Thứ Ba, 2024-12-24, 8:49 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Hai » 23 » Tác động kinh tế và giải pháp cho vấn đề thiếu nhân lực cao tại VN
6:49 AM
Tác động kinh tế và giải pháp cho vấn đề thiếu nhân lực cao tại VN


2008-12-22

Mức cung nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng thiếu hụt so với mức cầu của thị trường lao động Việt Nam

Screen shoot from Youtube

Michael Porter

Sự khan hiếm lao động và chuyên viên trình độ cao trong nhiều ngành có  tác động gì về mặt kinh tế, và kế  hoạch giải quyết của Việt Nam liệu có kịp thời đem lại hiệu quả hay không?

Trong bối cảnh kinh tế thị trường và toàn cầu hóa hiện nay sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt.  Kể từ khi gia nhập WTO, Việt Nam ngày càng thấy rõ tính chất ganh đua quyết liệt của thị trường kinh doanh thời điểm này.  Lợi thế cạnh tranh trong thời gian này vì vậy không thể bỏ qua việc sở hữu một đội ngũ lao động giỏi, trình độ cao.

Trong tình thế khủng hoảng hiện nay, chất lượng nhân sự và chất lượng sản phẩm là hai điều quan trọng hơn hết.
Giáo sư Michael Porter

Chất lượng nhân sự và chất lượng sản phẩm 

Giáo sư Michael Porter của Đại học Kinh doanh Harvard, một chuyên gia tư tưởng nổi tiếng về vấn đề chiến lược cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh trong lãnh vực kinh tế, tại buổi hội thảo về vấn đề Lợi thế Cạnh tranh Toàn cầu và Việt Nam, diễn ra ở Sài Gòn hồi đầu tháng 12, đưa ra nhận xét là Việt Nam hiện còn yếu về năng lực cạnh tranh trong kinh tế.  Ông nói rõ rằng trong tình thế khủng hoảng hiện nay, chất lượng nhân sự và chất lượng sản phẩm là hai điều quan trọng hơn hết. 

Doanh nghiệp Việt Nam lâu nay nhận thức được điều đó.  Theo thông tin của Hội Doanh nhân trẻ TPHCM, đưa ra hồi tháng Chín năm nay, 85% doanh nghiệp ở Việt Nam tin rằng thiếu hụt nhân lực cao cấp sẽ cản trở sự phát triển và bành trướng của công ty. 

Thiếu hụt nhân sự cao tác động ra sao đến hiệu năng, lợi nhuận và phát triển của doanh nghiệp?  Một thạc sĩ quản trị kinh doanh, hiện trong ban lãnh đạo một công ty sản xuất sản phẩm  nhựa  ở TP HCM, tóm tắt tác động này đối với sức cạnh tranh của một doanh nghiệp, nếu không có đủ nhân lực giỏi cho cả khâu kỹ thuật lẫn vị trí điều hành:

"Khi muốn có giá thành thấp mà hiệu quả sản xuất tốt thì khâu sản xuất phải rất là hiệu quả trong vấn đề sản xuất, đặt hàng, đặt mua nhiên liệu, và quản lý nhân công. 

Khi sản xuất tốt thì vấn đề hàng hư hỏng, hàng bị trả lại thấp hơn.  Không đựơc học theo cách sản xuất đạt hiệu năng cao hay không đủ trình độ sản xuất thì khâu hàng làm ra  phẩm chất có thể thấp. 

Phẩm chất thấp thì hàng bị trả lại.  Giá thành của sản phẩm lại cao.  Khi đó thì khó mà cạnh tranh được với các mặt hàng khác.

Trong khâu quản lý mà chuyên viên không có trình độ, không đựơc nâng cấp thì vấn đề khuyến khích họ làm việc cho đạt hịêu năng rất là khó, vì họ không nhìn thấy đựơc sự lợi ích của việc cắt giảm giá thành và cắt giảm lượng hàng bị hư hỏng."
Một thạc sĩ quản trị kinh doanh

Trong khâu quản lý mà chuyên viên không có trình độ, không đựơc nâng cấp thì vấn đề khuyến khích họ làm việc cho đạt hịêu năng rất là khó, vì họ không nhìn thấy đựơc sự lợi ích của việc cắt giảm giá thành và cắt giảm lượng hàng bị hư hỏng."

Chuyên viên cao cấp yếu tố quan trọng 

Về mặt vĩ mô, nguồn nhân lực cao thiếu hụt cũng tác động đến tăng trưởng kinh tế của cả nước.  Giáo sư kinh tế Nguyễn Quốc Khải ở bang Virginia - Hoa Kỳ, cựu chuyên viên kinh tế của World Bank, cho biết một số tác hại ấy qua phân tích như sau:

"Thứ nhất, nếu mà thiếu những chuyên viên, thiếu những nhân công, họăc không có chuyên viên cao cấp thì những nước ngọai quốc mà đầu tư vào Việt Nam sẽ giảm.  Bởi vì khi đầu tư thì cần có 5 yếu tố quan trọng.  1 trong 5 yếu tố đó là vấn đề nhân công, đặc biệt là những chuyên viên cao cấp. 

