Ngày
4 tháng 12 năm 2008, trong Hội Nghị các nước Tư Vấn về viện trợ cho VN,
tại Hà Nội ông Mitsuo Sakaba, đại sứ Nhật bản ở VN, đã chính thức thông
báo cho chính quyền VN biết, Nhật sẽ ngưng các khoản viện trợ thuộc ODA
(official Development Assistance) vì lý do tham nhũng, cụ thể nhất là
vụ ông Huỳnh Ngọc Sỹ, Phó Giám Đốc Sở Giao Thông Vận Tải TP HCM, kiêm
Giám Đốc ban Quản Lý Dự án Đại lộ Đông-Tây đã nhận hối lộ 2.8 triệu đô
la cho dự án làm đường xá từ công ty Tư Vấn Quốc Tế Thái Bình Dương
(Pacific Consultants International) của Nhât.
Nhật
Bản cho biết chỉ khi nào VN có phương án chống tham nhũng triệt để và
cụ thể thì lúc đó viện trợ ODA mới có thể xét lại. Theo Đại sứ Mitsuo
Sabaka, số tiền 890 triệu đô la còn sót lai của viện trợ ODA năm 2008
cũng tạm ngưng, và cả 6 công trình đã lên kế hoạch đều bị đình chỉ.
Sau
khi tuyên bố, Đại sứ Nhật đứng lên, bỏ ra về ngay, không tham dự cả bữa
tiệc khoản đãi của nước chủ nhà là VN, tiếp theo sau đó. Điều đáng nói
là, Đại Sứ Nhât cho “nổ trái bom “ngay sau khi Nguyễn Tấn Dũng lên cam
kết: “ VN hứa tôn trọng từng cắc bạc tiền viện trợ từ nguồn ODA và sẵn sàng làm tất cả mọi thứ trong tinh thần trách nhiệm của mình”. Đây là một sự nhục mạ nặng nề cho nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa VN trước mặt các phái đoàn quốc tế tham dự hộị nghị.
Năm 2008, các nước trên thế giới đã viện trợ cho VN 5,426 tỷ đô la,
trong đó Ngân Hàng Phát Triển Á Châu, Ngân Hàng Thế Giới, và Nhật Bản
là 3 nguồn tài trợ lớn nhất. Năm 2007, Nhật Bản đã chi 1 tỷ đô la với
lãi suất thấp cho VN vay trong các dự án đường sá, cầu cống, hệ thống
xa lộ Bắc Nam, và cả công viên kỹ nghệ.
Lễ
ký kết hợp đồng xây dựng đại lộ Đông-Tây giữa đại diện VN và Phái đoàn
PCI của Nhật Bản ngày 11-1-2005. Dự án này từng được báo chí VN ca ngợi
là ”chắp thêm đôi cánh phát triển cho TP HCM
Vụ
tham nhũng PCI được phanh phui ở Nhật từ tháng 7 năm 2008. Chính quyền
Nhật nhanh chóng bắt giữ ngay 4 lãnh đạo của PCI. Họ thẩm vấn, điều
tra, ghi chép khẩu cung từng người, tịch thu các chứng từ, sổ sách liên
quan tới vụ án. Ngay 18 và 19 tháng 9 Phai doan Cuc hợp tác Quốc tế,
thuốc Bộ ngoại Giao Nhật Bản đến Hà Nội để yêu cầu VN hợp tác điều tra
vì người nhận hối lộ là người VN, ông Huỳnh Ngọc Sỹ, Phó Giám Đốc Sở
Giao Thông Công Chánh TP Hồ Chí Minh. Chính quyền VN thì cứ thờ ơ, cố
tình kéo dài , hy vọng rằng lâu dần, dư luận sẽ lắng dịu xuống và đi
vào quên lãng. Khi đó, Huỳnh Ngọc Sỹ vẫn còn tạị chức đứng đầu ban Quản
Lý Đại lộ Đông Tây và Môi Trường Nước Thành phố.
