Thứ Sáu, 2024-03-29, 2:06 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Hai » 21 » LẠI CHUYỆN ÔNG NGUYỄN THẾ THẢO: VỀ VỤ ÁN QỦY ĐỎ XỬ 08 HIỆP SỸ CÔNG CHÍNH ĐỨC MẸ MARIA: 8/12/2008
8:40 AM
LẠI CHUYỆN ÔNG NGUYỄN THẾ THẢO: VỀ VỤ ÁN QỦY ĐỎ XỬ 08 HIỆP SỸ CÔNG CHÍNH ĐỨC MẸ MARIA: 8/12/2008

Lm Gioan Baotixita Ðinh Xuân Minh

Lại chuyện ông Thảo! Nghe rồi, nói mãi, chán qúa!


Hết việc ông Thảo, ngày 15/10/2008, đã ngang nhiên triệu tập ngoại giao đoàn để chơi trò đấu tố và đòi thuyên chuyển Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt khỏi tòa Tổng Giám Mục Hà Nội. Nay, lại ngày 12/12/2008, ông có „công văn“ đề nghị thuyên chuyển một số Linh mục ra khỏi Giáo xứ Thái Hà.


Trong „công văn“ gửi Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế, cái gọi là Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội do ông ta cầm đầu, nhắc lại yêu cầu "phê phán", "giáo dục", và "điều chuyển" một số Linh mục tại nhà thờ Thái Hà, đứng đầu là Linh Mục chánh xứ Vũ Khởi Phụng. Và gồm Lm Nguyễn Văn Khả, Lm Nguyễn Văn Thành, Lm Nguyễn Ngọc Nam Phong ra khỏi địa phận để gọi là "tạo điều kiện cải thiện mối quan hệ giữa nhà thờ với chính quyền."


Ông Nguyễn Thế Thảo lè nhè hết sức! Nguyên nhân tại sao ông Thảo phải lải nhải nhai lại bổn cũ như thế? Ai phải cần giáo dục? Ai cần phải phê phán? Thân thiện bắt tay làm tay sai với những kẻ tham nhũng với lòng tham vô đáy? Ngu dại mới thọc đầu vào rọ.


Chúng tôi có vài những nhận định sau:


1. Chiêu thức Dương đông kích Tây


Chiêu thức sao y bổn cũ, chúng tôi cho rằng là vì ông Thảo sợ những người giáo oan, và những qúi Linh Mục tu sĩ nhận diện ra được quan cướp đất, nên ông Thảo tìm cách đưa những ngôn sứ thời đại ra khỏi vùng ông tham nhũng, nhằm mục đích, ông dễ rãnh tay tham nhũng biển thủ của cải của dân và của nhà nước nhiều hơn. Ngoài ra, ông Thảo muốn chứng minh rằng, ông ta là người ngay chính, không có mắc tội tham nhũng. Ông ta mới chính là người công chính! (sic!).


Ông Thảo mượn thế cái bóng Nhân dân để nói rằng, nhân dân đồng bào ở thành Hà muốn thế. Ông Thảo có chính danh đại diện cho nhân dân ở thành phố Hà Nội không? Thưa không! Vì, ông Thảo được đảng chọn, đảng cử, và người dân miễn cưỡng phải đi bầu cho có lệ, cho xong chuyện mà thôi. Vì, dù dân không đi bầu, ông thảo cũng đã được đảng Cộng sản để ý mắt đen rồi. Ông Thảo chỉ chính danh đại diện cho Nhân Dân Hà Nội, nếu và chỉ nếu, cuộc bầu cử được diễn ra trong cạnh tranh lành mạnh, trong một thể chế dân chủ đa nguyên và được diễn ra tuyệt đối trong quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp của mọi người công dân. Chừng nào chưa có chuyện đó xẩy ra, thì ông Thảo tiếm danh vẫn hoàn tiếm danh, khi ông ta tự nhận đại diện cho người dân thành Hà. Không nhẽ người dân Hà Nội chọn người tham nhũng hối lộ, gian manh, dối trá xảo quyệt ma qủy như ông Thảo, để dại diện cho mình là những người dân hiền hòa ngay chính?! Không nhẽ người yêu chuộng lẽ phải, yêu thích công bằng lại đi chọn kẻ ma quái tham lam, tham nhũng như ông Thảo? Vô lý!


