Thứ Hai, 2024-12-23, 6:30 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Hai » 25 » Hai dân biểu nghị vịên châu Âu bị ngăn cấm vào VN
5:04 PM
Hai dân biểu nghị vịên châu Âu bị ngăn cấm vào VN
Ỷ Lan, thông tín viên RFA
2008-12-24

Hai dân biểu nghị vịên châu Âu được Việt Nam mời sang quan sát tình hình tôn giáo, nhưng đến Bangkok thì lại bị chính Việt Nam yêu cầu đừng qua, vì lý do an ninh.

Screen shoot from YouTube

Dân biểu Quốc hội Châu Âu Marco Pannella

Phải chăng Hà Nội đang có vấn đề

Ỷ Lan : Xin chào Dân biểu Quốc hội Châu Âu Marco Pannella. Theo lẽ ông đã đến viếng thăm Việt Nam ngày hôm nay. Xin ông cho biết chuyện gì đã làm cho ông không đi được ?

Marco Pannella : Tôi tin rằng việc này ngay Hà Nội cũng không biết vì sao. Bởi vì, một mặt Đại sứ quán Ý tại Hà Nội thông báo cho Ngoại trưởng Ý biết rằng, nhà cầm quyền Việt Nam quan tâm tới chuyến đi của chúng tôi và họ chờ gặp chúng tôi tại Quốc hội Việt Nam ở Hà Nội.

Đại sứ quán Ý tại Hà Nội thông báo cho Ngoại trưởng Ý biết rằng, nhà cầm quyền Việt Nam quan tâm tới chuyến đi của chúng tôi và họ chờ gặp chúng tôi tại Quốc hội Việt Nam ở Hà Nội.

Marco Pannella

Cùng lúc ấy, thì một hãng du lịch gọi là của Nhà nước lại ngăn cấm chúng tôi vào Việt Nam. Thế thì, câu hỏi đặt ra cho tôi, mà cũng có thể là một tin vui, nghĩa là Hà Nội đang có vấn đề. Ngay giữa họ với nhau họ cũng không hiểu nhau. Vậy nên chúng tôi đang cố nài.

Ỷ Lan : Theo ông cho biết thì chuyến đi sẽ đến Saigon trước tiên. Ông tính làm gì ở Saigon, nếu câu hỏi không quá bất tiện ?

Marco Pannella : Hiển nhiên là để gặp Hòa thượng Thích Quảng Độ. Đã biết bao năm tôi muốn gặp ngài. Tổng thư ký của Đảng chúng tôi là ông Olivier Dupuis đã từng đến biểu tình bất bạo động tại Việt Nam hậu thuẫn cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

Chúng tôi vẫn tiếp tục hậu thuẫn. Nên chúng tôi quyết định đến Saigon để cám ơn Hòa thượng Thích Quảng Độ về cuộc đấu tranh, về chứng nhân và hùng lực của ngài. Chúng tôi đã từng đề nghị Giải Sakharov của Quốc hội Châu Âu cho Hòa thượng Thích Quảng Độvì chúng tôi đánh giá ngài rất xứng đáng.

Nhưng Hà Nội đã sợ. Hòa thượng Thích Quảng Độ đầy dũng lực dù tuổi ngài đã cao. Hà Nội không muốn cho ai gặp ngài để cảm nhận ra hùng lực này. Đúng thế, những kẻ quan liêu ở HàNội sợ chúng tôi đến gặp Hòa thượng. Rồi cũng có lúc chúng tôi đến gặp ngài thôi.

Đây là điều chắc chắn. Bởi vì cuộc gặp gỡ liên quan đến di sản của nền văn minh Châu Á, và cũng không riêng gì Châu Á. Đây chính là lý do vì sao chúng tôi đã nêu lên tại Quốc hội Châu Âu và Quốc hội Ý vấn đề tự do tại Việt Nam.

Chúng tôi quyết định đến Saigon để cám ơn Hòa thượng Thích Quảng Độ về cuộc đấu tranh, về chứng nhân và hùng lực của ngài. Chúng tôi đã từng đề nghị Giải Sakharov của Quốc hội Châu Âu cho Hòa thượng Thích Quảng Độvì chúng tôi đánh giá ngài rất xứng đáng.

Marco Pannella

Tự do cho tất cả mọi người, và tự do tôn giáo, là điều rất quan trọng tại Việt Nam : tự do tôn giáo. Chúng tôi biết rằng hồi tháng 10 có cuộc nổi dậy của tín đồ Công giáo tại Việt Nam, mà người ta rất ít nghe tòa thánh Vatican nhắc nhở. Còn vấn đề của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, thì tôi hiểu rõ từ nhiều thập niên, qua cuộc đấu tranh của họ và thông qua ông Võ Văn Ái. Phật giáo trong thế giới ngày nay đang đối đầu với các bạo quyền.

