Anh M. kính mến,
Sự
việc ở Hanoi GS.TS Nguyễn Thanh Giang, tập san Tổ Quổc bi công an làm
khó dễ. Nay đến phiên tôi ở Saigon. Tuần vừa qua, sáng thứ sáu ngày
19/12/2008, tôi bị công an gởi thơ mời lên trụ sở, điều tra tôi quan hệ
với tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang như thế nào ? Trên bàn công an lúc ấy có
đặt sẵn quyển tập san Tổ Quốc số 51, trong đó có bài thơ BIỂN GỌI của
tôi. CA bảo rằng " bài thơ Biển gọi vô tư, đọc lên nghe rất hay, nhưng
tiếc rằng tại sao bác lại dùng bài thơ này ca ngợi hải quân ngụy quyền
Sài Gòn ! ”
Tôi
thẳng thắn trả lời: " Xin chú CA không nên gọi tôi bằng bác, nếu có "
kính lão đắc thọ " thì cũng chỉ nên gọi tôi bằng chú hay thầy gì đó
cũng được ! Qua bài thơ " Biển gọi", tôi chỉ ca ngợi chiến công lẫy
lừng của hải quân VNCH trong phạm vi trận hải chiến 19/01/1974, dám
đương đầu với hải quân Trung Quốc hùng mạnh gấp nhiều lần. nêu cao
truyền thống VN anh hùng, không ươn hèn trước kẻ thù phương Bắc. Đúng
không ? ”
Chú
CA tuổi khoảng trên 30, cỡ tuổi các học trò của tôi, im lặng nghe tôi
nói, ngẫm nghĩ rồi gật đầu : " Đúng, chú nói rất đúng ! Nhưng sao chú
không ca ngợi hải quân VN hiện nay, từ sau 1975 cũng chiến đấu bảo vệ
các hải đảo Trường Sa. Hoàng Sa rất dũng cảm ?
-
" Tôi không hề hay biết gì về việc hải quân của ĐCSVN chiến đấu với hải
quân Trung Quốc, vì nhà nước không công bố việc này lên báo chí, đài
phát thanh truyền hình. Mỗi lần có mâu thuẫn giữa VN và TQ trên biển
Đông, tôi chỉ thoáng nghe qua các bản tin TV đọc bản tuyên bố của người
phát ngôn Bộ Ngoại Giao Lê Dũng phản đối, nhưng chỉ phản kháng bằng
miệng thôi, tôi biết lấy tư liệu nào để ca ngợi hải quân VN hiện nay ?
Tôi cũng rất muốn ca ngợi hải quân Nhân dân VN cho các em sinh viên học
sinh mà tôi đang dạy chuyên khoa lich sử. Các thế hệ VN chống TQ dều
rất xứng đáng ca ngợi cả
-
Các cuộc xuống đường của SVHS cuối năm ngóai và gần đây nhất, trong số
truyền đơn chúng tôi tịch thu được có cả bài thơ " Biển gọi " của chú
là sao vậy ?
-
Giáo trình bộ môn lịch sử và đia lý mà tôi phụ trách giảng dạy cho các
em SVHS, có vai`bai`học về " Vùng biển VN ", về " chủ quyền VN đối với
2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Ngoài ra, tôi có sáng tác ra bài thơ "
Biển gọi " phát cho các em để minh họa cho bai học thêm sinh động :
" Sài Gòn, Hà Nội, Huế ơi !
Đừng quên máu thịt muôn đời Hòang Sa,
Trường Sơn rực ánh dương tà
Biển Đông vẫy gọi Hồng Hà, Cửu Long ....”
-
Bài thơ của chú nghe như lời hiệu triệu, thành ra học trò của chú xuống
đường là đúng quá rồi. Chú không xúi dục học trò của chú xuống đường
nhưng bài thơ của chú làm việc này.
Trong
bản tường trình tại trụ sở CA, tôi có viết: " Hoc trò của tôi xuống
đường cũng như phát tán rải truyền đơn bài thơ của tôi là`các em hoàn
toàn tự ý làm, tôi không hay biết gì cả. Mãi sau đó ít lâu, vài SVHS
đến nói với tôi qua nước mắt nghẹn ngào: " Thầy ơi ! thầy dạy chúng em
phải bảo vệ tổ quốc, bảo vệ Hoàng Sa Trường Sa, tại sao chúng em xuống
đường phản đối Trung Quốc xâm lược lại bị các anh công an ngăn cản ?
