Thiện Giao, phóng viên RFA
2008-12-29
Liên
tiếp nhiều vụ phạm pháp của người Việt Nam đi công tác hoặc làm việc
tại nước ngoài đã làm tối tăm hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế. Từ
Nhật Bản, đến châu Úc , đến Nam Phi, hàng loạt những vụ phạm pháp đã
khiến báo chí Việt Nam bắt đầu lên tiếng, đặt vấn đề về “thể diện quốc
gia.”
Photo VN-Express
Bà
Vũ Mộc Anh, bí thư thứ nhất của Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi, đang
trao đổi với các tay buôn sừng tê giác ngay trước cổng Tòa đại sứ Việt
Nam.
Photo courtesy of VNExpress
Tháng 11 năm 2008, báo chí bắt đầu nói đến trường hợp Bí Thư Thứ
Nhất Toà Đại Sứ Việt Nam tại Nam Phi buôn lậu sừng tê giác.
Sang tháng 12, báo chí Nhật Bản đưa tin một phi công của Vietnam
Airlines chuyển hàng đánh cắp từ Nhật về Việt Nam. Khoảng 50 người, vừa là phi
công vừa là tiếp viên của hãng hàng không quốc doanh Vietnam Airlines cũng bị
đưa tin là dính dáng vào dịch vụ loại này.
Báo chí Nhật Bản đưa tin một phi công của Vietnam
Airlines chuyển hàng đánh cắp từ Nhật về Việt Nam. Khoảng 50 người, vừa là phi
công vừa là tiếp viên của hãng hàng không quốc doanh Vietnam Airlines cũng bị
đưa tin là dính dáng vào dịch vụ loại này.
Hồi tháng Bảy cùng năm, một tiếp viên hàng không của hãng này bị bắt
khi vận chuyển bất hợp pháp hơn 330,000 Euro từ Ðức về Việt Nam.
Hồi đầu năm, một phi công khác cũng của Vietnam Airlines bị bắt giữ
ở phi trường Sydney, Úc, vì vận chuyển một số tiền lớn ra khỏi nước này, và
liên can đến một số đường dây rửa tiền và buôn bán ma túy.
Gần đây nhất, và vẫn còn âm ỉ chưa có hồi kết, là vụ một quan chức
của Thành Phố Hồ Chí Minh bị cáo buộc nhận hối lộ lên đến nhiều triệu Mỹ kim từ
các viên chức công ty PCI của Nhật Bản.
Thể
diện quốc gia đã được nhắc đến từ lâu
Những vụ phạm pháp, mà người vi phạm là những đại diện chính thức
của Việt Nam ở nước ngoài, hay quan chức Việt Nam trong nước, hay nhân viên
chuyên môn của các công ty nhà nước, đã khiến báo chí Việt Nam bắt đầu lên tiếng.
Chẳng hạn, tờ Lao Động, ngày 19 tháng 12 có bài viết “Thể Diện Quốc Gia,” với
câu mở đầu, rằng “Thể Diện Quốc Gia đang bị coi thường và xâm hại.”
Tờ Lao Động, ngày 19 tháng 12 có bài viết “Thể Diện Quốc Gia,” với
câu mở đầu, rằng “Thể Diện Quốc Gia đang bị coi thường và xâm hại.”
Một nhà báo Việt Nam, yêu cầu không nêu tên, cho rằng đặt vấn đề
thể diện quốc gia như vậy là “đúng, nhưng khá trễ.” Anh đặt câu hỏi: đâu là
nguyên do của tất cả vấn đề.
“Tiếc là cho đến giờ phút này, chuyện tuyển chọn, đặt để cá nhân
tham gia vào công việc có tính chất đại diện cho quốc gia, dân tộc, vẫn xem phẩm
chất chính trị là hàng đầu. Thậm chí, cho đến giờ phút này, nếu không có phẩm
chất chính trị đủ để Đảng và Nhà Nước tin cậy, vẫn khó có thể đảm đương những
nhiệm vụ bình thường, như chủ tịch xã, chủ tịch phường.”
“Phẩm
chất đạo đức vẫn được xem đồng nghĩa với phẩm chất chính trị.”
Thể diện quốc gia không phải đến bây giờ mới được nêu ra. Báo chí
Việt Nam đã nhiều lần trong quá khứ nhắc đến điều này. Nhà báo ẩn danh cho rằng
cách đặt vấn đề thì đúng, nhưng “vấn đề sẽ không được giải quyết toàn diện nếu
không nêu được căn nguyên.” Anh nói, tại Việt Nam hiện nay, “phẩm chất đạo đức
hiện nay vẫn được xem đồng nghĩa với phẩm chất chính trị.”
Một người Việt Nam, ông Đỗ Thông Minh, sống tại Nhật Bản từ nhiều
thập kỷ nay, cho rằng vụ chuyển hàng ăn cắp mà báo chí Nhật Bản nêu ra là điều
đáng buồn vì liên quan đến danh dự.
“Đây là điều đáng buồn, liên quan đến danh dự của người Việt Nam.
Thật ra, điều này đã xảy ra từ lâu rồi. Tiếp viên Hàng Không Việt Nam không chỉ
mang đồ ăn cắp về Việt Nam, mà còn mang đồ ăn từ Việt Nam sang nữa.”
....Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm
và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi
đâu chúng ta cũng được kính trọng.”
Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt
Vụ ăn cắp và vận chuyển hàng ăn cắp, theo báo chí Nhật Bản,
liên quan đến một đường dây lên đến 85 người. Trong số này, nhiều người là “tu
nghiệp sinh.” Ông Đỗ Thông Minh phân tích, rằng “tu nghiệp sinh” là một cách “vận
dụng” chữ nghĩa của các công ty Nhật Bản. Về bản chất, tu nghiệp sinh chính là
lao động xuất khẩu theo cách nói của người Việt Nam.
“Trong vụ này, có 2 người đang bị xử. Hai người này đi lao động. Họ
nói lương của họ ít quá. Lương của họ là 700 Mỹ kim nhưng họ phải gởi về Việt
Nam 500 Mỹ kim để trả nợ tiền ký quỹ lúc ra đi. Còn có 200, họ nói sống không đủ
nên phải đi ăn cắp”
Khi nhắc đến khái niệm “thể diện quốc gia,” có lẽ nhiều người còn
nhớ là gần đây một lãnh đạo tinh thần của một tôn giáo ở Hà Nội đã từng lên tiếng
về điều này. Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, trong bài nói chuyện trước đại diện
Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội ngày 20 tháng Chín, năm 2008, nói rằng:
“Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi
cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ,
chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái
hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ
cũng thế.
Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm
và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi
đâu chúng ta cũng được kính trọng.”
Lời phát biểu vừa rồi, vào thời điểm tháng Chín vừa qua, đã bị rất
nhiều cơ quan truyền thông Việt Nam cắt ngắn, rằng Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt
“cảm thấy nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam.”
Và tiếp sau đó là cả một chiến dịch bôi nhọ, dựa trên lời phát biểu
đã được cắt xén này. Để rồi đến bây giờ, cũng phải nói đến ‘thể diện quốc
gia.’
|