|
|
Thị trường chứng khoán Việt Nam trồi sụt thất thường |
Năm 2008 là một năm Việt Nam chứng kiến nhiều sự kiện đáng chú ý.
Trong năm nay, nền kinh tế đối phó với lạm phát tăng tới 23%, cao nhất trong gần 20 năm.
Sau nhiều năm tăng trưởng trên 8%, năm nay GDP của Việt Nam chỉ đạt 6.23%.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự đoán năm 2009 Việt Nam chưa hết khó khăn, vì thế giới rơi vào khủng hoảng kinh tế.
Hình ảnh quốc tế
Cũng trong năm 2008, lần đầu tiên Việt Nam đảm đương cương vị Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Chính phủ xem đây là một minh chứng cho vị thế được nâng cao của Việt Nam trước quốc tế.
Nhưng mặt khác, một loạt bê bối cũng là cho người dân đặt câu hỏi về hình ảnh đất nước.
Trong một diễn biến chưa từng có, Nhật Bản tạm ngừng cấp ODA cho Việt Nam để đòi có điều tra rốt ráo cáo buộc đưa và nhận
hối lộ PCI.
Nhiều người cũng cảm thấy hoang mang cho hình ảnh Tổ quốc trước các vụ như cán bộ ngoại giao ở Nam Phi bị nghi buôn lâu sừng
tê giác, Cộng hòa Czech ngưng cấp visa cho người Việt.
Xã hội dân sự
Trong năm 2008, quan hệ giữa nhà nước và xã hội được đánh dấu bằng cuộc đối đầu hiếm có của Giáo hội Công giáo quanh chuyện
đòi lại đất ở Tòa Khâm sứ cũ và giáo xứ Thái Hà.
Có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau, càng trở nên gay gắt sau một phát biểu gây tranh cãi của Tổng Giám mục Hà Nội Ngô Quang
Kiệt.
|
|
Nhật tạm dừng ODA vì cáo buộc đưa và nhận hối lộ PCI |
Nhưng điều không thể phủ nhận là những sóng gió đó, gồm cả tuyên bố của Hội đồng Giám mục bênh vực cho các giáo sĩ ở Hà Nội,
là điều không thể xảy ra cho đến gần đây.
Blog, một hình thức báo chí công dân, đã là một điểm nhấn từ năm trước đó và tiếp tục lớn mạnh trong năm 2008.
Sau
khi xảy ra “vụ án báo chí”, với án phạt cho hai phóng viên Thanh Niên,
Tuổi Trẻ cùng sự ra đi của một loạt nhà báo cấp lãnh đạo, có người cho
rằng blog trở thành nguồn thông tin độc đáo, khác với truyền thông
chính thức đang đi “lề phải”.
Trong những ngày cuối năm, Việt Nam ra quyết định chính thức cấm các blogger truyền đi hoặc đặt đường link liên quan tới các
nội dung ‘chống lại nhà nước, tiết lộ bí mật quốc gia, an ninh và kinh tế’.
Chưa rõ liệu thế giới mạng sẽ chịu ảnh hưởng ra sao một khi nhận được sự “quan tâm” giống như dành cho báo chí của nhà chức
trách.
Với độc giả BBC, Việt Nam năm 2008 để lại những ấn tượng gì cho quý vị?
Mời quý vị chia sẻ cảm nhận, bình luận bằng cách gửi thư về vietnamese@bbc.co.uk hoặc sử dụng hộp tiện ích bên tay
phải.
Bích Ngọc Đến giờ phút này có thể thấy Việt Nam đã vượt qua được cuộc khủng hoảng kinh tế mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn.
Tôi
thấy khâm phục Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì đường lối lãnh đạo cương
quyết của ông đã thực sự cứu đất nước khỏi cơn khủng hoảng. Mặc dù
trước đây cũng đã có rất nhiều ý kiến đánh giá không đúng về ông nhưng
ông vẫn vứng vàng chèo lái con tàu đất nước vượt qua sóng gió.
PPT 2008 là năm của những ấn tượng: 1/ Việt Nam vượt qua giai đoạn dậy thì để bước vào trưởng thành chính trị trong cộng dồng
quốc tế nhờ bởi thành quả của những năm tháng hội nhập.