Rồi đây, tai ươn còn đổ xuống thành Hà nữa không, vì tội ông Thảo và ê kíp của ông ta? Người công chính không đấu tranh có bị vạ lây không?


2. Chiêu thức đánh bùn sang ao hay chiến thuật vừa ăn cướp vừa la làng


- Từ kẻ cướp, tố người bị trộm. Ý ông Thảo muốn nói: Thảo mới là người bị cướp.


- Từ kẻ tham nhũng, tố người công chính. Ý ông Thảo muốn nói: Thảo là người Công chính. Giáo dân mới là những người tham nhũng.


- Từ kẻ gian manh tham nhũng, tố người lòng thiện ngay: Ý muốn nói: Thảo là người tốt, trong sạch.


- Từ kẻ cướp, tố người chủ đất thiện tâm: Ý ông Thảo muốn nói: Thảo là người lo cho dân. Cướp đất làm công viên cho dân. Thảo là một Robin Hood thứ hai Việt Nam.


Ăn không được thì đạp đổ. Ăn không được thì lấy của người làm công!


Nhưng kết luận: Ông Thảo muốn thuyên chuyển những người đòi hỏi công chính nhằm tiếp tục thoải mãn lòng tham vô đáy và sự tham nhũng ăn cướp thêm nữa của ông và ê kíp tại Hà Nội.


Chúng tôi tin rằng, ông thảo biết truyện ”Cây khế và chim đại bàng”?


Truyện dân gian kể như sau:


Có hai anh em nhà nọ, cha mẹ chết sớm, để lại nhiều của cải ruộng nương. Nhưng vợ chồng người anh tranh dành lấy cả, chỉ để cho em một mái nhà tranh lụp xụp và một mảnh vườn con.


Vợ chồng người em không muốn anh em ruột thịt mà phải sinh ra cãi vã với nhau nên chỉ yên lặng chí thú làm ăn. Tuy vất vả đôi chút, nhưng được cái gia đình êm ấm, hạnh phúc.


May là trong vườn có một cây khế, qủa ngọt lịm. Tới mùa, vợ chồng hái đem ra chợ bán, cũng đỡ được phần nào tiền gạo.


Khế ngọt nên chim chóc tới đầy. Thấy bầy chim nhỏ cũng chẳng phá bao nhiêu, vợ chồng để yên cho chúng đến rúi rít cho vui nhà.


Nhưng một hôm tự nhiên có một con đại bàng lớn đến ăn khế. Vợ chồng sợ qúa, nghĩ bụng, chim lớn thế này, chẳng mấy chốc sẽ ăn hết cả cây.


Họ van nỉ chim đại bàng:


- Gia tài chúng tôi chỉ có cây khế này. Chim mà ăn hết thì lấy gì chúng tôi đổi gạo?


- Chim đại bàng liền trà lời:


Ăn một qủa, trả cục vàng.


May túi ba gang, mang theo mà đựng.


Hôm ấy, chim trở lại đậu trên cây khế ba lần, lần nào cũng nói một câu như thế. Cuối cùng, người vợ nói với chồng:


- Hay là mình cứ làm theo lời chim dặn. Để em may một túi ba gang và chở thử xem sao nhé?


Hôm sau, chim đại bàng lại đến, sà đậu xuống sân. Chim hỏi:


- Túi ba gang đâu?


Người chồng liền mang chiếc túi nhỏ nhắn vợ anh mới may hôm qua ra cho chim xem.


Đại bàng nói:


- Cầm lấy túi rồi leo lên ngồi tên lưng tôi đi!


Người chồng hơi bối rối, nhưng cũng thử làm theo lời chim. Và thế là chim và người cất cánh bay xa ra ngoài biển khơi. Họ bay mãi, bay mãi cho đến tận một đảo xa. Chim đại bàng từ từ hạ cánh xuống rồi bảo:


- Tha hồ mà lấy cho đầy bao nhé!


Người đàn ông nhìn kỹ xung quanh và sửng sốt thấy trên mặt đất lấp lánh toàn là vàng bạc châu báu. Anh vừa nhặt đựng cho đầy chiếc túi nhỏ, vừa thầm cám ơn chim đại bàng tốt bụng.


