Thứ Năm, 2025-01-23, 11:11 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Hai » 22 » 85 tu nghiệp sinh VN bị bắt ở Nhật vì liên quan đến hàng hóa mất trộm
4:00 PM
85 tu nghiệp sinh VN bị bắt ở Nhật vì liên quan đến hàng hóa mất trộm


081219104416-314-728.jpg

Phi công Ðặng Xuân Hợp, hảng hàng không quốc doanh Vietnam Airlines bị bắt ở Tokyo vì liên quan đến tổ chức tuồn hàng ăn cắp tại Nhật về Việt Nam tiêu thụ. (Ảnh : Kyodo News)

TOKYO, Japan - Ít nhất, đã có 85 người Việt Nam gồm các “tu nghiệp sinh” được đưa sang Nhật tu nghiệp và làm việc đã bị bắt giữ vì liên quan đến các vụ đánh cắp hàng hóa, đặc biệt là mỹ phẩm phụ nữ đắt tiền, đưa về Việt Nam tiêu thụ.

Bản tin Kyodo News cho hay như vậy khi cuộc điều tra về đường dây chuyển vận hàng hóa lậu về Việt Nam tiến hành.

Theo nguồn tin này, Ðặng Xuân Hợp, 33 tuổi, phi công phụ trên một chuyến bay Boeing 777 của hãng hàng không quốc doanh Vietnam Airlines (VNA) khai với cảnh sát rằng ông ta đã được trả công $100 đô la cho mỗi lần chuyển hàng. Ông phủ nhận là không biết các thứ hàng đó là hàng bị ăn cắp tại các cửa tiệm.

Báo chí Nhật cho hay cơ quan điều tra nghi ngờ là Hợp đã chuyển hàng một hay hai lần mỗi tháng và công việc này đã diễn ra ít nhất một năm nay.

Ðặng Xuân Họp bị cảnh sát bắt ngày 17 Tháng Mười Hai 2008 khi vừa đáp xuống phi trường quốc tế Narita, ngoại ô Tokyo.

Nhóm 85 người Việt Nam đã bị bắt giữ thuộc các nhóm đánh cắp hàng hóa khác nhau. Theo sự ước lượng của cảnh sát, số hàng hóa mất cấp gồm mỹ phẩm, quần áo và các loại khác trị giá khoảng 140 triệu yên (hay $1,565,470 USD). Cảnh sát cũng cho rằng các thứ đồ đánh cắp đã được tập trung và gửi đến chỗ tạm trú của ông Hợp ở Nhật, rồi ông ta bỏ vào hành lý cá nhân, mang lên máy bay về Việt Nam.

Trên nguyên tắc, hành lý xách tay của phi công chính và phi công phụ không phải qua sự khám xét của quan thuế phi cảng Nhật. Cảnh sát đã khám xét 6 địa điểm hôm Thứ Tư vừa qua của VNA trên đất Nhật tại các phi trường Narita, Kansai và Chubu cũng như tiếp tục điều tra để tìm hiểm xem làm thế nào các hàng hóa sau khi đã lấy cắp được phân phối ra sao.

Ngoài Ðặng Xuân Hợp, báo chí Nhật mới chỉ nêu tên 2 người khác là tu nghiệp sinh Hoàng Văn Hưng và Lâm Tăng Tức đều 23 tuổi bị bắt ở thành phố Tamana. Người phụ nữ Việt Nam 32 tuổi đóng vai trò chuyển hàng hóa cho Hợp cũng đã bị bắt.

Nếu các vụ chuyển vận hàng về Việt Nam trót lọt, các người làm nhiệm vụ ăn cắp được hứa hẹn cho 50% tiền. Một tu nghiệp sinh khai được hứa hẹn như vậy nhưng chưa nhận được đồng nào.

Các vụ đánh cắp hàng hóa từ các tiệm thuốc (drugstores) và các cửa tiệm khác trên đất Nhật của các nhóm này bắt đầu từ năm 2006.

Theo tin Kyodo News, Hợp đã từng bị bắt hồi Tháng Bảy tại một khách sạn thuộc quận Osaka với 27 món hàng, gồm cả mỹ phẩm, mà ông biết là hàng ăn cắp.

Cảnh sát đã tìm thấy dấu hiệu quan hệ giữa Hợp và tổ chức đánh cắp hàng hóa khi họ tìm thấy phiếu gửi bưu kiện tại chỗ ở của người phụ nữ nói trên mà họ bắt giữ trong Tháng Bảy.

Báo Tuổi Trẻ viện dẫn tin của truyền thông Nhật nói rằng “Theo tờ Tokyo, cảnh sát Saitama phối hợp với cảnh sát Gunma đã bắt hai người Việt Nam chuyên kinh doanh các loại thực phẩm Châu Á vì tội mua các món đồ trộm cắp. Hằng tháng người này kiếm lời trên dưới 2 triệu yen. Liên quan đến đường dây này, cảnh sát hai tỉnh cũng đã bắt 12 người Việt Nam và cho biết tiếp tục điều tra về những người có liên quan. Báo này còn cho biết cảnh sát đã phát hiện tại nhà bà Trần Thị Mỹ Hạnh (người đem hàng mỹ phẩm đến cho phi công Hợp) một tờ fax từ Việt Nam, trong đó có nội dung ngày gửi và người nhận là Ðặng Xuân Hợp.

