Việt
Nam cùng một lúc thực hiện cả 2 biện pháp kích thích kinh tế. Một mặt
thì nới lỏng chính sách tiền tệ. Mặt khác thì tung tiền vào các chương
trình tài khoá. Nhiều chuyên gia tin rằng Việt Nam cần tiếp tục cải tổ,
đồng thời tăng cường giám sát, hệ thống ngân hàng trong tình hình kinh
tế hiện nay.
Biện pháp kích thích kinh tế của VN
Cụ
thể, về chính sách tiền tệ, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam vào trung tuần tháng
này công bố giảm lãi suất cơ bản từ 10% xuống còn 8,5%.
Phương pháp giảm dự trữ, giảm lãi xuất các ngân hàng cho vay được nhiều hơn
Một
công cụ tiền tệ khác cũng được áp dụng, là tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Bản tin của
Reuters ngày 22 tháng 12 cho biết là Ngân Hàng Nhà Nước giảm 1% mức dự trữ bắt buộc, chỉ
còn ở mức 5% mà thôi.
Cả
2 biện pháp giảm lãi suất và giảm dự trữ bắt buộc đều có công hiệu giúp tiền đỡ
“khan hiếm” và do đó trở nên “rẻ” hơn khi cho vay. Hệ quả kéo theo là các ngân
hàng có thể cho vay nhiều hơn. Người có nhu cầu vay có thể vay dễ dàng hơn.
Cả
2 biện pháp giảm lãi suất và giảm dự trữ bắt buộc đều có công hiệu giúp tiền đỡ
“khan hiếm” và do đó trở nên “rẻ” hơn khi cho vay. Hệ quả kéo theo là các ngân
hàng có thể cho vay nhiều hơn. Người có nhu cầu vay có thể vay dễ dàng hơn.
Sự
nới lỏng chính sách tiền tệ khiến lãi suất trên thị trường giảm đi. Thực tế hiện
nay là nhiều ngân hàng thương mại tại Việt Nam đã giảm lãi suất cho vay xuống
còn dưới 11%.
Về
phía chính sách tài khoá, những thông tin gần nhất cho biết là chính phủ Việt
Nam sẽ tung ra một khoản tiền khổng lồ, lên đến 6 tỷ Mỹ kim, để kích cầu.
Tất
cả những động thái này được thực hiện trong bối
cảnh lạm phát tại Việt Nam đang giảm dần, mặc dầu vẫn ở mức cao đến hơn 20%.
Kế hoạch tài
khoá kích cầu đưa đến nguy cơ tái lạm phát
Nhiều
chuyên gia kinh tế cho rằng hệ thống ngân hàng và thị trường tài chánh Việt Nam
còn nhiều khiếm khuyết, đã và đang làm cho tình hình kinh tế khó khăn hơn. Bên
cạnh đó, chính sách tài khoá kích cầu đưa đến nguy cơ tái lạm phát, nguy cơ
tham nhũng và tình trạng khó khăn cho khu vực tư nhân.
Trong
một báo cáo do Quỹ Tiền Tệ Thế Giới, IMF, thực hiện gần đây, các chuyên gia nói
rằng những yếu điểm trong lãnh vực ngân hàng là một trong các yếu tố nội tại
làm cho tình hình kinh tế khó khăn hơn. Từ Việt Nam, một chuyên viên kinh tế
Hoa Kỳ là tiến sĩ Phạm Đỗ Chí thể hiện sự đồng tình với đánh giá này, và nói rằng
việc hệ thống ngân hàng đổ tiền vào khu vực bất động sản làm nảy sinh nhiều khó
khăn khi kinh tế suy trầm.
“IMF
có nhắc đến khó khăn của hệ thống ngân hàng, đó là do cho vay nhiều vào lãnh vực
bất động sản. Nay chịu thêm đà kinh tế chậm lại, Việt Nam trải qua cơn khó khăn
là sự sụt giảm giá bất động sản từ 40 đến 50%. Tuy chưa đến mức khủng hoảng tín
dụng như Hoa Kỳ, rõ ràng Việt Nam cũng bị khó khăn rất nhiều. Nhiều chủ đầu tư
bất động sản không thể trả lại nợ cho ngân hàng khiến cho ngân hàng bị khủng hoảng
thanh khoản.”
Nhiều
chuyên gia kinh tế cho rằng hệ thống ngân hàng và thị trường tài chánh Việt Nam
còn nhiều khiếm khuyết, đã và đang làm cho tình hình kinh tế khó khăn hơn. Bên
cạnh đó, chính sách tài khoá kích cầu đưa đến nguy cơ tái lạm phát, nguy cơ
tham nhũng và tình trạng khó khăn cho khu vực tư nhân.
Bản
tin của VnEconomy ngày 18 tháng 12 dẫn lời của IMF, rằng “những căng thẳng
trong hệ thống ngân hàng Việt Nam đã tăng lên trong năm 2008 và có thể tăng hơn
nữa trong năm 2009.”
IMF,
vẫn theo VnEconomy, nhận định là “vị thế tài chánh của các ngân hàng rất có thể
yếu đi trong năm 2009.”
Hệ
thống ngân hàng là nền tảng của thị trường tài chánh Việt Nam. Hệ thống này, mặc
dầu tăng trưởng rất nhanh về mặt số lượng, vẫn mang tính quốc doanh rất cao nếu
xét về tỷ lệ vốn và số ngân hàng do nhà nước làm chủ.
Một
chuyên viên kinh tế tại Việt Nam, là tiến sĩ Nguyễn Hồng Sơn, Phó Hiệu Trưởng
Trường Đại Học Kinh Tế, thuộc Đại Học Quốc Gia Hà Nội, cho biết là mặc dầu Nhà
Nước Việt Nam làm chủ chỉ có 6 ngân hàng, nhưng vốn thuộc Nhà Nước trong toàn bộ
hệ thống lại chiếm đến hơn 67%. Ông nói đến điều này trong
một buổi hội thảo tại đại học Princeton, Hoa Kỳ, hồi trung tuần tháng Chín.
Ông
nói thêm: “Hệ thống ngân hàng Việt Nam cung cấp hơn 20% vốn cho toàn bộ lượng đầu
tư xã hội trong nền kinh tế Việt Nam. Số lượng ngân hàng hoạt động tăng rất
nhanh, từ 9 đơn vị trong năm 1991, tăng lên đến con số 80 trong năm 2008.”
Nếu
tính trong khu vực ngân hàng cổ phần, thì phần lớn trong số 34 ngân hàng loại
này đều do Nhà Nước thành lập hoặc cung cấp vốn.
Bản
tin của hãng thông tấn Reuters ngày 22 tháng 12 cho biết lãi suất trên các công
trái phiếu chính phủ được giới đầu tư tin là sẽ tiếp tục giảm.
Niềm
tin này là có cơ sở khi các động thái của Ngân Hàng Nhà Nước, như đã đề cập, được
chờ đợi là sẽ dẫn đến sự gia tăng lượng cung tiền trong nền kinh tế.
Lạm
phát đã giảm liên tục trong 3 tháng vừa qua. Các chính sách, cả tài khoá lẫn tiền
tệ, đều có nguy cơ đưa đến tái lạm phát. Nhiều chuyên gia tin rằng nguy cơ tái
lạm phát là khó có thể xảy ra trong điều kiện hiện nay, trừ khi Việt Nam in tiền
để tài trợ cho các chương trình kích cầu.