Chẳng mấy chốc sau, chim và người trở về lại căn nhà cũ. Với số vàng ấy, vợ chồng người em sửa lại nhà cửa khang trang hơn, mua được mấy thửa ruộng. Họ không còn phải cày thuê cuốc mướn nữa. Thật là hạnh phúc.


Về phần người anh, từ sau khi ngày chia gia tài, anh ta chẳng buồn đến thăm em. Một hôm có việc đi ngang qua nhà em, người anh hết sức ngạc nhiên về sự sung túc của em mình, và lại càng ngạc nhiên hơn khi nghe người em kể chuyện về con chim đại bàng tốt bụng. Chuyện trò hồi lâu, người anh nói:


- Hai em này! Lâu nay vợ chồng anh đã tận hưởng gia tài của cha mẹ để lại. Anh chị được ở nhà cao cửa rộng, ruộng vườn thẳng cánh cò bay. Hôm nay, anh chị quyết định giao lại cho hai em. Cũng là của cha mẹ cả. Hai em cứ dọn qua nhà anh chị mà ở. Còn anh chị thì sẽ dọn qua đây.


Vợ chồng người em thấy quyến luyến, chẳng muốn rời xa ngôi nhà và mảnh vườn bé nhỏ, nơi mà họ đã từng cùng nhau chia ngọt, sẻ bùi, chung tay vun đắp. Nhưng người anh cứ nài nỉ mãi. Cuối cùng họ đành đồng ý làm theo lời anh.


Dọn đến mảnh vườn nhỏ của em, vợ chồng người anh ngày nào cũng ngồi chờ cho cây khế sớm ra hoa. Và rồi mùa khế cũng đến, chim chóc về đầy, và con chim đại bàng năm xưa cũng quay lại. Thấy chim đại bàng đến, vợ chồng người anh ngồi tước gốc cây khó rõ to, than thở về việc sinh nhai lam lũ của họ.


- Chim đại bàng nhìn xuống và nói:


Ăn một qủa, trả cục vàng


May túi ba gang, mang theo mà đựng!


Hôm sau đại bàng quay lại thì đã thấy người anh chờ sẵn ở gốc cây, tay cầm một túi vải to tướng. Chim đại bàng chở người anh bay nhanh ra đảo. Thấy vàng, người anh quáng mắt, nhặt lấy nhặt để. Đến lúc bao không còn chỗ nhét, lại còn nhặt thêm mấy cục to nhét đầy các túi quần, túi áo và cuối cùng lại phải ngửa mũ ra đựng thêm cũng không tài nào hết vàng trên đảo.


Đại bàng lại chở người anh trở về. Trên đường, chim thấy qúa nặng, nhún nhẹ đôi cánh ngiêng qua một bên, thế là người anh rơi tỏm xuống biển và chìm nghỉm theo túi vàng đầy ắm ắp.”


Ông Thảo và quan cướp ở Việt Nam có giống người anh cả không? Dân tộc nhân dân Việt Nam là người em, là những người thiện tâm, những người tốt bụng. Lấy dùng đủ cho như cầu như đã ấn định. Không tham lam, không ích kỷ vơ vét. Và Đất nước Việt Nam là hòn đảo đầy vàng. Cán bộ nhà nước là những quan Việt Cộng tha hồ nhặt vàng. Lòng tham của họ vô đáy. Chỗ nào nhặt được, họ sẽ không để yên, tìm mọi cách để nhét vào túi, vào quần vào mũ.... Họ vào, vơ, vét, về, với đầy túi. Để muốn đạt lòng tham, họ như người anh cả khóc lóc kể nể than vãn thật to, xem như họ nghèo đói chân chính lắm!? Họ tổ chức những buổi từ thiện, đi ra nước ngoài xin tiền...vv... Nhưng thử hỏi ông Thảo và những quan cướp! Liệu qúi vị có đang ngồi trên lưng chim đại bàng với những túi vàng to lớn đầy ắp không? Và qúi vị có chắc rằng, đại bàng sẽ không gẫy cánh, vì lòng tham của qúi vị?!


Truyện cổ dân gian đã để lại cho chúng ta những tư tưởng qúi báu, dạy cho chúng ta những bài học thật qúi giá. Truyện ”Cây khế” cũng là truyện sấm truyền dân gian áp dụng cho thể chế Cộng sản tham nhũng độc tài hiện nay.