Thứ Trưởng Ngoại Giao VN còn tổ chức một cuộc họp báo, phát biểu rằng:
“ VN đả đề nghị phía Nhật Bản, trong khi vụ vi ệc đang được điều tra,
chưa có kết luận, thì các cơ quan truyền thông của cả hai nước không
nên đưa tin”
Lời
phát biểu này gây công phẫn trong giới truyền thông Nhật Bản. Các ký
gỉa Nhật phát biểu mạnh mẽ: “Nếu chính phủ VN có chủ tâm che dấu, hoặc
cố tình làm đơn giản sự việc, thì chúng tôi sẽ cương quyết chống đối
tới cùng…” “chúng tôi không quan tâm và không bao giờ chấp nhận một đề
nghị như đề nghị vừa rồi của chính phủ VN, chúng tôi bỏ ngoài tai lời
đề nghị ấy, và chúng tôi vẫn tiếp tục theo dõi để tường trình sự vi ệc
này.”
Đúng theo luật pháp quy định, 3 tháng sau, vào trung tuần tháng 11, tòa
án Nhật Bản họp để xét xử 4 nghi can PCI. Theo phán quyết của tòa, cả 4
người đều có tội và phải lãnh án tù. Trong khi đó, ở VN, chính quyền
vẫn tuyên bố là chưa có bằng cớ cụ thể và Huỳnh Ngọc Sĩ vẫn nhởn nhơ
ngoài vòng pháp luật. Sự kiện này làm cho dư luân Nhật rất đỗi bất
bình. Nhiều tờ báo Nhật đã đăng tải những lời chỉ trích hằn học: “Tiền
đóng thuế của nhân dân Nhật chi giúp những người khó khăn ở VN, chứ
không phải để cho bọn ăn cắp đút túi.”
Không
hiểu sao Nguyễn Tấn Dũng dám mạnh miệng hứa hẹn: “tôn trọng từng cắc
bạc tiền ODA và đề cao trách nhiệm.” Trước đó không lâu, 2 vụ tham
nhũng tầy trời: là vụ PMU 18 va vụ Bùi Tiến Dũng đều là tham ô tiền xây
dựng cầu đường của ODA. Nguyễn Viết Tiến, Thứ Trưởng Giao Thông Vận Tải
bị 2 nhà báo trẻ tố cáo tham nhũng. Nhưng kết quả ngưạ về ngược,
người tham nhũng thì trắng án, người tố tham nhũng thì bị đi tù. Trước
đó chẳng bao lâu, Bùi Tiến Dũng Giam Dốc các dự án xây cât cầu Bãi
Cháy, xa lộ 18, 10. 2…đã lấy tiền ODA xây nhà nghỉ mát ở ngoại thành Ha
nội tốn kém 165.000 đô la năm 2001. Từ 1998 tới 2005 đã chi tiêu 167
ngàn đô la để mua các xe cộ cá nhân. Chỉ trong vòng 2 tháng trong năm
2006, Dũng đã cá độ đá banh thua hết 2.4 triêu đô la. Ra tòa, Dũng chỉ
bị kết tội lấy tiền công qũy đánh bài, nhưng không bị kết tội tham
nhũng. Hai vụ án này làm cho các quốc gia viện trợ, trong đó có Nhật
Bản vô cùng phẫn nộ và thất vọng. Vụ PCI chỉ là một giọt nước thêm vào
ly nước đã quá đầy mà thôi.
Ngưng viện trợ, thì những người thiêt thòi nhất vẫn là dân Viêt
Nam
.
Những lãnh đạo thối nát tham lam, ăn cắp tiền viện trợ đã làm cho nước
VN mất đi cơ hội được phát triển, nhân dân VN mất đi cơ hội được hưởng
những an toàn và tiện nghi của văn minh. Hành động của Nhật, cũng như
một tiếng chuông rung cảnh giác các quốc gia đang viện trợ cho VN, và
tạo cho lãnh đạo VN một nỗi nhục nhã mà không biết đến bao giờ mới rửa
sạch được.
Quyết
định sáng suốt của Nhật Bản đã dạy cho lãnh đao VN một bài học đ ể đời
và cho nhân dân VN có cơ hội nhìn thấy sự khác biệt giữa độc tài và dân
chủ. Độc tài như ở VN, nhà nước dùng quyền lực để bao che, dung túng,
baỏ vệ quyền lợi một nhóm người mà quên đi quyền lợi của 86 triệu
người. Dân chủ thì mọi chuyện đều minh bạch vì người dân luôn quan sát
việc làm của chính quyền để góp ý. Dân VN cần phải tìm hiểu điều gì đã
ngăn cản VN tiến tới dân chủ như Nhật Bản? Xin trả lời, rất rõ ràng: Đó
là chế độ Cộng sản Việt