Kế
hoạch trọn gói kích cầu, để đối phó suy giảm kinh tế của chính phủ, đã
bất ngờ được mở rộng từ 1 tỷ đô la loan báo lúc đầu thành 6 tỷ đô la,
hay từ 17.000 tỷ đồng trở thành 110.000 ngàn tỷ đồng.
Tất
cả mọi ngành kinh tế đều trông đợi được kích cầu, thế nhưng khu vực nông thôn với
nông dân và nông nghiệp được đề cập tới một cách khá khiêm tốn, từ nội dung
thông tin được loan báo cả chính thức lẫn bên lề các cuộc hội họp.
Ưu tiên nông nghiệp
Một
số chuyên gia cho rằng phát triển nông nghiệp nông thôn là chiến lược dài hạn,
kích cầu cho nông dân ngay trong lúc này là làm sao giải toả đầu ra cho lúa gạo
của nông dân. Nông dân có tiền mới lo toan cho vụ mùa sau, có tiền bán lúa thì
nông dân mới có thể tiêu xài, chính họ cũng là nguồn kích thích tiêu dùng.
Nông dân hiện nay đang rất là khó trong sản xuất, nếu
kích thích cho sản xuất hoạt động thì đầu ra của nông dân hiện đang bí. Kích ở
đây là làm sao kích cho được cái đầu ra.
TS Lê Văn Bảnh
TS
Lê Văn Bảnh, Viện Trưởng Viện Lúa Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long phát biểu:
“Nông
dân hiện nay đang rất là khó trong sản xuất, nếu kích thích cho sản xuất hoạt động
thì đầu ra của nông dân hiện đang bí. Kích ở đây là làm sao kích cho được cái đầu
ra.”
Trong
dân số 86 triệu người, nông dân và những người sống ở khu vực nông thôn lên tới
hơn 50 triệu người. Nói chung đây là thành phần nằm trong các nhóm dễ bị tổn
thương, khi nền kinh tế gặp vấn đề, dù là lạm phát phi mã, giảm phát, suy thoái
hay suy giảm.
Saigon
Tiếp thị Online trong bài viết về kích cầu đầu tư, đặt vấn đề là chính phủ cần
chú trọng khu vực nông nghiệp và nông thôn. Tờ báo tổng hợp ý kiến chuyên gia
cho rằng, chính phủ nên dành một phần ưu tiên trong gói kích cầu 1 tỷ USD để đầu
tư cho nông nghiệp và nông thôn. Điều gọi là mang lại ích lợi cho nông thôn đồng
thời, xác lập hướng đi đúng và giảm tải cho khu vực đô thị vào lúc này.
Đầu tư vào hạ tầng nông thôn sẽ giúp cải thiện và lưu thông hàng hoá nông sản tốt hơn. Photo courtesy of VietNamNet.
Saigon
Tiếp Thị Online trích lời TS Võ Hùng Dũng, Giám Đốc Phòng Thương Mại Và Công
Nghiệp Việt Nam ở Cần Thơ nhận định rằng, kinh tế suy thoái, sản xuất của doanh
nghiệp bị đình trệ, tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng cao hơn ở nông thôn. Vẫn theo lời
TS Võ Hùng Dũng, số lao động nhập cư lên đô thị đều là những người nông thôn.
Khi việc làm trong ngành công nghiệp, dịch vụ không còn, doanh nghiệp sẽ sa thải
nhân công. Những người dân nhập cư ở đô thị sẽ quay trở lại nông thôn.
Trong
dịp trả lời đài ACTD gần đây, TS Đặng Kim Sơn, Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu
Chính Sách Chiến Lược Phát Triển Nông Nghiệp Nông Thôn, đã phân tích một số
khía cạnh liên quan tới làn sóng lao động nhập cư thành thị quay lại nông thôn khi
bị mất việc làm.
“Đa số người ở nông thôn
ra đô thị là ra tạm thời. Họ ra theo mùa vụ, thậm chí có người sáng đi chiều về
nếu họ cách đô thị trong vòng dưới 100 km. Những người này sống cả 2 cách sống,
vừa nông thôn vừa đô thị.
Thứ hai là những người có
tay nghề cao, đã làm cho các doanh nghiệp, thì trong tình hình hiện nay nếu khủng
hoảng tài chánh tác động đến, các doanh nghiệp thu hẹp qui mô sản xuất, thì có
thể có một số lượng đáng kể lao động này quay lại nông thôn.”
TS
Đặng Kim Sơn cũng bày tỏ sự quan ngại sâu xa của ông, trong trường hợp công việc
làm ở thành thị sụt giảm, dẫn tới việc người lao động nhập cư phải trở về với
ruộng đồng:
Đa
số người ở nông thôn ra đô thị là ra tạm thời. Họ ra theo mùa vụ, thậm chí có
người sáng đi chiều về nếu họ cách đô thị trong vòng dưới 100 km. Những người
này sống cả 2 cách sống, vừa nông thôn vừa đô thị.
TS Đặng Kim Sơn
“Vấn đề mà chúng tôi lo ngại
nhất, không phải là tệ nạn xã hội, mà là việc làm và thu nhập cho người ta. Có
một đặc điểm, nhất là ở nông thôn miền Bắc, đó là nông dân Việt Nam đa số không
bán ruộng. Tức là dù có ra đô thị, đất đai vẫn để lại cho người nhà, hoặc cho
thuê.
Khi trở về, việc đầu tiên của họ là sử dụng mảnh đất ấy để canh tác. Tức
là họ chuyển từ lao động công nghiệp sang nông nghiệp. Đây là điều ít xảy ra ở
các nước khác. Đây có thể xem là “miếng đệm” tạo ra phần nào việc làm, thu nhập
cho người dân.