Ví dụ như ở Trung quốc, với một tỉ ba trăm triệu dân, thế mà Bắc Kinh vẫn úy sợ Đức Dalai Lama và Phật tử Tây Tạng. Chứ không phải là mười triệu Phật tử Tây Tạng úy sợ Bắc Kinh.

Tại Việt Nam, chiến thuật của người Cộng sản cũng như mọi nơi, là bịa ra một Giáo hội cho họ. Ở Bắc Kinh người ta bịa ra một Giáo hội Công giáo cho nhà nước, thì ở Việt Nam cũng vậy, người ta bịa ra một Giáo hội Phật giáo cho Nhà nước, Phật giáo trong ngoặc kép,.

Bằng cách đó họ tạo ra hai sự thật, một mặt nhằm chống đối tất cả mọi tự do, mặt khác thăng tiến sự “tái sinh” các giáo hội, nhưng là những giáo hội ngoan ngoản tuân lệnh Đảng cộng sản.

Ỷ Lan : Như vậy thì ông vẫn giữ ý định sang Việt Nam, phải không thưa ông ?

Marco Pannella : Chị biết không, vào giờ này Đại sứ quán Ý tại Việt Nam chẳng biết nói làm sao. Như tôi đã nói với chị, hôm qua Đại sứ quán nhận được một thông báo của chính phủ Việt Nam nói rằng, nếu Marco Perduca và tôi sang bên đó sẽ làm dấy lên một cuộc phản đối của quần chúng Việt Nam, của các hội đoàn, của các nhà dân chủ, v.v… bởi vì “những kẻ thù của Việt Nam” sắp tới. Thế cho nên Việt Nam nói rằng “vì an ninh của quý ông xin quý ông đừng tới Việt Nam”.

Chị thử nghĩ xem, chính phủ Cộng sản với tất cả sự hùng mạnh của họ, thế mà họ lại sợ hai kẻ bất bạo động, hai kẻ đại biểu quốc hội đến Việt Nam thăm viếng biểu tượng nổi danh khắp thế giới của phong trào đối kháng chống bạo quyền, là Hòa thượng Thích Quảng Độ và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

Mặt khác, họ cũng sợ chúng tôi tiếp xúc với giới Công giáo. Họ nói rằng không thể bảo đảm an ninh cho chúng tôi, đời sống của chúng tôi sẽ bị lâm nguy. Thật là lời tự thú bất lực của một chế độ !

Chính phủ Cộng sản với tất cả sự hùng mạnh của họ, thế mà họ lại sợ hai kẻ bất bạo động, hai kẻ đại biểu quốc hội đến Việt Nam thăm viếng biểu tượng nổi danh khắp thế giới của phong trào đối kháng chống bạo quyền, là Hòa thượng Thích Quảng Độ
Marco Pannella

Được mời  đến VN rồi lại bị ngăn cấm

Ỷ Lan : Thật lạ lùng cho sự kiện Việt Nam ngăn cấm cuộc viếng thăm, sau khi Phái đoàn Quốc hội Việt Nam ngỏ lời mời các Dân biểu Quốc hội Châu Âu đến Việt Nam. Tại sao lại như thế, thưa ông ?

Marco Pannella : Tôi có cảm tưởng dù sao đây cũng là một thứ điên cuồng quyền lực. Có cái gì gần như một trò cười. Trong khi các chính quyền ở Tây phương, vốn chỉ nghĩ đến chuyện làm ăn, mà có khi lại làm ăn tồi tệ, nói rằng Việt Nam đang có tiến bộ. Còn Hà Nội thì lại biểu tỏ thứ tâm thần phân liệt.

Tại trụ sở Quốc hội Châu Âu ở Strasbourg, Phái đoàn Quốc hội Việt Nam kêu gọi chúng tôi : Hãy đến Việt Nam đi các bạn, đến xem một nước Việt Nam hanh thông. Rồi tiếp đó, chính phủ và Quốc hội Việt Nam công khai mời chúng tôi, đáp ứng yêu cầu của chúng tôi sang Việt Nam gặp họ.

Đồng thời, ông Đại sứ Việt Nam tại Rome thông báo cho Bộ Ngoại giao Ý,  rằng chuyền đi của chúng tôi đã được tổ chức như dự tính. Rồi chỉ vài giờ sau, một viên chức có vẻ ngượng nghịu nói với chúng tôi là mọi sự đã thay đổi. Đấy, chuyện như thế đó.

Xin chớ tin rằng cái chính phủ đang ngự trị qua nhiều thập niên sẽ còn tồn tại vĩnh viễn. Người ta có thể tưởng là như thế, hoặc do những mâu thuẫn trong các quốc gia dân chủ mà họ được công nhận nhất thời.

Thực tế việc này chỉ nẩy sinh trong sự hỗn độn. Và sự kiện đối với chúng tôi hôm nay là một minh chứng. Cho nên vẫn còn hy vọng. Sự kiện chúng tôi đang trải qua là một bước tiến để cho mọi người hiểu ra sự thật.
Category: Chính trị | Views: 767 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0