Thứ Ba, 2024-12-24, 8:52 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Hai » 29 » An ninh quốc gia?
11:17 AM
An ninh quốc gia?



Trần Khải



Một dấu hiệu thấy rõ rằng nhà nước CSVN đang tập trung chú ý của người dân vào tầm quan trọng giữ gìn an ninh quốc gia, một chủ điểm thực ra trước giờ đảng và nhà nước CSVN vẫn luôn luôn lấy làm cớ để xiết gọng kềm với tất cả các quyền dân sự. Chế độ hiện tại là một chế độ độc đảng, phong trào dân chủ thực lực vẫn đang yếu, không một tiếng nói trái luồng nào lên được các cơ quan truyền thông chính thức tại quốc nội… vậy thì tại sao lại nhấn mạnh vấn đề an ninh quốc gia như thế, vào lúc này?
 
Hay, có phải nêu cao an ninh quốc gia chỉ là để gây căng thẳng nội bộ, đe nẹt trước các tiếng nói nội bộ có thể làm dao động lòng người? Thật cũng khó đoán như thế, bởi vì nội bộ đảng CSVN vẫn chưa thấy hiển lộ một tiếng nói dân chủ nào có tầm vóc lớn như thời ông Trần Độ chính thức lên tiếng đòi cởi mở. Hay, có phải vì quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam đã căng thẳng hơn? Có vẻ như không phải thế, về mặt ngoài, bởi vì các cột mốc biên giới quy định trong hiệp điện biên giới đã cắm xong, và quan hệ kinh tế thân tình như dường keo sơn hơn mức có thể hình dung.
 
Nhưng đúng là nhà nước CSVN đang xiết kỹ hơn về an ninh. Bản tin nhan đề “Áp dụng chế độ bảo vệ chặt chẽ đối với công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia” đăng trên trang web CP cho thấy nhà nước đang thành lập một lực lượng thân tín hơn cả công an và quân đội. Nghĩa là, một đơn vị tuyển lựa từ  công an và quân đội. Nói ngắn gọn, có vẻ như đảng CSVN và nhà nước không hoàn toàn tin cậy vào công an và quân đội, hai lưc lượng trước giờ vẫn bày tỏ lòng trung thành tuyệt đối với nhà nước Hà Nội. Bản tin nhà nước viết, trích:
 
  “Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 126/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia (CTANQG) về xác lập công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia; lực lượng bảo vệ, nội dung bảo vệ CTANQG và trách nhiệm của các cấp, các cơ quan liên quan trong việc bảo vệ CTANQG… (…)
 
…Các cơ quan có thẩm quyền phải giám sát việc thực hiện các nội dung về bảo đảm an ninh, an toàn cho CTANQG  trong quá trình quy hoạch, thiết kế, xây dựng. Trường hợp có sự thay đổi về quy hoạch, thiết kế hoặc cải tạo nâng cấp công trình thì phải có đề án cụ thể của thủ trưởng cơ quan chủ quản công trình và phải được phép của Bộ trưởng Bộ Công an hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (đối với các CTANQG do Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý).
 
Trong phạm vi hành lang bảo vệ CTANQG, tuyệt đối nghiêm cấm: Xây dựng nhà ở, công trình kinh tế, dân sinh; sử dụng lửa, vật liệu nổ, thiết bị, các vật liệu dễ gây cháy, gây nổ, vật thể bay mang lửa; canh tác nông, lâm, ngư nghiệp trong phạm vi 500 mét tính từ chân CTANQG; thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản; săn bắn, nổ mìn; neo đậu các phương tiện vận chuyển.
 
Trong phạm vi hành lang bảo vệ CTANQG được phép xây dựng: các công trình phục vụ trực tiếp các hoạt động của CTANQG (hạ tầng giao thông vừa và nhỏ, phục vụ phòng, chống cháy nổ, cứu nạn, cứu hộ); các công trình thủy nông vừa và nhỏ.
 
Thực hiện ưu đãi đối với lực lượng bảo vệ CTANQG
 
Lực lượng bảo vệ CTANQG do Bộ trưởng Bộ Công an hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thành lập (tùy thuộc vào CTANQG do Bộ đó trực tiếp quản lý)…”
(hết trích)
 
 Điều nhận xét đầu tiên cho thấy, lực lượng mới này sẽ thuộc Bộ Công An, hoặc thuộc Bộ Quốc Phòng, tùy trường hợp. Có nghĩa là chế độ Hà Nội không hoàn toàn tin vào công an, hay quân đội, mà sẽ tạo ra lực lượng mới được tuyển lựa từ hai bộ này để có thể theo dõi lẫn nhau, ghìm chân nhau, và theo dõi chính cả hai cơ quan chủ quản đó.
 