Trong khi đó theo báo Yomiuri, cơ phó Ðặng Xuân Hợp khai đã 2-3 lần mang hàng về và mỗi lần được trả 100 USD.

Báo Kobe chiều 18 Tháng Mười Hai cho biết đã xác định được một người Nhật có tham gia trong vụ này. Theo đó người này (37 tuổi) sống không nghề nghiệp đã được một thanh niên Việt Nam (27 tuổi) nhờ đứng tên thuê hai nơi chứa hàng. Khi bị bắt vào Tháng Sáu 2008, trong nồi cơm điện tại một nơi chứa hàng có chứa đồ lấy trộm.”

Trước đây ngày 25 Tháng Năm 2008, hải quan sân bay Narita (Tokyo) cũng đã tạm giữ tiếp viên Trần Thanh Phong của Vietnam Airlines tham gia chuyến bay VN950 từ Sài Gòn đi Tokyo. Kiểm tra hành lý tiếp viên này, cơ quan hải quan Nhật Bản phát hiện nhiều tiền yen và hàng hóa trị giá hơn 10,000 USD. Sau khi được về nước, tiếp viên này đã xin nghỉ việc.

Theo báo Asahi, lợi dụng vấn đề này hên hãng xuất khẩu lao động Sovilaco trực thuộc bộ Lao Động-Thương Binh-Xã Hội Cộng sản Việt Nam đã có những dấu hiệu biến sự nâng đỡ của chính phủ Nhật thành một dịch vụ buôn người.

Các tu nghiệp sinh được đưa sang Nhật phần lớn chỉ là những người không phải thợ chuyên môn, hay tệ hơn, không phải chuyên viên cần tu nghiệp mà chỉ nhà những người dân quê ít học. Họ đã phải nộp những số tiền lệ phí dịch vụ lớn để được đi bên cạnh lệ phí hàng tháng. Báo Asahi nói cảnh sát tỉnh Kumamoto đang giữ và truy tố hai tu nghiệp sinh Việt Nam được các tổ chức trộm cắp điều động tới đó để lấy cắp. Hoàng Văn Hưng 23 tuổi, và Lâm Tăng Túc 23 tuổi, đã bị bắt tại trung tâm Kikuyou, thành phố Tamana ngày 10 tháng 8 vừa qua với số tang vật là 107 món mỹ phẩm đắt tiền trị giá khoảng 260,000 Yen tức khoảng 3000 đô-la.

Hai người vừa nói mới đến Nhật từ tháng 2 trước đó. Hưng và Túc được một công ty kiến trúc ở thành phố Koshi nhận cho tu nghiệp và sống trong ký túc xá của công ty. Hàng tháng họ được trả mỗi người 80,000 Yen tức khoảng 900 đô-la. Số tiền này cũng chỉ đủ để sống ở nước Nhật đắt đỏ về mọi mặt. Tuy nhiên theo tin Asahi, họ đã gửi về Việt Nam 60,000 Yen tức 700 đô để trả nợ tiền vay xuất cảng lao động.

Trong số gửi về đó, phải trả phí khoản quản lý lao động tới 10,000 Yen tức hon 100 đô-la cho cán bộ của công ty Sovilaco. Họ chỉ còn lại có 20,000 Yen hơn 200 đô-la để sống nên không đủ sống. Đấy là đầu mối dẫn đến chuyện tìm cách kiếm thêm thu nhập bằng những hành động bất hợp pháp. Để có cơ hội xuất khẩu lao động, tu nghiệp sinh sang Nhật hay bất cứ thị trường lao động ngoại quốc nào, người nông dân nghèo khổ đều phải cầm cố đất đai nhà cửa để vay một số tiền nộp cho công ty tuyển người quốc doanh. Theo nguồn tin trên, để được nhận sang Nhật làm tu nghiệp sinh nông dân Việt Nam đã phải trả một lệ phí lên đến 1 triệu Yen tức khoảng 11 ngàn đô-la chưa kể tiền quà cáp, hối lộ, và là số tiền vô cùng lớn đối với họ.

Báo Asahi viện dẫn lời của một viên chức điều tra nói rằng có các dấu hiệu đây là hành động buôn người ở cấp nhà nước. Bởi vậy, cơ quan điều tra đang chuyển sang hướng tâm sự hợp tác của Tổ Chức Hình Cảnh Quốc Tế ICPO để tìm hiểu về hành vi buôn người quốc tế tại Nhật dưới hình thức đưa người đi làm tu nghiệp sinh mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đứng ra điều hành.

Ngày 3 Tháng Mười Hai 2008, các tờ Tiền Phong, Thanh Niên, dựa vào thông tin của Ngân Hàng Nhà Nước CSVN khoe rằng tiền “kiều hối” chuyển về Việt Nam năm nay ước đạt $8 tỉ USD, nhiều hơn năm ngoái $2.5 tỉ USD. Trong số này một lượng không nhỏ là tiền của những người đi lao động nước ngoài và các “tu nghiệp sinh” chuyển về.

Năm ngoái, người xuất khẩu lao động và “tu nghiệp sinh” gửi về nước $1.7 tỉ USD và năm nay dự trù tới $2.5 tỉ USD.

Theo Nguoiviet & Calitoday News

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 793 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 32
Khách: 32
Thành Viên: 0