho chính quyền nhằm tránh những
sự hậu quả không đáng có này ? Xin thưa không khó để thực hiện điều này
vì ngay từ thời xưa Nguyễn Trãi cũng đã nói đến qua tác phẩm Bình Ngô
Đại Cáo đó là : “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”
hay như Bác Hồ cũng nói : “Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó vạn lần
dân liệu cũng xong” lòng dân có yên thì đó mới hợp đạo làm quan, lòng
dân có yên thì đất nước mới có ổn định, xã hội kinh tế mới phát triển
được vì vậy mong những người lãnh đạo hãy lấy dân làm gốc chứ đừng lấy
“tôi” làm gốc.
Hãy đối thoại hơn là đối đầu với người dân khi giải quyết vấn đề tranh chấp nảy sinh.
Nếu làm được điều đó chúng ta có thể tự hào khi đi bất kỳ đâu trên thế
giới mình là người Việt Nam một đất nước của “Độc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc”
vì vậy mong những nhà cầm quyền suy nghĩ và có những hành động sửa sai
trước khi quá muộn.
Công Chính
|