Thứ hai, nếu nước ngoài đã đầu tư vào rồi mà nhân công hay chuyên viên cao cấp không đủ thì việc thành lập nhà máy hoặc bắt đầu để cho nhà máy họat động sẽ bị chậm lại.  Thí dụ như công ty Việt Mỹ Garment Export Company, lúc đầu dự trù mở vào tháng Sáu 2006 nhưng vì không thể nào tìm đủ 2 ngàn công nhân có khả năng may đàng hoàng nên đã phải hoãn lại ngày khởi sự họat động.  Như vậy thấy rõ là bị thiệt hại.  Đó là nói về vấn đề đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra, có thể nói về một vài thiệt hại khác cho nền kinh tế của Việt Nam.  Ví dụ như cách đây ít lâu chính phủ Việt Nam đưa ra một bản tin nói rằng bây giờ tìm người nghiên cứu, tiên đoán về thời tiết ở Việt Nam không có.  Lý do là trả lương ít quá nên không ai muốn làm nghề đó.  Thời bây giờ vấn đề khí tượng ở Việt Nam rất là quan trọng vì nó ảnh hưởng đến mùa màng, và Việt Nam lại nằm trên con đường hay có bão,.  Vậy nếu không có chuyên viên cho vấn đề khí tượng thì lụt lội, thuyền bè bị đắm, kinh tế vì vậy bị thiệt hại."

Khan hiếm nhân sự chất lượng cao là điều phổ biến của nhìều ngành nghề hiện giờ ở Việt Nam và đang ở vào mức trầm trọng.  Số liệu trong nước cho biết hiện giờ Việt Nam thiếu đến cả 1 triệu rưỡi nhân lực cao.  Nhân lực kỹ thuât cao trong nhiều lãnh vực như xây dựng, cơ khí, công nghệ thông tin, công nghệ cao…  còn rất hạn chế.  Chẳng hạn, Việt Nam lúc này có khoảng 500 ngàn kỹ sư đang hành nghề tuy nhiên số kỹ sư được công nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế, như tiêu chuẩn kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN, chỉ hơn 150 người.  Nói riêng về nhân sự cho các vị trí lãnh đạo cấp cao, có đến 70% doanh nghiệp đang bị khát nhân tài, theo báo cáo liệu của Hội Doanh nhân trẻ TPHCM.

Khan hiếm nhân sự chất lượng cao là điều phổ biến của nhìều ngành nghề hiện giờ ở Việt Nam và đang ở vào mức trầm trọng.  Số liệu trong nước cho biết hiện giờ Việt Nam thiếu đến cả 1 triệu rưỡi nhân lực cao.

Trước tình cảnh ấy chính quyền có đặt ra một số kế họach như nhờ các nước phát triển giúp đỡ trong việc đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, tăng lượng du sinh, thu hút giảng viên ngọai quốc,  và kêu gọi trí thức Việt kiều trở về phục vụ. 

Tuy nhiên vì nhiều lý do, kết quả của các kế họach này còn khiêm nhượng.  Sự hỗ trợ của các nước tiên tiến có giới hạn.  Số giảng viên ngọai quốc đến Việt Nam tác nghiệp và số trí thức người Việt hải ngọai trở về không thấm vào đâu so với nhu cầu.  Gần 70% du sinh, niềm hy vọng cho nguồn cung cấp nhân lực chất lựơng, không hồi hương sau khi thành tài. 

Đổi mới chương trình đào tạo phù hợp với công nghệ hiện đại

Trao đổi với báo chí trong nước cách đây 3 tháng, vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp, tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh, cho rằng muốn nâng lượng lao động có kỹ năng cao, Việt Nam cần thực hiện nhiều chính sách như hình thành cơ chế và hệ thống các chuẩn đào tạo; tiếp tục đổi mới chương trình đào tạo theo chuẩn năng lực nghề nghiệp hoặc chuẩn kỹ năng nghề.

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, tại hội nghị về phát triển nguồn nhân lực thông qua đào tạo nghề, do Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội tổ chức ở Hải Phòng vào ngày 2 tháng Chín, đưa ra các ý kiến tương tự, như mạng lưới dạy nghề cần đựơc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện; trang thiết bị cần được đầu tư; ngành nghề đào tạo cần theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp; chương trình đào tạo cần phù hợp với công nghệ hiện đại và cần được đổi mới.

Mạng lưới dạy nghề cần đựơc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện; trang thiết bị cần được đầu tư; ngành nghề đào tạo cần theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp; chương trình đào tạo cần phù hợp với công nghệ hiện đại và cần được đổi mới.
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân

Ông Nguyễn Quốc Khải, với mấy mươi năm kinh nghiệm trong ngành kinh tế, lưu ý về một nguy cơ lớn có thể xảy ra nếu Việt Nam không khắc phục được tình trạng thiếu nhân tài hiện nay:

"Trước đây theo luật Việt Nam mỗi công ty Việt Nam chỉ đựơc có 3% số nhân viên làm việc là người ngọai quốc mà thôi.  Bây giờ theo luật WTO mà Việt Nam đã gia nhập thì Việt Nam không còn cái giới hạn đó nữa.  Người ta có thể đem bất cứ một chuyên viên thượng thặng nào ở bên ngoài vô mà không bị cản trở gì cả. 

Như vậy rõ ràng là những người ngọai quốc có thể vào Việt Nam, chiếm thị trường công ăn việc làm của người Việt Nam.  Đó là một cái hậu quả rất tai hại. Nếu mình không có người thì người ta đưa người khác vào đất nước của mình, làm việc ngay trên đất nước của mình.  Trong khi đó thì dân mình lại bị thất nghiệp."

Hiện nay mỗi năm Việt Nam có hàng ngàn lao động phổ thông gia nhập thị trường lao động mà không hề qua đào tạo nghề nghiệp.  Trong khi đó chương trình tăng cường năng lực đào tạo nghề của Bộ Lao động-Thưong binh-Xã hội chưa đạt kết quả mong muốn vì đầu tư cho chương trình còn thấp và quản lý chương trình còn yếu kém.

Các kế họach giải toả tình trạng khan hiếm nhân lực cao tại Việt Nam rồi đây đạt đựơc kết quả hay chăng hiện còn là một dấu hỏi đang đợi câu trả lời.
Category: Kinh tế | Views: 871 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 23
Khách: 23
Thành Viên: 0