Tuy nhiên, nếu thị trường
nông sản phát triển tốt thì cơ hội này mới là thực tế. Còn nếu thị trường nông
sản cũng co hẹp lại, cho dù họ có thể trở lại sản xuất trên mảnh đất nông nghiệp
đó, thu nhập cũng không thể bằng được giai đoạn họ làm trong công nghiệp. Điều
chúng tôi lo ngại nhất là điều này.”
Trên
báo Saigon Tiếp Thị, TS Võ Hùng Dũng, Giám Đốc Phòng Thương Mại Công Nghiệp VN
tỉnh Cần Thơ khi góp ý với chính phủ, đã nói rằng kích cầu đầu tư đúng hướng
vào nông thôn, Nhà nước không những vừa bảo đảm vừa tạo thêm việc làm cho nông
dân mà còn giúp những người dân nhập cư ở đô thị trở về, tham gia trở lại lực
lượng lao động ở nông thôn.
Như
một minh họa về tình trạng kinh tế khó khăn, nhà máy đóng cửa sa thải công
nhân. Một doanh nhân ở TPHCM nhận xét:
“Những
công ty trực tiếp xuất khẩu thì bây giờ không còn đơn hàng, lao động cấp cao
còn được giữ lại lao động phổ thông thì bị sa thải ngay, rõ ràng bị ảnh hưởng.”
Hạ
tầng nông thôn?
Trong
bài viết về đề tài kích cầu đầu tư, Saigon Tiếp Thị Online cho rằng, đầu tư vào
hạ tầng nông thôn sẽ giúp cải thiện và lưu thông hàng hoá nông sản tốt hơn. Tờ
báo cho biết, tổng khối lượng hàng hoá vận chuyển của vùng đồng bằng sông Cửu
Long hiện nay chiếm gần 17% toàn quốc. Nếu tính về vận chuyển đường thuỷ thì đồng
bằng sông Cửu Long chi phối gần 48% tổng khối lượng vận chuyển hàng hoá của
cả nước.
Như một dẫn chứng cho vấn đề cần kích cầu vào hạ tầng cơ sở nông thôn,
Saigon Tiếp Thị nhấn mạnh rằng, hệ thống cảng của vùng đồng bằng sông Cửu Long
chỉ mới đáp ứng được 20% tổng lượng hàng hoá xuất khẩu, ít nhất cũng có khoảng
6 triệu tấn hàng hoá xuất khẩu của vùng đồng bằng sông Cửu Long phải thông qua
hệ thống cảng Saigon.
Sau
khi đề cập tới sự cần thiết kích cầu đầu tư vào hạ tầng nông thôn. Báo Saigon
Tiếp Thị Online tiếp tục phân tích về nhu cầu đầu tư cho lãnh vực công nghệ ở
khu vực nông thôn.
Tờ báo trích lời ông Nguyễn Quốc Vọng, chuyên viên Viện Nghiên
Cứu Hoa Quả Bộ Nông Nghiệp Úc nhận định rằng, bất cập trong đầu tư khoa học
công nghệ đã làm trì trệ sự phát triển ngành nông nghiệp trong nước. Theo đó, mỗi
năm VN thất thoát hàng triệu tấn lúa sau thu hoạch bởi vẫn còn áp dụng công nghệ
thô sơ sau thu hoạch.
Một
trong những dữ kiện cho thấy việc kích cầu đầu tư vào nông nghiệp nông thôn phải
là ưu tiên. Để giải quyết lúa gạo tồn đọng ở đồng bằng sông Cửu Long, chính phủ
chỉ đạo các tổng công ty lương thực trong vòng hai tháng từ 1/12 vừa qua tới
28/2 sang năm phải thu mua hết lượng gạo tương đương 1 triệu tấn lúa của hai vụ
hè thu thu đông còn tồn đọng trong dân.
Chính phủ bổ sung 3.500 tỷ đồng để ngân
hàng nông nghiệp cho doanh nghiệp mua lúa gạo được vay và hỗ trợ 100% lãi suất
vay cho doanh nghiệp. Tuy vậy do hệ thống kho tàng ở đồng bằng sông Cửu Long rất
yếu kém, nên doanh nghiệp được hỗ trợ vốn vẫn không sao đẩy mạnh tiến độ thu
mua gạo được, nếu không có đầu ra xuất khẩu ngay.
TS
Lê Văn Bảnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nhận định:
“Vấn
đề này đang khó, hiện nay lãi suất và vốn doanh nghiệp được hỗ trợ, nhưng có vấn
đề là các kho chứa của các công ty đầy quá, họ không có chỗ để, không biết mua
thì làm sao. Thứ hai nữa là lúa trong nông dân, một số để lâu chất lượng kém,
hôm rày chúng tôi họp thấy các công ty vẫn lừng chừng chỗ này, Nhà nước đã nói
như thế, bà con nếu không có tiền thì khâu sản xuất gặp khó khăn. Nhưng mua hết
chỗ này thì cũng khó cho doanh nghiệp.”
Thực
tế là trong hơn 3 thập niên kể từ khi thống nhất đất nước, toàn vùng đồng bằng
sông Cửu Long chỉ xây dựng mới được ba kho chứa mỗi kho có sức chứa 10 ngàn tấn
gạo, cộng chung là 30 ngàn tấn. Muốn hoạt động xuất khẩu gạo với lợi thế, vùng
đồng bằng sông Cửu Long phải có hệ thống kho tàng hiện đại trữ được hàng triệu
tấn gạo và bảo quản lâu dài.
Kích
cầu cho nông thôn nông nghiệp nông dân cả trong ngắn hạn và dài hạn là điều
không thể bị bỏ quên, khi các nhà hoạch định chính sách của VN quyết định chi
tiết kế hoạch kích cầu sắp tới.