Một điểm có thể chú ý thêm, rằng bản văn quy định là các sinh hoạt mưu sinh như “xây dựng nhà ở, công trình kinh tế, dân sinh; (…) canh tác nông, lâm, ngư nghiệp trong phạm vi 500 mét tính từ chân CTANQG.”  Đây là điểm cần suy nghĩ, bởi vì với cớ này, nhà nước có thể quậy phá bất kỳ người hoạt động dân chủ nào. Thí dụ, chung quanh Lăng ông Hồ trong vòng 500 mét, tất nhiên là không ai làm nhà ở hay nghề nghiệp đời thường nào khác. Nhưng, vậy rồi các trạm biến điện, các nhà máy nước, các trạm phát sóng vô tuyến, các tháp ăng-ten nối mạng cho vệ tinh thì sao?
 
Một bản tin trên thông tấn nhà nước ICTnews hôm 22/12/2008 đã cho thấy phần nào về quan ngại này. Bản tin nhan đề “Khởi tố 2 bị can phá hoại BTS của Viettel” cho thấy rằng các “công trình phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia” rất là gần với nhà ở, nơi làm việc của dân chúng. Và thậm chí, gần tới mức người dân có thể múc xô nước và hắt vào công trình này; nghĩa là công trình không hề xa quá 500 mét như quy định. Bản tin ICT viết, trích:
 
 
“Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của một bộ phận quần chúng về sóng điện từ, ngày 17/9/2008 một số đối tượng đã kích động đập phá làm hư hỏng trạm BTS của Viettel tại TP. Hải Phòng.
 
Cơ quan Điều tra hình sự của Bộ quốc phòng đã có quyết định khởi tố vụ án “Phá huỷ công trình phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia”.
 
Cơ quan Điều tra hình sự cũng đã có Quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam bị can Nguyễn Văn Hướng sinh năm 1952 tại Quang Phục - Tiên Lãng - Hải Phòng từ ngày 26/11/2008 đã có hành vi hô hào kích động các đối tượng đập phá và trực tiếp dùng xô nước hắt vào trạm phát sóng (BTS HPG 074) của Viettel Hải phòng, làm hỏng các thiết bị của trạm và quyết định khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Thiết sinh năm 1984 từ ngày 9/12/2008, có hộ khẩu thường trú tại thôn Bình Huệ - Quang Phục - Tiên Lãng - Hải Phòng đã có hành vi dùng các xô đựng đầy nước đưa cho các đối tượng khác hắt, đổ vào thiết bị của trạm BTS  (HPG 074)  của Viettel làm hỏng các thiết bị của trạm.
 
Hành vi của Nguyễn Văn Hướng và Nguyễn Thị Thiết đã phạm vào tội phá huỷ công trình quan trọng về an ninh quốc gia. Với mức án được quy định tại điều 231- khoản 1 Bộ Luật Hình sự là từ 3 cho tới 12 năm tù. Hiện cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ của các bị can để đưa ra xử lý trước pháp luật.
 
Đây là bài học cảnh tỉnh cho các đối tượng đã và đang có các hành vi lợi dụng sự thiếu hiểu biết của một bộ phận quần chúng nhân dân để  kích động hô hào tham gia ngăn chặn việc lắp đặt hoặc có hành vi manh động đập phá và cắt điện hoạt động của các trạm phát sóng (BTS) tại một số địa phương…”
(hết trích)
 
Hãy hình dung rằng, công an gắn một trạm mang dây và cần ăng-ten thu/phát sóng vệ tinh tới đầu xóm nhà của các dân oan tỉnh Kiên Giang, nơi đã biểu tình chống giải tỏa để đòi giữ đất… Như thế, trong vòng 500 mét là phải ủi sạch cho trống. Hay, như bản tin trên cho thấy, công an có thể dựng các trạm sóng Viettel kế bên nhà những người hoạt động dân chủ gần tới mức có thể múc xô nước tạt vào, chứ không cần làm xa cả 500 mét.   Và sau đó có cớ cho công an ngồi ngay ở cửa nhà để theo dõi rất là tiện lợi…
 
Nhưng một suy nghĩ nữa, vì sao nhà nước Hà Nội thành lập cơ quan mới, được tuyển nhân sự từ công an và quốc phòng, và sẽ tùy nơi tùy việc là thuộc chủ quản của công an hay quốc phòng? Có phải, chế độ không hoàn toàn tin tưởng vào hai bộ máy an ninh này, nên cần tuyển lại, riêng cho đơn vị tân lập?



Bài do tác giả gởi. DCVOnline biên tập và minh hoạ.
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 764 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 20
Khách: 20
Thành Viên: 0