Chủ Nhật, 2025-01-12, 6:51 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Hai » 22 » Tự do ngôn luận tại Việt Nam qua vụ "Con Rồng Đá"?
3:31 PM
Tự do ngôn luận tại Việt Nam qua vụ "Con Rồng Đá"?


2008-12-21

Sự việc NXB Tổng Hợp Đà Nẵng bị tạm đình chỉ hoạt động, Giám đốc và Phó giám đốc bị tạm đình chỉ công tác do sai phạm trong việc xuất bản tác phẩm “Rồng đá” đã gây ra không ít xôn xao trong dư luận.

AFP PHOTO

Việt Nam hiện có hơn 700 tờ báo nhưng tất cả điều nằm trong vòng kiểm soát, chịu sự chi phối của Đảng và Nhà nước.

Người ta cho rằng quyết định này phát xuất từ việc tập truyện “Rồng Đá” có những truyện mà nhà cầm quyền Việt Nam cho là 'đụng chạm' tới quan hệ Việt - Trung. Việc đóng cửa các nhà xuất bản, và đình chỉ chức vụ biên tập viên sẽ ảnh hưởng đến quyền tự do ngôn luận và các lãnh vực thông tin ra sao? Thông tín viên Hà Giang có bài viết về vấn đề đáng quan tâm này.

Đình chỉ vì “động chạm”

Lịch sử là gì? Là chuyện đã xảy ra có nhiều người biết đến, nhiều người nghe đến, nhưng hễ không có lợi cho đảng là đảng cần phải bịt mồm … Không lẽ đảng nghĩ rằng đảng hủy diệt mọi chứng cớ của lịch sử thì lịch sử sẽ không xảy ra?

Thành viên diễn đàn điện tử Z-28

Ngay sau khi lệnh đình chỉ nhà xuất bản Đà Nẵng được ban hành, ông Vũ Ngọc Tiến, một trong hai tác giả của tập truyện ngắn “ Rồng Ðá”, đã “Gửi lời chia buồn tới nhà xuất bản Ðà Nẵng và cá nhân anh Ðà Linh, tổng biên tập”, qua một thư ngỏ được phổ biến trên mạng lưới Internet. Trong thư này, ông Vũ Ngọc Tiến tiết lộ rằng, tác phẩm “Rồng Đá” bị thu hồi vì có truyện ngắn “động chạm” tới cuộc chiến ở biên giới phía Bắc giữa Việt Nam với Trung Quốc vào năm 1979, và hai truyện khác nữa liên quan tới cuộc chiến giữa Việt Nam với Hoa Kỳ.

Về truyện ngắn có tựa đề “Chù Mìn Phủ và Tôi” ông Vũ Ngọc Tiến viết:

 “Truyện ngắn ‘Chù Mìn Phủ và Tôi’ đề cập đến cuộc chiến biên giới phía Bắc (1979). Nó là cuộc chiến phi lý nhất trong thế kỷ XX đối với cả 2 dân tộc, mà cả ta và phía bên kia đều phải nghiêm túc nhìn ra là cần phải tránh và hoàn toàn có thể tránh được. Những thảm cảnh do cuộc chiến ấy gây ra thì nhiều lắm, khốc liệt hơn cả những gì mà tôi mô tả. Giờ ta không thể bình thản coi đó như một vụ va quệt xe trên đường, mà phải tỉnh táo và sòng phẳng với lịch sử.”

Phó Giám Đốc kiêm Tổng Biên Tập của nhà xuất bản Đà Nẵng, nhà văn Đà Linh, đã phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên Mặc Lâm của đài Á Châu Tự Do, vào ngày 12 tháng 15 năm 2008 như sau:

“Chính cái điều này chúng tôi cũng bất ngờ lắm, bởi vì các cơ quan chủ quản mới có một thông tin một chiều thôi, thành ra là cũng có thể chưa nắm bắt được đâu, cái công việc và cái bản chất sự việc, thế cho nên là chính chúng tôi cũng kiểm tra và rà soát lại. Chúng tôi đã khẳng định rõ, nếu mà có cái quyết định tạm ngưng mà dựa vào cái này, thì tôi cho rằng nó là một quyết định nó không phù hợp”.

Nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đó là một cái nhu cầu lớn nhất của bất cứ một xã hội nào mà cần phát triển một cách lành mạnh.

