|
|
Dân số đông tạo ra sức ép ở đô thị, nhất là trong quy hoạch giao thông |
Chính sách hạn chế tăng dân số của Việt Nam theo sửa đổi pháp lệnh mới cũng dễ không có tác dụng đối với sinh suất vốn đã
cao.
Truyền thông Việt Nam trích lời các quan chức chính phủ cho hay quy định sửa đổi Pháp lệnh Dân số 2003 sẽ có hiệu lực từ 2009.
Cùng thời gian, để kỷ niệm ngày Dân số Việt Nam 26/12, Phó Chủ tịch nước, bà Nguyễn Thị Doan kêu gọi các cơ quan nhà nước
và tổ chức xã hội cải thiện chính sách kế hoạch hóa gia đình.
Bản dự thảo sửa đổi Pháp lệnh được Quốc hội bàn đến sửa cụm từ "số con" thành "sinh một hoặc hai con" để tránh nhầm lẫn.
Tuy nhiên, quy định cũng chỉ nói về "nghĩa vụ mỗi gia đình chỉ nên có 1-2 con" mà không nhắc đến bất cứ hình phạt nào với
gia đình có con nhiều hơn số đó.
Trên
thực tế, chính sách ít con của Việt Nam chưa bao giờ được áp dụng
nghiêm như tại Trung Quốc, nơi chính sách một con (one-child policy) bị
phê phán là vi phạm nhân quyền, gây mất cân bằng nam nữ và khiến dân số
già đi nhanh.
Quan chức nhà nước Việt Nam được trích lời cũng nói vì tôn trọng quyền tự do quyết định của người dân nên không "có một điều
nào quy định rõ các hình thức xử lý đối với những người sinh quá số con quy định".
Cùng lắm, nhà nước chỉ có thể kỷ luật cán bộ công chức hay đảng viên cộng sản còn trong dân chúng, sinh tới ba bốn con cũng
không gặp hình phạt gì.
|
|
Phó chủ tịch nước Việt Nam kêu gọi cải thiện chính sách kế hoạch hóa gia đình |
Có vẻ như chính quyền chú ý đến công tác tuyên truyền, vận động về dân số và kế hoạch hóa gia đình hơn là tìm biện pháp chế
tài.
Tình hình Trung Quốc
Ví dụ của Trung Quốc cũng cho thấy chính sách một con có từ 1979 không được thực hiện nhất quán.
Ước tính chỉ có chừng 40 phần trăm dân Trung Quốc sống tại đô thị và làm việc trong khu vực nhà nước bị buộc phải chấp hành
chính sách một con.
Tại nông thôn, việc chế tài quy định này tùy thuộc nhiều vào quyết tâm của các chính quyền các địa phương.
Chính quyền cũng né tránh việc áp dụng quy định một con đối với các sắc tộc thiểu số không phải người Hán vì lý do tế nhị.
Chính sách một con không áp dụng cho các vùng lãnh thổ Hong Kong và Macao hay công dân Trung Quốc sinh con ở nước ngoài.
Đó là chưa kể nhiều ý kiến lên án chính sách một con, cộng với văn hóa trọng nam khinh nữ ở Trung Quốc dẫn tới việc chọn và
loại thai nhi con gái, gây mất cân bằng giới tính.
Giống như Trung Quốc, Việt Nam cũng có nhu cầu hạn chế dân số hiện đang thuộc loại tăng nhanh ở châu Á .
Theo VOV, dân số Việt Nam tăng chừng một triệu người mỗi năm khiến chính quyền coi kế hoạch hóa gia đình là một mục tiêu chiến
lược.
Phó Chủ tịch nước, bà Nguyễn Thị Doan hôm 25/12 nói cần tăng cường hoạt động kế hoạch hóa gia đình ở cấp cơ sở.
Theo VOV, hiện Việt Nam đã có trên 86 triệu người, đứng thứ 13 thế giới.
|