PGSTS Vladimir M. Mazyrin Viết riêng cho BBC từ Hội thảo VNH3
|
|
|
GSTS Mazyrin thuộc nhóm khoa học gia được chủ tịch nước Việt Nam gặp riêng |
Khi tìm hiểu những phát sinh từ chính sách đổi mới thì, về mặt đối nội, ta thấy các suy yếu và khủng hoảng của cơ chế kinh
tế kế hoạch hành chính ở Việt Nam.
Khủng hoảng này lan ra càng lúc càng sâu rộng sau ngày chiến tranh kết thúc và đất nước thống nhất.
Cục diện thay đổi
Thêm vào đó, chế độ thị trường kiểu tư bản chủ nghĩa đã hình thành tại miền Nam lâu năm, lại dần trở thành động cơ cải
cách ở miền Bắc.
Một số nhân tố đối ngoại cũng ảnh hưởng, khuyến khích Việt Nam đi tìm con đường phát triển riêng cho mình.
Cuối những năm 1970, Trung Quốc biểu dương thành quả đầu tiên từ việc thực hiện cải cách kinh tế.
Trong 10 năm sau đó, hệ thống chủ nghĩa xã hội tan rã khiến cho Việt Nam mất hết đồng minh chiến lược.
Chiến tranh lạnh kết thúc kéo theo toàn cầu hóa tăng thêm nhu cầu hội nhập quốc tế đối với kinh tế Việt Nam.
|
Mô hình lai ghép Chính sách đổi mới của Việt Nam liệu có phải là hệ thống lai ghép hay hội tụ (convergence) giữa chủ nghĩa xã hội kiểu
Xô Viết trước đây và chủ nghĩa tư bản kiểu Đông Á tại Việt Nam hiện nay?
TS Mazyrin
|
Chiến lược và sách lược (mô hình) phát triển của Việt Nam
Tuy Việt Nam xây dựng nền kinh tế thị trường “định hướng xã hội chủ nghĩa”, nhưng mô hình này cũng theo những qui luật chung
đối với các nước chuyển đổi.
Nội dung cải cách kinh tế bao gồm tự do hóa kinh tế và biến đổi sở hữu toàn dân.
Việt Nam công nhận kinh tế nhiều thành phần, bắt đầu bình ổn kinh tế, xây dựng thể chế mới về chất, quản lý sản xuất và lưu
chuyển hàng hóa bằng phương pháp thị trường.
Chính sách tín dụng và tiền tệ đóng vai trò đòn bẩy chủ đạo, điều khiển kinh tế vĩ mô.
Chiến lược kinh tế đã được hình thành, hướng vào mục đích lâu dài, giải quyết những vấn đề qui mô lớn, tính đến các đặc tính
nội địa một cách linh hoạt, sử dụng những ưu tiên so sánh và nhân tố phát triển.
Cải tổ tại Việt Nam cũng giống ở các nước chuyển đổi khắc về một số mặt nữa.
Tương đồng và riêng biệt
Đây
là quá trình hòa nhập vào kinh tế toàn cầu; với tốc độ khá cao nhằm
đẩy mạnh tiến triển hiện đại hóa, phân công lao động quốc tế, các nước
này thu hút tích cực công nghệ tiên tiến từ khắp thế giới, nhờ đó sau
khi giải quyết về cơ bản những vấn đề đã nêu thì bước lên kinh tế kiến
thức.
Đồng thời với những nét tổng thể nêu trên, Việt Nam có mấy đặc điểm bất thường của thời kỳ quá độ.
Theo
vài học giả, Đảng cộng sản Việt Nam đi tìm con đường phát triển “thứ
ba”, biểu hiện trong việc hình thành chế độ lưỡng thể, thông qua hỗn
hợp giữa các bộ phận và truyền thống của hai chế độ thuộc vào chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản.
|
Khó khăn
Việt
Nam chưa xây dựng xong các cơ chế thị trường; thành phần tư bản chủ
nghĩa phát triển đột xuất, không đồng đều, từ dưới lên, không đồng
đều giữa các vùng lãnh thổ; vẫn còn nhiều trở ngại nghiêm trọng,
làm chậm lại tiến độ cải tổ, không cho nó mang tính hệ thống
GSTS Mazyrin
|
Hiện tượng này được nảy sinh do vài lý do khách quan.