Nhà văn Bùi Minh Quốc

Trong khi đó, một thành viên của diễn đàn điện tử X-Café có biệt hiệu là Z-28, một trong số ít người đã đọc tập truyện ngắn Rồng Đá, nhận xét rằng nhà nước thường không thích ai nói đến, biết đến truyện gì không có lợi cho họ. Z-28 viết:

Lịch sử là gì? Là chuyện đã xảy ra có nhiều người biết đến, nhiều người nghe đến, nhưng hễ không có lợi cho đảng là đảng cần phải bịt mồm. Chiến tranh biên giới Trung-Việt có nhiều thương tâm tàn bạo mà những người trong cuộc chiến muốn kể ra. Tại sao lại phải dấu diếm? Chuyện những người vượt biên chết trên biển cả, trong các trại tị nạn thì dân họ lập bia tưởng niệm, tại sao đảng lại quyết tâm đi đập phá bia? Không lẽ đảng nghĩ rằng đảng hủy diệt mọi chứng cớ của lịch sử thì lịch sử sẽ không xảy ra? Đảng bịt mồm thiên hạ nói về chiến tranh giữa 2 anh em ‘môi hở răng lạnh’ thì cuộc chiến Trung - Việt không hề xảy ra hay sao?”

Tự do ngôn luận, báo chí?

Nhà văn Bùi Minh Quốc cho rằng việc quản lý các hoạt động báo chí và xuất bản là một hành vi quá đáng:

“Tôi thấy qua cái vụ mà đối xử của vụ Thông Tin, và nói chung những cơ quan quản lý về văn hóa tư tưởng, đối với các cái hoạt động báo chí và xuất bản, là nó rất quá đáng và cái này nó o ép báo chí văn nghệ một cách có hệ thống, thì mới diễn ra nhiều cái việc cách chức tổng biên tập này, tổng biên tập kia rồi cấm cuốn sách này, thu hồi cuốn sách kia một cách có hệ thống, từ đó đến nay, thì cái việc mà đối với nhà xuất bản Đà Nẵng, nó là một cái chuỗi, nó nằm trong một cái chuỗi như thế!”

Trong một thư ngỏ mà ông đã yêu cầu giúp phổ biến trên mạng lưới Internet, ông Bùi Minh Quốc đã nhắc nhở mọi người rằng tự do ngôn luận là một quyền cơ bản của người dân đã được hiến pháp Việt Nam ghi rõ. Ông viết:

Chiến tranh biên giới Trung-Việt có nhiều thương tâm tàn bạo mà những người trong cuộc chiến muốn kể ra. Tại sao lại phải dấu diếm? Chuyện những người vượt biên chết trên biển cả, trong các trại tị nạn thì dân họ lập bia tưởng niệm, tại sao đảng lại quyết tâm đi đập phá bia?

Thành viên diễn đàn điện tử Z-28

Các quyền cơ bản của người dân đã được ghi rõ trong Hiến pháp, trong đó có quyền tự do bày tỏ ý kiến, tự do báo chí và tự do xuất bản, nghĩa là phải có báo chí tư nhân. Luật báo chí, luật xuất bản nào không có điều khoản để đảm bảo cho công dân ra báo tư nhân, nhà xuất bản tư nhân là vi phạm Hiến pháp”.

Nhìn thẳng, nói rõ sự thật

Quan niệm rằng cùng nhìn thẳng vào sự thật là nhu cầu thiết yếu cho xã hội, nhà văn Bùi Minh Quốc đã cả quyết:

“Nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đó là một cái nhu cầu lớn nhất của bất cứ một xã hội nào mà cần phát triển một cách lành mạnh, bao giờ cũng phải nhìn được rõ cái sự thật của tình hình đất nước và tình hình xã hội, và nói rõ được cái sự thật ấy lên. Ra báo chí tư nhân và xuất bản tư nhân là hết sức bức thiết, bởi vì cái này là hiến pháp đã quy định rồi, đã có rồi, có từ lâu rồi!”

Qua một loạt sự cố liên tiếp với các cơ quan báo chí như Thanh niên, Tuổi Trẻ, Đại Đoàn Kết, cũng như dự định quản lý Blog, cùng việc thu hồi tập truyện Rồng Đá, cách chức Ban Giám đốc rồi lại quyết định đình chỉ NXB Đà Nẵng, dư luận đã quan ngại rằng nhà cầm quyền Việt Nam đang ngày càng muốn siết chặt lại sinh hoạt của giới truyền thông và quyền tự do ngôn luận, sau một thời gian tương đối nới lỏng lãnh vực này.

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 714 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0