Helen Clark – Nguyên Hân chuyển ngữ
HÀ NỘI – Cùng lúc, khi việc sử dụng internet ngày càng tăng,
nuôi dưỡng cả một cộng đồng bloggers sôi nổi, đầy sinh lực, nhà nước
Việt Nam đang tìm cách để quy định sự hoạt động của các blogs, đặc biệt
là những blogs có khuynh hướng chính trị hơn là cá nhân.
Mặc dù những quy định về blog đã được bàn thảo trước đây, vấn đề trở
nên nổi cộm hôm tháng Mười Một năm này khi có những bài tường thuật
được đăng tải trên báo chí trong nước cho hay Bộ Thông tin và Truyền
thông đang dự thảo một luật mới để chống lại “thông tin không chính xác” về Việt Nam.
Hai công ty cung cấp dịch vụ internet là Yahoo và Google đã được công
khai yêu cầu giúp đỡ. Yahoo có một văn phòng đại diện cho hãng nằm ở
Việt Nam và dịch vụ blogging Yahoo 360 của mình, bằng tiếng Việt Nam,
cực kỳ phổ biến.
“Những blogs này là một sự hăm dọa cho chế độ theo nghĩa là nó có
thể biến thành một phong trào bày tỏ ý kiến công khai có tính đại
chúng, và điều này không dễ gì mà kiểm soát được, nó khác với nền
truyền thông do nhà nước quản lý,” ông Stephen Denney ở trường đại
học Berkeley nói với Inter Press Service (IPS) qua e-mail. Ông Denney
điều hành một blog mang tên Tạp chí Nhân quyền cho Việt Nam, và thỉnh
thoảng cập nhật bài vở và được biết cho đến nay, trang mạng của ông
Denney vẫn chưa bị ngăn cấm ở Việt Nam.
Nhiều bloggers nói rằng họ vui lòng với chuyện đăng tải tin tức cá nhân. “Tôi nghĩ rằng hầu hết mọi người xem blogging như là một nhật ký online,” Nguyễn Anh Hùng nói với IPS trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. “Tất cả các bạn tôi hiện đang làm điều đó.”
Dù chỉ đang là sinh viên đại học, Hùng hoạt động hăng hái trong cộng
đồng dân IT ở thành phố Hồ Chí Minh, và những blogs về chủ đề kỹ thuật
viết bằng tiếng Anh. Anh Hùng đồng ý với nguyên tắc của nhà nước, nhưng
anh hoài nghi về chuyện kiểm soát cho được thế giới blogging. “Hiện
có cả 1.5 triệu blogs ở Việt Nam, làm sao (nhà nước) có thể kiểm duyệt
hết được? Nhà nước chỉ muốn đặt mọi cái dưới sự kiểm soát của mình.”
| Theo ông Nguyễn Tử Quảng, giám đốc Trung tâm An ninh Mạng Bách Khoa: "dựa
theo những quy định đang được đem ra thảo luận thì những người vi phạm
bị phạt một số tiền có thể lên đến 12 nghìn đô la và phạt tù nặng nhất
12 năm." Nguồn: IHT
|
Đã một thời, tin tức cho đại chúng căn bản là qua báo chí của nhà nước
và những thông báo được phát thanh rĩ rã qua hệ thống loa công cộng ở
các địa phương, sau khi chương trình phát thanh được mở đầu bằng bản
quốc ca, giờ đây, thông tin chỉ là một cú nhắp chuột!
Khoảng 20 triệu trong tổng số 84 triệu người dân Việt Nam sử dụng
internet. Những quán café có cung cấp dịch vụ internet thì rất phổ biến
khắp hang cùng ngỏ hẽm ở thành phố và các thị trấn ở miền quê. Đến năm
2010, nhà nước nhắm sẽ có 30 triệu người sử dụng internet, nhiều người
đồng ý con số này có thể đạt được.
Bề rộng băng tần quốc tế (international bandwidth) hiện nay của Việt Nam là 30 GB mỗi giây. “Việc sử dụng internet ở Việt Nam đang tiếp tục phát triển,”
ông Chris Harvey, tổng giám đốc của công ty Vietnam Work, và cũng là
người thường hay tổ chức những buổi hội thảo về chủ đề công nghệ thông
tin trong thương mãi nói. “Tỉ lệ (sử dụng internet) của Việt Nam là một trong những tỉ lệ cao nhất trong vùng.”
Nhà nước thúc đẩy việc sử dụng internet và trang bị cho chính khả năng
mình để tiếp cận với người dân. Năm rồi, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,
được xem như là một người cải cách, đã thực hiện một cuộc trực tuyến
online, trả lời khoảng 113 câu hỏi của người nghe.
Tháng Mười cùng năm, Việt Nam nổi cơn sóng gío khi đoạn phim làm tình
của một người nổi tiếng được loan tải qua mạng internet lần đầu tiên ở
Việt Nam, chiếu đoạn phim về nữ diễn viên Hoàng Thùy Linh – là nhân vật
chính trong tuồng Nhật Ký Vàng Anh, là một phim dài nhiều tập nhằm
khuyến khích đức hạnh của giới học trò - được quay qua máy điện thoại
di động. Bốn sinh viên Việt Nam đã bị tuyên án treo vì tội phát tán
đoạn phim này.
Nhưng mặc dù báo chí trong nước thỉnh thoảng làm lớn tiếng về những
blogs mang nội dung tình dục phổ biến tràn lan, nhiều người cho rằng
cái mà nhà nước nhắm vào là hạn chế những blogs mang tính chính trị và
những blogs lấy chuyện đăng tải thông tin là chính.