Hai chế độ xã hội đối lập nhau đã cùng tồn tại trong một đất nước suốt thời gian khá dài (vào những năm 1945-1975).
Tư bản và cộng sản
Cộng đồng Việt kiều ở các nước phát triển tác động mạnh mẽ đến quê hương sau giải phóng.
Những ưu tiên của chế độ tư bản chủ nghĩa đang được sử dụng trong thực tiễn đời sống kết hợp với nguyên tác và tư tưởng xã
hội chủ nghĩa.
Nói đến điểm bất thường, nên nhấn mạnh vao trò của Đảng và nhà nước dẫn đầu quá trình đổi mới và tiếp tục kiểm soát đời
sống xã hội.
Các chính sách điều khiển vĩ mô hướng vào giảm nhẹ khó khăn của giai đoạn chuyển đổi, đề phòng kinh tế không bị giảm sút
sâu rộng và lâu dài, bảo đảm tăng trưởng bền vững nhằm nâng cao mức sống và thu nhập người dân.
Chính phủ Việt Nam cố gắng hòa giải công bằng và đoàn kết xã hội với tăng trưởng kinh tế thật nhanh nhưng đây là mẫu thuẫn
khó được giải quyết.
Nếu đi tìm nguồn gốc của mô hình Việt Nam thì ta có thể thấy vài hình mẫu trong khu vực.
Trung Quốc và Đông Á
Đổi mới ở Việt Nam dựa nhiều vào kinh nghiệm và tiếp thu nhiều nội dung cơ bản của cải cách thị trường tại Trung Quốc.
Những đặc tính đó được bổ sung bằng một vài cơ chế tiêu biểu cho các nước công nghiệp hóa mới tại Đông Á (NIS).
|
Con đường thứ ba Việt Nam đi tìm con đường phát triển “thứ ba”, biểu hiện trong việc hình thành chế độ lưỡng thể, thông qua hỗn hợp giữa
các bộ phận và truyền thống của hai chế độ thuộc vào chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản
|
Đuổi kịp và đạt đến trình độ phát triển của các nước này trở thành động cơ đẩy kinh tế Việt Nam tiến lên.
Đồng thời chính sách đổi mới khác biệt rõ nét với thực tiễn của các đồng minh thời trước bên Đông Âu và Nga.
Trước hết chuyển đổi cơ chế kinh tế chính trị cũ mang tính tuần tự, ôn hòa đồng nghĩa với tiến hóa chứ không phải là cấp
tiến, triệt để như trong quá trình cách mạng.
Mâu thuẫn của “chủ nghĩa xã hội thị trường”
Một vài nhiệm vụ quan trọng trong nội dung kinh tế chưa được giải quyết sau hai thập niên thực hiện chính sách đổi mới tại
Việt Nam.
Nói cụ thể thì chưa xây dựng xong các cơ chế thị trường.
Thành phần tư bản chủ nghĩa phát triển đột xuất, không đồng đều, từ dưới lên, do vậy mức phát triển chín muồi có khác
nhau giữa các vùng lãnh thổ.
Vẫn còn nhiều trở ngại nghiêm trọng, làm chậm lại tiến độ cải tổ, không cho nó mang tính hệ thống.
Đó là sự phức tạp khách quan vì các nước chuyển đổi, đặc biệt Việt Nam, cần đủ thời gian để xây dựng nền kinh tế cạnh tranh.
Hành chính và ý thức hệ
Các nhân tố chủ quan như ý thức hệ cũng ảnh hưởng vào, ngăn cản quá trình hình thành cơ chế thị trường, không cho sử dụng
sở hữu tư nhân một cách hiệu quả.