3. Chiêu thức mượn oai nhân dân


Ông Thảo sợ người dân sẽ lên án những kẻ tham nhũng, những kẻ cướp đất cướp nhà, trong đó có ông ta, nên ông phải tìm mọi cách mượn oai danh người dân, chạy tội. Nhưng, chúng tôi đã có lần trình bày: Những kẽ điêu ngoa, những kẻ làm điều gian ác, đừng nghĩ rằng sẽ chạy khỏi nắng trời! Điều dữ sẽ theo đuổi như hình với bóng. Nó sẽ đeo đuổi suốt đời, tới hơi thở cuối cùng.


Viết tới đây, chúng tôi nghĩ đến cây chuyện ”Chạy bóng” sau:


Ngày kia, có anh chàng nọ rất kiếp sợ trước hình bóng của mình. Anh đi đâu, nó đeo đuổi tới đó. Đi chậm, bóng đi chậm. Đi nhanh nó đi nhanh. Và dù đi nhanh bao nhiêu, nó cũng đi nhanh bấy nhiêu để đuổi theo. Anh ta không có cách nào dứt bỏ và thoát nạn được bóng mình. Anh ta tìm mọi cách để thoát nó. Nhưng không tài nào thoát được. Anh ta hết chạy, lại ngồi, hết đi lại đứng lại ngồi, hết lê hết bò càng.. bất cử nhất động! Trong mọi hình thức nào, anh ta cũng thấy bóng nó lẽo đẽo theo mình.


Để trốn bóng mình, anh ta quyết định chạy nhanh. Thế là anh ta chạy, chạy thật nhanh, chạy mãi, chạy mãi, chạy tới lúc anh ta kiệt hết sức, đứt hơi mà chết.”


Vậy, không còn cách nào thoát được bóng của mình sao?! Câu chuyện không dừng ở đây. Nếu anh ta muốn chạy trốn bóng của mình, thì hãy chạy đến bóng cây Thập giá của Chúa, thì anh ta sẽ không còn nhìn thấy bóng của mình nữa.


Thiên Chúa nhận tội và tha thứ thương xót tội lỗi của mình. Và chúng ta sẽ được công chính sống trong vinh danh của Chúa.


Đấy! Nếu ông Thảo biết khôn ngoan thì ông nên công khai nhận sự lỗi lầm của mình trước đồng bào. Và từ rày trở đi, ông thề quyết sẽ không phục vụ cho ma qủy nữa, không làm chứng gian nữa. Ông cũng có thể đến với qúi Linh Mục Dòng Chúa Cứu Thế thú tội, xưng tội cùng với qúi ngài. Chúng tôi chắc chắn tin rằng, các ngài sẽ nhân danh quyền năng Thiên Chúa mà tha tội cho ông. Ông sẽ làm việc đền tội và không còn khiếp sợ tội lỗi của mình nữa. Nếu không, ông sẽ còn mãi lải nhải sợ hãi chạy trốn trước bóng ma của mình, để rồi cuối cùng, chính ông gục ngã trước tội lỗi của mình. Không phải riêng ông, mà ngay cả họ hàng bạn bè của ông cũng sẽ phải xấu hổ tủi nhục vì ông. Tới lúc đó, chính ông sẽ cảm nghiệm được rằng, chẳng có ai bênh vực cho ông đâu, ngay cả những đồng chí của ông cũng sẽ phủi tay chống lại ông. Vì chẳng có ai dám công khai ”bắt quoàng” người dưng, -người tham ô tham nhũng với lòng tham vô đáy, người bất chính-, làm ”họ”. Mang họa, mang vạ vào thân thì sao?! Đâu ai muốn danh dự bị bôi nhọ vì kẻ bất xứng! Lúc đó, ông mới hiểu rõ rằng, đòi hỏi Công chính là việc rất phải được khuyến khích cần làm, phải làm, và nên làm! Vì đây là việc rất chính đáng và rất đáng thán phục ca ngợi!


4. Chiêu thức ra thị oai


Công sản đàn áp và khủng bố người dân đồng bào quen rồi, nên chiếu theo thông lệ, ông Thảo lần này cũng ra sức thị oai, cho rằng, ta là kẻ có quyền có thế, có sức mạnh thuyên chuyển ai, trù dập ai là quyền của ta. Ông Thảo nhầm to rồi. Quyền con người ở đâu mà có?


