Thứ Ba, 2024-11-05, 8:46 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Hai » 27 » Thước đo tai ai to, mặt ai lớn
6:30 PM
Thước đo tai ai to, mặt ai lớn

 

 
 
Nhà báo Hạo Nhiên (giữa) trong một buổi tiệc có mặt ĐS Mỹ Michalak
Nhà báo Hạo Nhiên (giữa) đang sống và làm việc ở California
Chuyện cán bộ cộng sản tham nhũng, làm giàu, ai cũng biết. Ở hải ngoại nhìn về, người ta thấy “bộ” nào cũng ngon, “ủy viên” nào cũng xịn, “bí thư” nào cũng tai to mặt lớn.

Nói chung là cứ có chức hơi cao cao là tiền ra tiền vào rủng rỉnh. À, không phải rủng rỉnh, từ đó không chính xác - phải gọi là “cuồn cuộn.”

Nhưng sự thật có lẽ không phải như vậy. Không có lẽ nào “bộ” nào cũng ngon như “bộ” nào, không cách nào “ủy viên” nào cũng xin như “ủy viên” nào.

Trong những "con vật" bình đẳng đó, thế nào cũng phải có "con vật" bình đẳng hơn những con khác (trích ý từ George Orwell).

Chuyện Nhật cúp viện trợ, chuyện Việt Nam đem 6 tỷ USD ra làm gói kích cầu, sẽ là thước do cho biết con nào ngon thiệt, con nào ngon vừa, và con nào chỉ có tiếng không có miếng.

Viện trợ Nhật

Vào đầu tháng 12, Nhật tuyên bố cúp hết các khoản viện trợ ODA cho Việt Nam.

Nhật là nhà tài trợ lớn nhất của Việt Nam; năm 2007, tổng số ODA cho Việt Nam là 5.4 tỷ USD, của riêng Nhật đã là 1.1 tỷ.

Hãy thử tưởng tượng một gia đình 9 người. Gia đình này thường xuyên được nhận tiền bà con từ ngoại quốc gởi về. Từ Pháp, từ Mỹ, từ Australia, từ Nhật, các nơi gởi về được $5,400.

Tình hình phe phái
 Trong cuộc tranh giành giữa các phe nhóm để “chia lại” các phần dự án ODA, người ngoài sẽ có thể thấy phe nào mạnh, giữ được phần của mình, và phe nào yếu, bị lấy bớt dự án đi để chia cho người khác
 
Hạo Nhiên

Chín người chia nhau. Họ giao hẹn anh A được một phần tiền bác Hai ở Mỹ và một phần tiền cô Bảy ở Nhật. Chị B được một phần tiền bác Ba ở Australia và cô Bảy ở Nhật. Anh C được một phần tiền bác Hai ở Mỹ và một phần dì Sáu ở Đức. V.v.

Chia qua chia lại thì phần ai vào đấy. Tất nhiên là có người nhiều có người ít; trung bình là $600 nhưng thực tế có người $500 có người $700. Nhưng điều quan trọng nhất là chuyện chia chác đã đâu vào đấy. Tình trạng được xem như ổn định, không ai đòi thêm, không ai kỳ kèo hơn thiệt.

Đùng một cái, cô Bảy ở Nhật giận dỗi sao đó không chịu gởi tiền về nữa. Mỗi năm cô Bảy vẫn gởi $1,100, năm nay không có đồng nào.

Chia lại tiền

Mà tiền cô Bảy ở Nhật thì hầu hết là anh A với chị B lãnh. Cho nên anh A với chị B bị hụt, trong khi đó em C, em D, v.v., không bị ảnh hưởng.

Thế thì phải chia lại. Mọi thứ mất cân bằng, cán cân mất ổn định. Những người còn lại có chịu chia bớt cho A với B không? Giữa A với B, ai sẽ được bù qua sớt lại nhiều hơn ai? Sự chia chác lại có đồng đều không, hay họ về hùa với nhau và ép chỉ riêng F, G phải chia bớt cho A, mọi người khác vẫn được giữ đủ phần mình, và B thì chịu thiệt ráng chịu?

Mọi chuyện đang ổn định, phải có tác động mất cân bằng, người ngoài mới biết trong chín người A, B, C, D, v.v., ai ngon hơn ai.

Chuyện ODA Nhật cũng vậy. Việt Nam đang nhận $5.4 tỷ tiền ODA, chia ra cho nhiều dự án. Các phe nhóm chia nhau, anh A các dự án này, anh B các dự án kia. Mọi sự đang cân bằng.

Bỗng nhiên đùng một cái mất bay $1.1 tỷ tiền ODA của Nhật. Số tiền viện trợ bị cúp này không ảnh hưởng mọi phe nhóm một cách đồng đều. Chắc chắn phải có nhóm nào đó nắm nhiều dự án của Nhật hơn, và sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn.