Bộ máy hành chính quản lý kém hiệu lực dễ thấy qua tham nhũng lan rộng, lợi ích nhóm tập đoàn xuyên tạc và chiếm lĩnh chính
sách nhà nước.
Còn thêm ảnh hưởng tiêu cực của hội nhập quốc tế mà chính quyền Việt Nam chưa đánh giá hết mức.
Biến đổi sâu rộng của cơ chế kinh tế mang lại không ít hậu quả trong lĩnh vực xã hội.
Đó là phân hóa xã hội, khó khăn trong tiếp cận ưu tiên thị trường và không bình đẳng giữa các tầng lớp nhân dân.
Tình hình này tăng rủi ro bất ổn xã hội, nảy sinh bất mãn và phản đối chính trị.
Phát triển không đều
Khu vực kinh tế tư bản nhà nước đang vươn lên mạnh mẽ nhờ doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ còn yếu, chịu nhiều áp lực.
Cơ cấu và cân bằng xã hội biến đổi không thuận lợi đối với giới lao động, vị trí của tằng lớp trên được củng cố.
Thành phần xã hội trong nội bộ Đảng và bộ máy quản lý cũng thay đổi, kéo theo ưa thích mới trong chính sách nhà nước như ủng
hộ giới trung lưu cả thượng lựu nữa.
Thực tế đổi mới cho thấy Việt Nam đang dựa vào lý thuyết tân truyền thống được phổ biến khá rộng tại Đông Á.
Theo đó nhà nước phải bảo vệ các giá trị đạo đức và giữ nguyên tính đồng nhất của văn hóa dân tộc, trong khi xây dựng kinh
tế hiện đại và hòa nhập quốc tế.
Thử phân loại chế độ mới tại Việt Nam về mặt lý luận
Chế độ mới có cơ sở nghiệp đoàn (cái gọi corporatist basis) bao trùm cả nhà nước, nền kinh tế và đời sống xã hội.
Trong chế độ này, tự do hóa lĩnh vực chính trị thường không đi kèm với cải cách kinh tế thị trường, vẫn giữ lại những mâu
thuẫn khách quan nội bộ.
Đồng thời, chính sách đổi mới của Việt Nam cũng không tuân theo tiêu chuẩn và hướng dẫn của phương Tây (cái gọi là Washington
consensus), nhờ ảnh hưởng của truyền thống lâu đời và mâu thuẫn khách quan tích lũy trong xã họi chuyển đổi.
Từ phân tích nêu trên, phải thừa nhận tính chất lâu dài và khó nhọc của quá trình xây dựng kinh tế thi trường thay cho chế
độ quan liêu bao cấp.
Chính sách đổi mới ban đầu hướng tới bình ổn kinh tế và cải thiện chừng nào đó xã hội Việt Nam nhưng cuối cùng đã thay đổi
cả đường lối phát triển của đất nước.
Nó đã củng cố cơ chế và giới xã hội dựa vào nhân tố thị trường, đẩy mạnh phương thức kinh doanh mới.
Hệ thống lai ghép?
Quá trình này liệu có phản ánh sự nảy sinh một hệ thống lai ghép hay hội tụ (gọi là convergence) giữa chủ nghĩa xã hội kiểu
Xô Viết trước đây và chủ nghĩa tư bản kiểu Đông Á tại Việt Nam hiện nay?
Nếu có thật như vậy thì khó mà dự đoán hệ thống này sẽ tiến triển như thế nào.
PGSTS
Vladimir Mazyrin là chuyên gia về lịch sử và kinh tế Viêt Nam, hiện
đang là đồng giám đốc (co-chair) Trung tâm nghiên cứu các nước Đông
Nam Á và Thái Bình Dương, Đại học quốc gia Moscow, Nga. Đây là
bài tóm lược giới thiệu báo cáo của ông Mazyrin tại Hội thảo
quốc tế về Việt Nam học lần 3, tổ chức tại Hà Nội trong các
ngày 5-7.12.2008.
|