Như đã có lần chúng tôi đã đề cập đến đề tài này: Quyền con người do Thượng đế ban và do người dân bầu lên trong bầu khí tự do dân chủ. Qua hai phương thức này, thì ông Thảo không có. Và nhất là khi ông Thảo là quan cướp ngày, thì làm sao ông thảo chính danh và có quyền thế nữa! Chỉ có những kẻ nào ngu xi dại dột, thật ngu ngốc mới làm tay sai cho ông mà thôi. Và những kẻ nào làm tay sai cho ông, cuối cùng họ cũng sẽ phản lại ông hoặc ông phản lại họ. Bởi vì, sự liên hệ con người với nhau qua hình thức giả dối gian ác, sẽ không bao giờ bền vững. Giữa kẻ gian manh và kẻ thừa lệnh làm tay sai sẽ không bao giờ có cơ sở nền tảng nhân bản lâu dài bền vững. Chẳng sớm thì muộn, cả hai phải gờm nhau. Họ sẽ phải tố lẫn nhau, kẻ sống người chết. Cả hai sẽ bị thiên hạ nguyền rủa suốt đời, từ đời nọ đến đời kia. Đó là bia miệng đời!


Chiêu thức thị oai của ông Thảo rất nguy hại cho chính ông ta. Chúng tôi xin kể câu truyện ”Chó thị oai”:


Hôm nọ, có con chó vào một nhà nọ. Mọi tấm vách đều được ốp kính. Chó nhà ta bước vào nhà, liền ra vẻ thị oai, ta đây là kẻ có quyền thế địa vị cao trọng. Thế là chó nhà ta liền làm mặt dữ tợn và lên giọng sủa vài cái thị oai. Lạ thay, nhìn chung quanh, chó nhà ta bỗng khiếp sợ. Vì, nhìn đâu cũng thấy toàn những gương mặt ghê tởm dễ ghét, với những nét mặt đầy sắc khí. Và chung quanh, chó đâu mà nhiều mà sủa sang sảng nhiều như thế!


Chó nhà ta khiếp đảm qúa, tìm cách làm bộ mặt có vẻ dữ tợn hơn và hận thù hơn nữa, và sủa to hơn, nhằm thị oai hơn thêm.


Nhưng, đáng tiếc cho chó nhà ta. Càng hung tợn bao nhiêu, chó nhà ta đều gặp những đối thủ với những gương mặt dữ tợn bấy nhiêu. Càng sủa to bao nhiêu, chó nhà ta càng nghe những âm thanh chua chát vọng lại bấy nhiêu.


Qúa khiếp đảm, chó nhà ta càng phải sủa to nữa, thật to, gồng hết sức, dương hết sức lực sủa tới mức độ, chó nhà ta kiệt sức mà chết tức tưởi trong nỗi khiếp sợ của mình.”


Không có lối thoát cho chó? Thưa có chứ! Nếu chó nhà ta chỉ cần miền nở vui cười, với bộ mặt thân thiện, với tấm lòng thật thà ngay chính, thì chó nhà ta sẽ nhận lại được chính những gì chó nhà ta thật tâm ban tặng.


Ông Thảo cũng vậy! Ông nghĩ rằng, ông thị oai như thế, ông có thoát được chính sự thị oai của mình không? Ông có tin rằng, ông sẽ đủ sức thị oai mãi mà không kiệt sức ngã qụy? Kẻ nào sống trong gian manh giả dối, kẻ đó luôn phải thị oai để chạy trốn mặc cảm tội lỗi của mình. Khi mình gian, thì chỉ gặp người dối. Vậy, những kẽ gian dối sẽ thật lòng với ông? Và ông sẽ thật lòng với những kẻ gian dối làm tay sai cho ông? Thưa không! Chẳng bao giờ, và sẽ chẳng bao giờ kẻ gian manh ra tay nghĩa hiệp đỡ kẻ gian. Chỉ có sự thanh trừng vì miếng ăn mà thôi! Chỉ có người đòi hỏi công chính là những người sau cùng cứu ông, nếu ngay từ bây giờ ông thiện tâm quay đầu lại với họ.


