Tờ
Người Lao Động số ra ngày thứ 6, 19 tháng 12 có bài viết nói rằng
“người dân phải tự đi kiện để đòi công ty Vedan bồi thường thiệt hại,
chứ cơ quan nhà nước, không thể đứng ra kiện giùm”.
Theo
báo này thì sở dĩ có chuyện “nói đi, nói lại như vậy” là vì Ủy Ban Nhân
Dân tỉnh Đồng Nai không chỉ đạo đúng quy định của pháp luật, khiến người dân địa
phương, cũng là nạn nhân bị vướng luật.
Mời
quý vị nghe Đỗ Hiếu trình bày các chi tiết.
Trong
nhiều loạt bài trước, Ban Việt Ngữ chúng tôi đã gởi đến quý vị thính giả thông
tin liên quan đến vụ công ty Vedan xả nước thải ra giòng sông Thị Vãi, từ hàng
chục năm qua, gây ô nhiễm trầm trọng cho môi trường, khiến cư dân quanh vùng mất
đi kế sinh nhai, không đánh bắt được cá tôm, nuôi trồng thủy sản, đồng thời tác
hại đến cuộc sống bình thường về mặt sức khỏe, do mùi hôi thối xông lên thường
xuyên; Một số cư dân đã di dời đến vùng đất khác.
Ra
thông báo, hủy thông báo
Tôi thấy đây là trách nhiệm không phải chỉ có cơ
quan nhà nước tại địa phương liên can, mà cần sự phối hợp với nhiều cơ quan
khác có thẩm quyền.
LS Nguyễn Văn Hậu
Được
biết, cách đây trên 2 tháng, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đồng Nai chỉ đạo 2 huyện Long
Thành, Nhơn Trạch kiểm tra mức độ thiệt hại của các hộ dân để giúp họ khởi kiện
công ty Vedan.
Rồi
gần 3 tuần sau đó, tỉnh lại ra thông báo hủy bỏ chỉ đạo đó, và đề nghị các cơ
quan chức năng trả lại đơn khiếu kiện, để người dân trực tiếp yêu cầu Vedan bồi
thường thiệt hại.
Khi
được Đài chúng tôi hỏi ý kiến ông về việc “nói đi, nói lại như vậy” và “nhiều
nông dân không kiện được Vedan vì vướng luật” , luật sư Nguyễn Văn Hậu, thuộc
Đoàn Luật Sư Thành Phố Hồ Chí Minh, là người nhận trợ giúp pháp luật cho một số
gia đình nạn nhân trong vụ VEDAN, tại huyện Cần Giờ cho biết:
“Đó
là cái mãng riêng ở tỉnh Đồng Nai, phần tôi thì hiện đang khảo sát lại cái nguồn
nước ô nhiễm, thu thập đầy đủ chứng cứ, nên tôi nghỉ là mình sẽ làm được rõ vấn
đề thôi. Tôi rất là ngạc nhiên, không hiểu vì sao bên kia (tỉnh Đồng Nai) họ
không làm được. Vừa rồi, tôi có đi khảo sát ở huyện Cần Giờ và đang khảo sát lại
nguồn nước, để thống kê lại mọi chi tiết liên quan đến vụ việc.
Tôi
tin rằng mình sẽ làm được việc giúp đỡ các nông dân ấy.
Cuối
tháng này , tôi sẽ có kết quả khảo sát nguồn nước, rồi thống kê, để tiếp tục hướng
dẫn người dân xúc tiến việc khiếu kiện Vedan.”
Nhà
nước “kiện giùm” là sai luật
Vẫn
theo tờ Người Lao Động thì, đúng với nguyên tắc , ai có quyền lợi bị xâm hại,
chính người đó, mới có quyền khởi kiện, cho nên việc cơ quan nhà nước, tức là tỉnh
Đồng Nai, đứng ra “kiện giùm” là chuyện bất bình thường và sai luật.
Tôi thấy là không có gì sai luật hết, trong việc bảo
vệ quyền lợi người dân, vấn đề là cần phải chứng minh và phải giải quyết như thế
nào.
LS Nguyễn Văn Hậu
Chuyện
này có hợp lý hay không? Luật Sư Nguyễn Văn Hậu phân tích:
“Tôi
thấy là không có gì sai luật hết, trong việc bảo vệ quyền lợi người dân, vấn đề
là cần phải chứng minh và phải giải quyết như thế nào. Khi người dân chịu thiệt
hại thì tôi chứng minh rõ sự việc đó là do nguồn nước gây ra, vấn đề còn lại là
phải chờ thời gian thôi, mới đạt kết quả.”
Báo
Người Lao Động nói thêm, hội nông dân là một đoàn thể, tổ chức nên chỉ có thể
cùng hợp tác với các hội viên, trong trường hợp này là nạn nhân của công ty
Vedan, chứ không có quyền đứng đơn khởi kiện, cho nên trong việc đòi bồi thường
thiệt hại, người dân vẫn phải tự lực cánh sinh là yếu tố chính.
Từ
vị trí của một luật gia nắm vững vấn đề kiện tụng này, luật sư Nguyễn Văn Hậu
nhấn mạnh:
“Tôi
thấy đây là trách nhiệm không phải chỉ có cơ quan nhà nước tại địa phương liên
can, mà cần sự phối hợp với nhiều cơ quan khác có thẩm quyền, cũng như chính bản
thân chúng tôi, phải làm được điều đó, từng chứng minh rằng, nguồn nước ô nhiễm
trước đây đã được Vedan công và đền bù cho nông dân gánh chịu thiệt hại, tuy
nhiên vì các nạn nhân này chưa rành về thủ tục, nên tôi tiếp tục hỗ trợ họ về mặt
pháp lý và tôi tin rằng mình có thể làm được.”
Qua
trao đổi với phóng viên Ban Việt Ngữ chúng tôi, luật sư Nguyễn Văn Hậu hy vọng,
sang năm vụ kiện công ty Vedan gây ô nhiễm môi trường sẽ được công ly giải quyết
thỏa đáng:
“Nhờ
chứng minh được cụ thể hậu quả cùng sự thiệt hại do Vedan gây ra , thì họ phải
bồi thường cho nông dân trong vùng bị ảnh hưởng, trong hệ thống pháp luật của
Việt Nam có quy định rõ vấn đề này. Sang năm 2009, tôi sẽ cố gắng làm được những
điều hữu ích, cho các nông dân”.
Xin
cám ơn luật sư Nguyễn Văn Hậu, thuộc Đoàn Luật Sư thành phố Hồ Chí Minh đã dành
thời giờ cho Đài chúng tôi.