Tôi
không biết phải trả lời các em như thế nào ! chỉ biết phân trần: “ Thầy
dạy các em như vậy là dạy đúng theo nội dung sách giáo khoa, mà ngành
giáo dục quy định sách giáo khoa là pháp lệnh của nhà nước ”. Có em
chêm vào : “ Như vậy là trống đánh xuôi, kèn thổi ngược phải không thầy
”. Thắc mắc này của các em SVHS tôi không thể trả lời được, nay, qua
bản tường trình này, tôi kính nhờ các cấp chính quyền có liên quan trả
lời giùm tôi.
Khoảng
11h30 tôi rất mừng vì được phép ra về. Ba chú công an vui vẻ lễ phép
tiễn tôi ra tận cổng. Một chú công an nói: “ Đọc thơ của thầy ( Không
gọi tôi bằng chú nữa mà gọi bằng thầy ) bọn em cũng muốn xuống đường
luôn ”. Tôi nói: “ Mấy chú cho tôi xin đi ! Có một điều tôi xin gửi
gắm, mong các chú nhớ là các cháu SVHS xuống đường đều là em, là cháu
của tôi, cũng như các chú cả ”.
Việc
tôi bị công an mời tới, mời lui làm cho bà chủ cho tôi thuê nhà sợ liên
lụy nên quyết định lấy lại nhà, không cho tôi tiếp tục thuê nữa. Tôi
phải dọn đi nơi khác muộn nhất là cuối tháng 12 này.
Năm
1989, sau khi bị khai trừ khỏi đảng Cộng sản Việt Nam, nhà cửa bị tịch
thu, gia đình tôi một vợ năm con phải lưu lạc lên Sài Gòn. Tôi cùng anh
Lê văn Trinh ( sau này bị bắt và hiện định cư tại Hoa Kỳ), thời gian đó
được nhận vào làm việc trong Câu lạc bộ Những người Kháng chiến Cũ của
ông Nguyễn Hộ và Tạ Bá Tòng. Năm 1991 hai vị lãnh đạo này bị quản thúc,
anh Trinh bị bắt, tôi cũng bị mời tới mời lui suốt hai năm liền, sau đó
đi dạy học để nuôi các con ăn học. Suốt 20 năm nay tôi sống lưu đầy
trên chính quê hương mình, gia đình tôi đã phải dọn nhà 12 lần, lần này
là lần thứ 13.
Tôi
sinh năm 1943 tại Mỹ Xuyên, Sóc Trăng, tốt nghiệp Đại học Cần Thơ 1968.
Trong thời gian là sinh viên, tôi tích cực tham gia các phong trào
SVHS, được kết nạp đoàn viên TNLDMNVN. Năm 1972 tôi được kết nạp đảng
Nhân dân Cách mạng Miền Nam VN. Trong quá trình tham gia Cách mạng Miền
Nam, tôi được nhị vị chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ MTGPMNVN và thủ tướng
chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam VN ân thưởng Huân chương
Quyết thắng Hạng Nhất và Huân chương Giải phóng Hạng Hai.
Nay
chẳng có đoàn có đảng gì cả, cũng chẳng có lương hưu, không nhà cửa, ở
nhà thuê, đi dạy học. Tôi thấy Phong trào Dân chủ Nhân quyền ở hải
ngoại và trong nước hiện nay là hợp lý và rất cần thiết đối với nhân
dân, đất nước. Tôi rất kính trọng GS. TS Nguyễn Thanh Giang dũng cảm
duy trì được tập san Tổ Quốc trong suốt nhiều năm nay, trước đầu sóng
ngọn gió.
Kính chúc thầy Nguyễn Thanh Giang dồi dào sức khỏe để vượt qua khó khăn tạm thời hiện nay.
Tôi vẫn tin rằng “ Chính nghĩa sẽ tất thắng ”.
Sài Gòn ngày 22 tháng 12 năm 2006
Trần Minh Quốc
g/v Sử Địa, tác giả bài thơ “ Biển gọi ”
đăng trên tập san Tổ Quốc số 51
do GS. TS Nguyễn Thanh Giang làm chủ nhiệm
Mobile : 0908 953 760