5. Công cuộc đòi hỏi Công lý và Hòa bình, công cuộc đi tìm Chân lý bất diệt!


Ông Thảo nhầm to, khi ông cho rằng, nếu ”trục xuất” Đức Tổng giám Mục Ngô Quang Kiệt và qúi Linh mục tu sĩ dòng Chúa Cứu Thế ra khỏi Hà Nội, ông sẽ thoát nạn. Lầm to! Đức TGM Kiệt hay qúi tu sĩ dòng Chúa Cứu Thế chỉ là diện, tiêu biểu hình ảnh những chiến sĩ bảo vệ cho Công Lý và Hoà bình, những Tiên sứ thời đại. Những cái điểm chính, đó, là ông trục đuổi những tư tưởng ma giáo hèn hạ thâm độc đang ngự trị trong tâm hồn của ông kìa! Ông có chạy trốn nó được không? Ông có xua đuổi những lòng tham, tham nhũng, tham ô gian manh, lòng tham cướp đoạt, tính ích kỷ, ra khỏi lòng ông được không?! Điều đó mới đáng phục, đáng kính và đáng nói! Đó mới là ĐIỂM.


Qúi Linh Mục tu sĩ, những nhà lành đạo tinh thần tôn giáo, có bổn phận và trách nhiệm rao giảng sự thật, làm chứng cho sự thật, bênh vực và bảo vệ sự thật. Vì thế, bất kỳ ở đâu, nơi nào, làng mạc thành thị nào, đã là những vị lãnh đạo tinh thần, đều phải có trách nhiệm này. Không nhẽ ông Thảo khuyên qúi vị lãnh đạo tinh thần tôn giáo nên sống gianh manh xảo trá như ông? Ông suy bụng ông ra bụng người rồi! Không nhẽ ông cho rằng, chỉ có vài người yêu chuộng công lý và hòa bình? Nếu không có Đức TGM Kiệt, qúi tu sĩ dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, liệu ông có thể tìm đến Công lý, sự thật trong tâm hồn mình không? Ông có muốn sống thật với lương tâm của mình không? Ông có đáp lại tiếng nói trong tâm hồn của mình không? Cái đó mới là quan trọng. Tìm lại tiếng nói lương tâm cho chính mình mới là điểm. Còn bây giờ, ông tìm cách ”chơi trò hội đồng”, mượn oai danh tiếng nhân dân, để ông rảnh tay sống trong tham nhũng hối lộ. Sống mãi trong bóng tối, thì ông cảm thấy chắc ăn và thoải mái?! Ông nghĩ rằng, chỉ mãi sống như ác qủy Dracula trong đêm tối, hút máu người dân lành vô tội, mới an tâm?! Ông có tin rằng, ông đang và sẽ bị rơi vào tình huống cảnh con chó thị oai kể trên không?!


Công cuộc đòi hỏi Công Lý và Hòa Bình hiện nay đang nở rộng khắp nơi trong và ngoài nước. Đây là cơ hội thận lợi cho ông tìm lại chính mình. Cơ may này chỉ đến với ông một lần.


·       Một là chạy tới núp dưới bóng cây Thập Tự Giá của Chúa nhận tội lỗi, hai là cứ tiếp tục tìm cách bỏ chạy khỏi bóng mình?!


·       Một là thật tâm bày tỏ khuôn mặt thành tâm hướng thiện, hai là ra vẻ thị oai.


Quyết định chọn lựa này nằm trong tay ông và những quan cướp!


Nhân Mùa Giáng sinh, nguyện xin Chúa Hài Nhi, khi xưa Ngài sinh ra, ngôi sao chổi đã hiện ra để hướng dẫn ba vua đến kính thờ lạy Đấng Hoàng Tử Bình An. Xin Ngài chiếu sáng cho ông Thảo và tất cả những quan cướp, những kẻ lòng tham vô đáy, những kẻ thị oai, thị nạt, thị nộ nhân dân, -những người nhỏ mọn yếu đuối-, những kẻ muốn trốn bóng mình, tìm ra lẽ phải. Xin Chúa Hài Nhi rọi ánh sáng vào tâm hồn tối tăm u muội của họ, giúp họ tìm thấy đường ngay nẽo chính mà theo. Có như vậy, mong họ mới thấy bình an trong tâm hồn. Vì, ”Bình an duới thế cho người thiện tâm!” (Luca 1, 12)


(Đức Quốc, thứ sáu, ngày 19/12/2008)

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 675 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0