2/Tuy nhiên đây là một sự trưởng thành thiếu phần chuẩn bị. Trên thực tế Việt Nam chưa tạo ra được xã hội dân sự cần thiết
cho việc hội nhập quốc tế.
3/ Trong khi đó phần lớn đảng viên bảo thủ tìm cách kéo lùi tiến trình hội nhập để trở về thời kỳ ấu trĩ chính trị nhằm duy
trì các đặc quyền đặc lợi, bao gồm quyền được tham nhũng.
4/
Phản ứng trước việc kéo lùi đó là phong trào dân chúng rộng khắp đòi
hỏi công bằng, công lí, nhân quyền và dân chủ. Vì vậy hình ảnh "người
dân lên triếng" được coi là ấn tượng nhất trong năm 2008: Lên tiếng
giữa các đám đông, trên các trang blog, giữa vành móng ngựa. Nỗi sợ
bóng ma cộng sản đang dần biến mất và biện pháp công an trị đang được
viện tới chứng tỏ sự lúng túng và lo lắng của giới cầm quyền.
Linh Hoa 10
Sự kiện đáng chú ý: 1. Biểu tình của thanh niên sinh viên VN chống
Trung Quốc lập đơn vị hành chính quản lý Hoàng Sa-Trường Sa bị nhà nước
Việt Nam dập tắt. 2. Lê Minh Phiếu phản đối bản đồ Olympic, Trung quốc
gỡ H-Sa ra khỏi bản đồ Olympic.
3. Điếu Cày chống TQ bị bỏ tù vì trốn thuế. 4. Hai nhà báo Hải và Chiến bị khởi tố vì thông tin chống tham nhũng, nhà báo
Chiến bị bỏ tù.
5. Thái Hà và câu nói của giám mục Ngô Quang Kiệt 6. PCI 7. Hoàng Minh Chính, Võ Văn Kiệt mất.
8. Visa Séc, Sừng tê giác, buôn lậu của phi công VN airlines 9. Nguyễn Tiến Trung đi bộ đội 10. Đào đường TPHCM, ngập lụt
Hà Nội.
Hưng, Kobe Hình ảnh Tổ quốc tôi vẫn đẹp và trong như gương! Chỉ xấu cho những kẻ không dám đứng trước gương thôi.
Vụ
đòi đất của giáo xứ là chuyện hoang đường, bằng giờ này 36 năm trước
bom rơi đạn nổ, ông Quang Kiệt sao không kêu đồng bào công giáo ra sống
chết với Thủ đô? Đồng bào công giáo hãy tĩnh tâm và cảnh giác trước
những người này! Nếu làm việc Đạo thì phải đạt đạo chứ đừng mượn con
chiên là quần chúng cách mạng!
Picollo Thật đáng buồn cho Việt Nam. Đang loay hoay tìm chỗ dựa giữa hai ông lớn là TQ và Mĩ, VN lại quên khuấy mất Nhật Bản, người
bạn đã giúp đỡ ta rất nhiều trong những năm gần đây, với thái độ vô tư ít vụ lợi nhất.
Nobody Ấn tượng của tôi về VN 2008 là câu nói của Đức TGM Kiệt "cảm thấy nhục khi cầm hộ chiếu CHXHCNVN" và điều này, nó ứng với
một số việc xảy ra gần đây của "công dân" nước CHXHCNVN ở nước ngoài.
Vụ PCI, nhân viên air VN ăn cắp, buôn lậu sừng tê của sứ quán nước ngoài, việc Tiệp ngưng cấp chiếu khán vì những tệ trạng
gây ra bởi người VN. Càng kể ra càng xấu hổ.
Thanh, Sài Gòn Việc cấm các blogger truyền đạt các thông tin vi phạm pháp luật là đúng. Tự do nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật, nếu anh
đưa tin sai và làm nguy hại đến người khác thì có phải là vu khống không?
Nhà nước rất đúng trong việc ban hành thông tư này. Đừng dựa vào nó để xuyên tạc chính sách của Đảng và Nhà nước.
|