Mới gần đây, blogger Điếu Cày (tên thật là Nguyễn Hoàng Hải) đã bị kết
tội trốn thuế và bị tuyên án hai năm rưỡi tù ở. Tổ chức bảo vệ báo chí
trên thế giới – Phóng viên Không Biên giới - nói rằng quyết định của
tòa án là nhằm khủng bố ông blogger Điếu Cày – là người đã từng viết về
vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa vốn nhạy cảm. Chủ quyền của những quần đảo
này được tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Việt Nam có hằng trăm tờ báo, tất cả đều bị nhà nước kiểm soát. Tháng
Năm năm nay, hai nhà báo Việt Nam đã bị bắt vì tội tường thuật vụ tham
nhũng “PMU 18”, liên quan đến những viên chức nhà nước cao cấp dùng
tiện viện trợ của nước ngoài để cá độ hằng triệu đô-la cho những trận
bóng đá. Cả hai nhà báo bị tuyên án hôm tháng Mười.
Cũng đã có nhiều viên chức nhà nước cho rằng cái dự luật đang soạn thảo
của Bộ Thông tin và Truyền thông là khó thực hiện, ngụ ý là con đường
trước mắt đòi hỏi báo cáo và kiểm soát cần sát sao chặt chẽ hơn. Người
nào vi phạm luật blog mới sẽ có thể bị án 12 năm tù ở.
Mặc dù những công ty cung cấp dịch vụ internet của Việt Nam đã phải đối
diện và chấp nhận với sự kiểm soát ngặt nghèo hơn những công ty cung
cấp dịch vụ được sử dụng phổ biến hơn của ngoại quốc, nhà nước Việt Nam
đã công khai yêu cầu sự hợp tác của hai công ty Yahoo và Google.
“Chúng tôi cần xem luật lệ quản lý blogs này có gì trong đó. Chúng tôi cần có thêm tin tức,”
ông Vũ Minh Trí, tổng giám đốc của Yahoo Việt Nam nói. Ông nói thêm
rằng Yahoo 360 có một chức năng để than phiền, khiếu nại và những gì
đưa lên mạng không tuân thủ theo nguyên tắc của người sử dụng sẽ được
xem xét và bị xóa. Yahoo đã bị Thượng viện Hoa Kỳ chỉ trích gắt gao năm
rồi vì đã cung cấp chi tiết của những bloggers người Trung Hoa bất đồng
chính kiến cho nhà nước Trung Quốc.
| Đàn áp Thiên An Môn thời đại internet! Nguồn: maximumpc.com
|
Ông Kevin Miller, một người tư vấn mạng ở Hoa Kỳ cũng có blogs về công
nghệ thông tin ở Việt Nam và điều hành mạng BarCamp Saigon nghĩ rằng
hai công ty Yahoo và Google có thể dùng kinh nghiệm của họ ở Trung Quốc
như là một thử nghiệm. “Công
nghệ thông tin (IT) là một thị trường hái ra tiền ở Việt Nam. Tất cả sẽ
tùy thuộc vào chuyện để đền lại, Yahoo và Google sẽ được gì.”
Cho đến bây giờ, sự hiện diện của Google ở Việt Nam không đáng kể. Bên
cạnh một văn phòng đại diện và một vài sản phẩm chế biến cho thị trường
Việt Nam, máy chủ của Google nằm ở Singapore. Yahoo thì đã từng gặp rắc
rối trong năm nay khi làm ăn ở Việt Nam mà không có giấy phép cần thiết.
Những trang blogs nằm ở ngoại quốc như Blogspot được biết là đã bị kiểm
duyệt trước đây, và những trang mạng kêu gọi dân chủ cho Việt Nam, nhân
quyền, tôn giáo hay những trang mạng khiêu dâm đôi khi bị kiểm duyệt.
Nhưng so với Trung Quốc, nhiều trang mạng này vẫn được tiếp cận từ Việt
Nam.
“Đôi lúc, nó tùy thuộc vào công ty cung cấp dịch vụ internet. Nó
không nhất quán với nhau. Rất nhiều lúc nó tùy thuộc anh vào mạng ở chỗ
nào,” ông Miller nói.
Và nếu các máy chủ nằm ở nước ngoài, thì các bloggers sẽ tiếp tục đăng
bài của họ lên đó, và khi blogs của họ bị ngăn chận, họ chỉ đơn giản mở
blog mới.
Blogger mang tên “Zero” đồng ý. Mặc dù blogger này cũng đồng ý với luật mới, anh nói, “Nó sẽ bảo vệ Việt Nam khỏi bị ảnh hưởng của tình dục và chính trị,”
nhưng anh ta thừa nhận mình là người hâm mộ của tacke.com, là một blog
sử dụng Yahoo 360 với những tin tức về tham nhũng và những vụ tai tiếng
ở Việt Nam.
Gần đây, hình ảnh của hằng trăm giáo dân Công giáo biểu tình phản đối
sự tuyên án tám giáo dân khác vì chuyện tranh chấp đất đai đã được đưa
lên mạng. “Nếu họ xóa blog này (tacke.com), nó sẽ bắt đầu lại ở chỗ khác,” Zero nói.
“Ở Việt Nam, nó có những điều nào đó anh không nên đề cập đến, hay nên nói nhẹ nhàng, bớt gay gắt chút,” theo Hùng.
© DCVOnline
|