Công
an mạng Việt Nam đang làm những gì? Chắc chắn, bạn hãy tin rằng đang có
những đơn vị công an đặc biệt để lên mạng Internet làm chức năng theo
dõi, bóp méo dư luận... Các thông tin cho chúng ta suy đoán được rằng,
công an mạng Việt Nam hẳn cũng đang làm theo mô hình hoạt động của công
an mạng Trung Quốc.
Bài bình luận của bình luận gia Tiêu Cường
(Xiao Qiang) ngày 24-11-2008 trên đài RFA nói rằng công an Trung Quốc
đã mất tới ba năm trong khoảng từ 2003 tới 2006 để hoàn tất đề án khổng
lồ “Tấm Lá Chắn Vàng.” Ông nóí không chỉ có hơn 50% cơ quan cảnh sát
của Trung Quốc đang tuần tra Internet, mà cũng có riêng một cơ quan có
tên là Public Information Network Security and Monitoring Bureau (Sở
Tuần Cảnh và An Ninh Mạng Thông Tin Công Cộng), nơi có kỹ thuật tối tân
và công an mạng trang bị đầy đủ. Đó là những sản phẩm trực tiếp của Đề
Án Tấm Lá Chắn Vàng.
Tuy nhiên đó chỉ mới nói về cơ cấu. Hẳn
nhiên là cơ cấu công an và cảnh sát để theo dõi thì nứơc nào cũng có...
nhưng chỉ có Trung Quốc, và cũng nên tin rằng cả CS Việt Nam, cũng có
loạị công an mạng đặc biệt, chuyên về bóp méo dư luận. Đài BBC, trong
bản tin của Michael Bristow từ Bắc Kinh, đề ngày 16-12-2008 đã gọi loại
công an này là “spin doctors” (các thầy bàn bóp méo dư luận).
Như
thế, chúng ta sẽ hiểu vì sao có những người gần như ngồi trên các diễn
đàn Internet phóng email hỏi và đáp gần như 24 giờ/ngày. Và họ moi móc
đủ thứ, chọc giận, chia rẽ... và làm cho hàng ngũ những người hoạt động
dân chủ nghi ngờ nhau, và rồi chụp mũ nhau.
Phóng viên Bristow
viết rằng Trung Quốc đã trả lương cho “các thầy bàn Internet” (Internet
commentators) trong một chiến dịch kiểm soát ý kiến công chúng. Các
thầy bàn Internet này sẽ lướt mạng khắp các diễn đàn để tìm các bản tin
xấu mặt nhà nước -- và rồi quật ngược lại.
Bản tin nói là công
an mạng, tức thầy bàn Internet, đưa các lời bình luận lên các trang web
và diễn đàn để bóp méo tin xấu thành tin có lợi cho đảng và nhà nước.
Đảng
CSTQ từ lâu đã tìm cách kiểm soát ý kiến công chúng bằng cách kiểm soát
các luồng thông tin. Đó là lý do không thể cho tư nhân làm báo, mở đài
TV hay phát thanh. Nhưng tới Internet lại là một mặt trận thông tin rất
là mới. Và vì chính phủ TQ không kiểm soát hết các thông tin được phóng
lên mạng, nên đã phải sử dụng tới các thầy bàn Internet để bóp méo dư
luận..
Bản tin của Bristow nói rằng các công an mạng này được
huấn luyện đặc biệt, và phải có đầy tính đảng mới có thể làm thầy bàn
Internet. Họ được gọi là “đảng 50-xu” bởi vì người ta nói là cứ mỗi lời
bàn phóng lên mạng của họ có tính tích cực tung hô đảng, thì sẽ được
trả lương 50 xu tiền TQ, tức 0.07 Mỹ Kim, hay 0.05 Euro.
Một
tàì liệu từ sở công an thành phố Tiêu Tác (Jiaozuo), tỉnh Hồ Nam
(Henan), đã ca ngợi thành công quá lớn của đạọ binh thầy bàn này.
Tàì
liệu này kể lại chuyện một công dân TQ phóng lên Internet lời chỉ trích
công an trên một trang web vì bị phạt về vi phạm luật giao thông. Thế
là, một chưởng phóng về phía công an, liền có hàng trăm chưởng phản
kích ngược lại từ các thầy bàn 50-xu.
Tàì liệu công an này kể
rằng, một trong các thầy bàn ở sở công an này phúc trình ngay lời chỉ
trích kia trong vòng 10 phút khi vừa lên mạng. Sở công an bắt đầu phản
kích, sử dụng tới hơn 120 người phóng lên lời bình luận rằng bị phạt
lỗi giao thông là đáng đời, và phải ca ngợi luật lệ giao thông chứ,,,
Phóng
viên Bristow ghi lời bản phúc trình công an, “Trong 20 phút sau đó, hầu
hết lời bình đều ủng hộ công an -- thực sự, nhiều người lên mạng bắt
đầu lên án người chỉ trích ban đầu kia.”
Và tất nhiên, các thầy bàn 50 xu đều không quên bày tỏ trung thành với nhà nứớc, và ủng hộ công an.
Bản
tin nói rằng lý do thành lập binh đoàn này, được huấn luyện ở các trung
tâm đặc biệt ở Trung Quốc, mới vaì năm trứơc, bởi vì chính phủ CSTQ
thấy rằng không thể nào ngăn hết tất cả các mẩu tin xấu mặt nhà nước.
Các
đơn vị công an mạng này như thế hoạt động không cần chỉ thị của trung
ương, và cũng không gây tai tiếng với dư luận qúôc tế vì không cần sử
dụng tới luật pháp làm lớn chuyện hay phải trừng phạt gay gắt.
Còn
các đơn vị công an mạng ở Việt Nam làm như thế nào? Nhiều phần, chúng
ta có thể tin là sẽ theo mô hình này của Trung Quốc. Nghiã là, nếu bạn
làm điều có lợi cho phong traò dân chủ, hãy tin là bạn sẽ bị chụp mũ là
cộng sản. Nhiều phần là thế. Bạn không tin? Cứ lên mạng mà thử.
Trần Khải
|