Sau
khi đọc những dòng tin viết vội từ Sơn la ,nhất là 2 bài thơ không đề
cùa bạn NDT giữa đêm khuya gửi về từ nui rừng Tây Bắc chúng tôi vô
cùng xúc động. Chúng tôi đã rất cố gắng liên hệ với công đồng dân Chúa
ở Sơn La, mãi tới trưa ngày 25/12 chúng tôi mới nối điện thoại đươc với
một nhóm nhỏ anh chị em tại đây.
CTV Viêtcatholic: Xin kính
chào anh chị em, chúc anh chị em một mùa Giáng Sinh tràn đầy Hồng ân
Thiên Chúa. Xin các anh chị cho biêt hiện các anh chị đang ở đâu ạ?
- Một người nam trả lời (xin được giấu tên): Dạ chúng tôi đang ở nhà một giáo dân tại phường Quyết Thắng TP Sơn La chị ạ.
CTV: Ở Sơn La có đông Giáo dân không ạ?
Trả
lời : Tôi cũng chỉ là một giáo dân, lo bận rộn làm ăn, nên không rõ các
cộng đoàn khác như thế nào. Nhưng riêng TP Sơn La có khoảng một ngàn
người chị ạ… À đây chị nói chuyện với anh này mới từ Mộc Châu về đây ạ.
CTV: Vâng xin chào anh, xin anh cho biết Mộc Châu ở đâu? Và cộng đoàn dân chúa có đông không? Lễ NOEL năm nay thế nào ạ?
-
Mộc Châu là một thị trấn nằm cách Hà Nội khoàng 200 cây số, và từ Mộc
Châu đên Sơn La là 120 cây số nữa. Anh em ở đấy cho biết hiện nay số
Nhân danh khoảng bảy đến tám trăm người chị ạ. Tối hôm qua tôi được
tham dự Thánh Lễ ở đó. Số giáo dân tối qua dự Thánh lễ khoảng bốn đến
năm trăm người. Sau Thánh Lễ có biểu diễn văn nghệ ngoài trời, có rất
nhiều người không phải là công giáo cũng đến dự. Vui lắm, chưa bao giờ
đươc dự lễ Noel vui như thế.
CTV: Thế chính quyền không cấm đoán thưa anh?
-
Chúng tôi thấy có một số công an mặc thường phục, nhưng họ chỉ đứng
canh chừng bên ngoài hàng rào thôi. Anh em ở đây cho biết những năm
trước khó khăn lắm, họ ngăn chặn từ xa, rất ít người đến đựợc nơi này.
Thậm chí họ còn doạ dẫm, bắt những người dự Thánh lễ xong ra về để tịch
thu xe máy, phạt… Nhưng năm nay đỡ hơn rồi, chắc họ cũng đến và biết
chúng tôi chỉ vui Noel không ảnh hưởng gì và làm gì gây phức tạp, chỉ
là những hoạt động tín ngưỡng bình thường tốt đẹp nên họ đã hiểu ra
phần nào nên không căng như năm trước.
CTV: Anh nói nơi này là gì vậy, đó là một Nhà thờ à?
-
(Cười) Không có đâu chị ơi, đó chỉ là tầng hầm của một xường sửa chữa
ôtô thôi ạ. Chị không biết rằng Sơn La là vùng trắng về tôn giáo à. Cả
tỉnh không một ngôi Nhà thờ, không môt ngôi Chùa…à đây chị nói chuyện
với anh này anh ấy đi nhiều…
CTV: Vâng xin chào anh, anh có thể cho biết tên,và những nhận xét của anh về tình hình tự do tôn giáo ở Sơn La không ạ?
-
(Tiếng trà lời của một thanh niên): Xin chị cho phép không nêu tên,
tình hình trên này phức tạp và nguy hiểm lắm… cách đây mấy hôm nhà của
một giáo dân đã bị ném đá vỡ bảng hiệu và hỏng cửa cả đêm. Khi nào
trước nhà cũng có cả chục người canh giữ, dòm ngó và gây phức tạp khó
khăn cho công việc làm ăn.
Tôi là người dưới xuôi lên hiện đang
làm quản lý tại một đơn vị nhỏ ờ công trường thuỷ điện Sơn La cách đây
khoảng 40 ki lô mét, mặc dù trên đó không làm căng thẳng như ở TP Sơn
La này… Nhưng nói chung theo tôi ở Sơn La không có tự do Tôn giáo,
thậm chí còn bị đàn áp và phân biệt đối xử rất ghê gớm, tôi đi nhiều
chẳng thấy có nhà thờ nào cả… Xem trên bản đồ Giáo Phận Hưng Hoá thì ở
3 tỉnh: Sơn La, Lai Châu và Điện Biên không có vẽ bất kỳ một Nhà thờ
nào. Tôi có quen một số gia đình Công giáo tại huyện Mai Sơn, họ cho
biết ở đây cùng có khoảng một ngàn giáo dân trong đó có rất nhiều bà
con dân tộc thiểu số, nhưng đề nghị và cả đấu tranh mãi người ta mới
tạm để yên cho bà con tập trung đến cầu nguyện tại môt kho chứa ngô do
một doanh nhân hảo tâm hiến cho cộng đồng. Tuy thế sáng nay khi dân đến
cầu nguyện, hàng loạt công an vòng trong vòng ngoài đứng canh giữ.
Tôi
đi đã nhiều nơi Nam, Trung và Bắc đều có, nhưng chưa thấy nơi nào như
Sơn La, ở đây người ta như một ốc đảo, một vùng trắng về tôn giáo. Họ
để cho các tệ nạn, hủ tục mặc sức hoành hành bà con.