Các bộ xí phần
 Qua những cuộc chia chác này, dù quá trình tranh giành có thể diễn ra bí mật trong hậu trường, nhưng kết quả sẽ lộ ra cho người ta thấy là bộ này được món này, bộ kia món kia, Bộ Xây dựng xí phần và sau đó có giữ được không hay bị bộ nào mạnh hơn giựt mất
 

Vậy các nhóm đó sẽ giành lấy những dự án có tiền ODA của Mỹ, của EU, của Australia, v.v. Ai sẽ là người giành được dự án của người khác? Ai sẽ là người không đủ sức giữ rịt dự án của mình?

Trong cuộc tranh giành giữa các phe nhóm để “chia lại” các phần dự án ODA, người ngoài sẽ có thể thấy phe nào mạnh, giữ được phần của mình, và phe nào yếu, bị lấy bớt dự án đi để chia cho người khác.

“Gói kích cầu”

Chuyện “gói kích cầu” để chống đỡ việc kinh tế suy sụp cũng vậy. Theo tin mới nhất, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng công bố gói tài chính kích cầu tổng hợp từ các nguồn lên đến 6 tỷ USD, tức là lên trên 100 ngàn tỷ VNĐ.

Nguồn làm ăn chia chác đang đâu vào đấy, mỗi người một miếng coi như cân bằng, mọi tranh chấp coi như đã đi vào quá khứ, bây giờ tự dưng trên trời rơi xuống một con mồi đẹp như mơ và ngon như mộng thế này, chia làm sao?

Các anh chị em A, B, C, D, v.v. có chịu chia chác đồng đều không? Hay là ai khỏe thì ăn cơm vua, ai thua về bú tí mẹ?

Chưa có chi tiết gì về “gói kích cầu” này, Bộ Xây dựng đã giao banh trước, đòi phải được 1 tỷ USD cho một dự án do Bộ Xây dựng làm chủ đầu tư. Phần này Bộ Xây dựng đã xí, có ai dám mon men tới không?

Qua những cuộc chia chác này, dù quá trình tranh giành có thể diễn ra bí mật trong hậu trường, nhưng kết quả sẽ lộ ra cho người ta thấy là bộ này được món này, bộ kia món kia, Bộ Xây dựng xí phần và sau đó có giữ được không hay bị bộ nào mạnh hơn giựt mất.

Cú hích của gói kích cầu có hiệu quả với nền kinh tế Việt Nam hay không thì chưa biết, nhưng hiệu quả với việc trưng bày sức mạnh của các phe nhóm, chắc hẳn là cao.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Quý vị có đóng góp hay bình luận, xin gửi thư về vietnamese@bbc.co.uk hoặc sử dụng hộp tiện ích bên tay phải.


PPT
Tôi nghĩ nhà văn đã hình tượng hóa quá đáng. Tình hình ngày nay đã có phần khác so với những gì mô tả trong "Trại Súc Vật" với những "Ủy Ban" chuyên môn.

Trên thực tế Việt Nam đang cần những khoản viện trợ, không phải cho quan mà cho dân, cho nhu cầu phát triển, điều mà các khoản kiều hối không thay thế được.

Vấn đề đấu tranh của người dân trong nước là sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đó. Bản chất các khoản cấp viện đã được các nước đăng cấp xem xét nhu cầu thực tế đối với Việt Nam.

Tuy vậy việc tung 6 tỷ đô-la dùng để kích cầu có thể là con dao hai lưỡi. Người ta biết rằng tập đoàn kinh tế nhà nước là nơi quản lí kém, tập trung tham nhũng, và phục vụ cho từng phe nhóm trong Đảng.

Trong nhiều trường hợp có khả năng khuynh đảo chính phủ hay trả treo đòi giá như trường hợp Tập đoàn Điện lực mà báo chí trong nước đã phản ứng rất mạnh gần đây.

Tôi có thể đoan chắc rằng việc Nhật cắt viện không gây ra mâu thuẫn nội bộ chính quyền, nhưng làm dân đánh giá Đảng mức thấp hơn, và làm cho cộng đồng quốc tế coi thường tập đoàn lãnh đạo với lí do họ đang bảo vệ tham nhũng.

Sakura, Nhật
Cứ điềm nhiên như không,vậy mà lại nêu được 1 luận đề quá sắc sảo và không phải ai cũng nói được như thế này. Giỏi quá!

Niềm vui vì trội hơn 1 cú sút so với đội tuyển Thái lan đang làm nhiều người Việt ngất ngây. Đã thành tính cách Việt vô lo và hi vọng hão rồi!

Category: Hồ sơ Tham nhũng CSVN | Views: 1020 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 540
Khách: 540
Thành Viên: 0