Năm ngoái, ở
Mường La giáo dân người dân tộc ở trên núi cách thị trấn hơn 40 km
đường rừng lặn lội xuống để mừng Noel, công an đã đuổi họ về cả đêm bắt
đi ngược lên núi. Dã man quá, trời rét mướt cóng cả người mà chúng
chẳng thương ai.
CTV: Vâng xin cảm ơn anh.Bây giờ xin được trở lại chỗ các anh, tình hình ở đó thế nào ạ?
(Máy
điện thoại bị ngắt, không rõ lý do vì sao… ít phút sau có tín hiệu gọi
đến máy của CTV nhưng là số máy khác). Tiếng một chị phụ nữ ở đầu dây:
Chào chị, em đang ở đây với môt số anh chị em nữa, chị ơi trên này
chúng em khổ lắm chị ạ, cả năm mới có một ngày NOEL, chúng em tập trung
ở nhà giáo dân để cầu nguyện mừng Noel nhưng chính quyền không cho chị
ạ …(người phụ nữ nói trong nghẹn ngào) cả nước, cả thế giới người ta
tưng bừng mừng lễ mà ở đây thì…
(Im lặng hơn một phút. đầu dây bên kia có tiếng đàn ông)
-
Chào chị PV, tôi xin nói thêm với chị là địa điểm dự kiến cầu nguyện và
làm lễ là nhà riêng của một giáo dân, chúng tôi đã trang hoàng từ
trước, có cây thông và ngôi sao rất lớn. Nhưng cách đây một hai ngày
chính quyền cho căng tấm biển "Nhà văn hóa khu dân cư số 4" ở đầu ngõ,
rồi huy động rất đông người bộ dạng rất giống với đám "quần chúng tự
phát" đến đập phá Giáo xứ Thái Hà và Toà Khâm sứ Hà Nội hôm nào trong
đó rõ nhất là Chủ tịch Phường Quyết Thắng, tên là Thuận cầm đầu.
Chúng
tôi tập trung cầu nguyện mấy chục người, Phường đưa dân quân đến vây
kín bảo là “nội bất xuất, ngoại bất nhập” và canh giữ.
Tối hôm
qua, khoảng 11 giờ đêm chúng tôi thấy có một vài người đi ngang qua ngõ
phố, họ định đi vào thì bị đám "quần chúng" kia giữ lại, chúng tôi đứng
cách đó chừng vài chục bước nên nghe rất rõ tiếng 2 bên tranh cãi: "Mấy anh kia đi đâu?" Trả lời: "Chúng
tôi là khách du lịch, cả TP chả thấy đâu có cây thông NOEL, thấy đây có
cây thông đẹp thì vào tham quan. Các ông là ai mà chặn đường chúng tôi?". Nhưng một người rất hách dịch: "Không được, đây đang có sự cố, các anh không được vào!" Tiếng đáp lại rắn rỏi :"Tại sao không được vào? Các ông là ai? Căn cứ vào đâu mà các ông không cho chúng tôi vào?". Có tiếng quát "Tôi
là Thuận, chủ tịch phường Quyết Thắng, bây giờ là giờ giới nghiêm, yêu
cầu các anh xuất trình giấy tờ, mời các anh về trụ sở làm việc". Tiếng đáp lại: “Anh
là ai thì cũng không có quyền đó, chính quyền làm việc thì phải có bàn,
có đèn đảm bảo ánh sáng, muốn cấm phải có biển chứ không phải từ trong
bóng tối một nhóm người xông ra chặn đường hô rằng tôi là chủ tịch. Nếu
con nghiện chặn đường tôi nói rằng nó là Chủ tịch nước, yêu cầu giấy tờ
và về trụ sở tôi cũng phải đi à”? Tiếng một người: “Tôi là tổ
trưởng khu dân phố, ở đây là nhà văn hoá khu dân cư, anh không được
vào, bây giờ đã là giờ giới nghiêm, 11 giờ rồi, ai về nhà nấy”.
Mấy người kia không chịu "Ông có biết ai mới có quyền ra lệnh giới nghiêm không?" ông Chủ tịch phường nói "Ở đây là tổ 4 – Tổ dân phố phường tôi qui định như thế đấy".
Họ cãi nhau giằng co mãi, nhưng cả đám đến doạ mấy người kia và ngăn họ
nhất định không cho vào đến chỗ chúng tôi mà không nói rõ lý do gì.
CTV: Thế các anh chị có biết mấy người đó là ai không?
Trả
lời: Chúng tôi đoán họ là người công giáo, nhưng tình hình quá căng
thẳng và người của chính quyền quá đông nên chúng tôi chẳng ai dám lên
tiếng. Với lại chúng nó thường chơi trò bẩn là gây khó khăn cho chũng
tôi khi làm ăn sinh sống để áp lực chúng tôi bỏ đạo.
CTV : Tình hình ngày hôm nay thì sao thưa anh?
-
Đến giờ này chính quyền vẫn còn dùng rất nhiều lực lượng, thay ca nhau
phong toả lối ngõ vào địa điểm nói trên , nên các cha không thể vào làm
lễ được chị ạ.
CTV: Xin cảm ơn các anh chị, cầu xin Chúa Hài đồng
xuống sẽ đổ nhiều Hồng Ân cho cộng đồng dân Chúa Sơn La, soi sáng cho
những nhà cầm quyền ở đây nhận biết được những hành động của mình là
tội ác, là vi phạm pháp luật để họ tôn trọng người dân hơn.
(Ghi
chú: Khi bài này được viết xong thì đã là ngày 27/12/2008. Kiểm tra lại
ở Sơn La, trước cửa nhà giáo dân vẫn còn một nhóm công an, dân phố 7-8
người ngồi canh giữ).
Hà Nội, Ngày 27/12/2008
Đông Du